Badden

New Member
MSN đang giảm 3 điểm, tại sao lại bị bán và bị đè xuống. Có thể là kết quả kinh doanh quý 2 không tốt đẹp?

Dù sao đầu tư cùng MSN tốt đó chứ tại sao khi có giá tốt vậy không tranh thủ gom một ít hàng.

Những công ty liên kết của MSN làm ăn rất tốt, không phải lo lắng. Cơ hội để nắm MSN giá rẻ bất ngờ.

Để rồi không có cơ hội để có giá này đâu.

Chúc nhà đầu tư thành công.
 
Kantar Worldpanel: Nhãn hàng Masan được người Việt ưa chuộng nhiều nhất

Theo nghiên cứu mới nhất về các nhãn hiệu hàng tiêu dùng nhanh được lựa chọn nhiều nhất do Kantar Worldpanel thực hiện, các nhãn hàng của Masan xếp hạng 1 ở thị trường nông thôn và hạng 2 ở thị trường thành thị trong danh sách các nhãn hàng thực phẩm được người Việt lựa chọn nhiều nhất.

Cụ thể, nghiên cứu mới nhất về các nhãn hiệu hàng tiêu dùng nhanh được lựa chọn nhiều nhất do Kantar Worldpanel thực hiện đã xếp các nhãn hàng của Masan Consumer, một công ty con của Tập đoàn Masan, ở vị trí số 1 và số 2 lần lượt ở thị trường nông thôn và thành thị trong ngành hàng thực phẩm ở Việt Nam. Dân số ở nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước (Nguồn: Tổng cục thống kê).



Kantar Worldpanel là tổ chức hàng đầu thế giới về nghiên cứu thị trường dựa trên chương trình nghiên cứu hành vi người tiêu dùng. Kantar Worldpanel là một tổ chức thuộc Kantar Group, một công ty con thuộc sở hữu 100% của WPP Group.

Theo báo cáo của Kantar, Masan có ba nhãn hàng lọt vào bảng xếp hạng top 10 các sản phẩm thực phẩm ở thị trường nông thôn, trong khi trong bảng xếp hạng top 10 của thị trường thành thị gồm bốn thành phố lớn, Masan có hai thương hiệu.



Nước mắm Nam Ngư của Masan là nhãn hàng thực phẩm được lựa chọn nhiều nhất ở thị trường nông thôn khi được người tiêu dùng nông thôn lựa chọn 164 triệu lần. Ở hạng mục khảo sát cho thị trường thành thị, nhãn hiệu nước mắm Nam Ngư của Masan chiếm vị trí thứ hai với 16 triệu lượt mua. Ba nhãn hàng của Masan gồm Nam Ngư, Kokomi và Tam Thái Tử đạt được tổng cộng 276 triệu Điểm Tiếp cận Người tiêu dùng (Consumer Reach Point “CRP” - là một chỉ số đo lường tỷ lệ hộ mua (bao nhiêu gia đình chọn mua một thương hiệu) và tần suất mua (số lần chọn mua thương hiệu đó)), chiếm 36% trên tổng số điểm CRPs mà toàn bộ các nhãn hàng thực phẩm đạt được ở thị trường nông thôn.



Trong ngành hàng đồ uống, Wake-Up Sài Gòn với công thức mới được tung ra thị trường vào năm ngoái đã nhận được sự chú ý đặc biệt vì tốc độ gia nhập nhanh chóng vào top 10 thương hiệu đồ uống hàng đầu tại Việt Nam sau khi mở rộng tầm bao phủ thêm 1.7 triệu hộ gia đình mới trong năm ngoái. Theo khảo sát này, Wake-Up Sài Gòn đã được các hộ gia đình nông thôn lựa chọn 18 triệu lần.



Trong bảng xếp hạng tổng thể của top 10 nhà sản xuất trên toàn bộ các ngành hàng tiêu dùng nhanh (ngoài thực phẩm và đồ uống, còn bao gồm ngành hàng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm và hàng gia dụng), Masan được xếp hạng thứ 2 ở thị trường nông thôn và thứ 3 ở thị trường thành thị. Mức độ thâm nhập của Masan đạt 95.6% trong đợt khảo sát bốn đô thị lớn và 97.8% ở thị trường nông thôn.



Bản báo cáo này cũng nhận xét rằng trong ngành hàng thực phẩm, các nhãn hàng trong nước có lợi thế hơn hẳn các nhãn hàng quốc tế. Báo cáo nêu ra rằng người tiêu dùng trong nước cảm giác vô cùng tự hào với các nhãn hàng địa phương mang tính di sản, đặc biệt trong ngành hàng thực phẩm, và các nhãn hàng địa phương cũng linh hoạt và nhạy bén hơn đối với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.
 

xuanmai_et

New Member
Muccccccccc không cần do dự, giá giảm cứ múc, hỗ trợ mạnh ở vùng giá 84. không phải lo về MSN.
 

cu_nhan_9x_tb

New Member
Kết quả quý đầu tiên năm 2014 của Masan: Câu chuyện thật

Kết quả quý đầu tiên (1/2014) của Masan (MSN) đạt doanh số bán hàng 2,715 tỷ đồng, tăng 77% so với quý 1/2013; lợi nhuận thuần 272 tỷ đồng, tăng 12%. Kết quả này quả thật rất ấn tượng, nhờ vào động lực mạnh mẽ từ đà tăng trưởng của các sản phẩm tiêu dùng mới được tung ra trên thị trường và doanh số từ mỏ Núi Pháo.

Nhưng đây không phải là câu chuyện thật. Khi “soi” kỹ hơn vào các báo cáo tài chính của Masan, một bức tranh hoàn toàn khác biệt sẽ hiện ra.



Hãy xem xét dòng tiền mà Tập đoàn Masan tạo ra, đồng thời luôn chú ý đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, hay EBITDA (Lợi nhuận trước lãi, thuế và khấu hao), cùng với chi phí vốn đầu tư.



Phần đầu của câu chuyện là sức tăng trưởng EBITDA cực lớn của Masan. EBITDA quý 1 năm 2014 đạt 385 tỷ đồng, một mức tăng trưởng choáng ngợp 339% so với quý 1 năm 2013. Mức EBITDA này phần lớn bắt nguồn từ mức lợi nhuận gộp tăng vọt trong mảng hàng tiêu dùng, cũng như sự đóng góp ban đầu từ mỏ Núi Pháo. Đáng lưu ý là mỏ Núi Pháo đã đạt được mức EBITDA dương trong quý đầu tiên đi vào hoạt động thương mại của mình.



Phần kia của câu chuyện là cách thức Masan xoay trở để hoàn thành giai đoạn đầu tư với chi phí rất lớn. Hai năm qua là thời gian Công ty tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Nhưng với sự vận hành thử nghiệm dự án Núi Pháo thành công, giai đoạn này đang đi đến hồi kết thúc, và Masan đang chuyển sang giai đoạn giai đoạn tạo ra doanh thu.



Mảng kinh doanh hàng tiêu dùng dù sao đi nữa cũng là một “cỗ máy” tạo ra dòng tiền một cách vững chắc. Dựa trên sức mạnh của các nhãn hàng của Masan, mảng kinh doanh hàng tiêu dùng không cần nhiều vốn đầu tư để mở rộng và thúc đẩy sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ. Giờ đây, khi chi phí đầu tư cho dự án Núi Pháo phần lớn đã hoàn thành, hầu hết dòng tiền gia tăng sẽ quay về với công ty thay vì được sử dụng hết vào các khoản đầu tư.



Masan có 7,242 tỷ đồng tiền mặt trên bảng cân đối tài sản của mình vào ngày 31/3/2014. Với quỹ tiền mặt sẵn tới sẽ tiếp tục tăng lên, câu hỏi chủ chốt hiện nay là - Masan sẽ làm gì với lượng tiền mặt này? Công ty sẽ trả cổ tức, hay sẽ làm các giao dịch M&A?



Có nhiều khả năng Masan đang có một quân bài chủ giấu trong tay áo. Vì vậy, thị trường sẽ háo hức đón xem liệu Masan có triển khai bất kỳ hoạt động M&A nào tiếp theo hay không.
 
Không đè trụ thì lấy gì thị trường giảm, đem msn ra trảm trước, rồi ngày mai lại xoay vòng, mang mã khác ra trảm, lại lấy MSN đỡ thị trường lại những chiêu bài mới của nhà cái.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top