daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vấn đề 1: Kinh nghiệm dạy ôn thi THPT quốc gia cho các đối tượng học sinh yếu và khá
giỏi.
THPT Phan Văn Hùng ............................................................................................................... 2
THPT Đại Ngãi .......................................................................................................................... 5
Vấn đề 2: Phân tích cấu trúc đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2017 (so sánh với đề
thi THPT quốc gia năm 2016).
THPT Lê Văn Tám..................................................................................................................... 8
THPT Mai Thanh Thế .............................................................................................................. 12
Vấn đề 3: Phương pháp giải các bài tập khó về Este- Hóa học 12.
THPT Kế Sách.......................................................................................................................... 14
THPT Lịch Hội Thượng........................................................................................................... 23
THPT Phú Tâm ........................................................................................................................ 30
Vấn đề 4: Kinh nghiệm giải các bài toán về Amin, Aminoaxit - Hóa học 12.
THPT Văn Ngọc Chính............................................................................................................ 35
THPT Trần Văn Bảy ................................................................................................................ 40
Vấn đề 5: Kinh nghiệm dạy nội dung bài tập Peptit - Hóa học 12.
THPT Thuận Hòa ..................................................................................................................... 47
THPT Huỳnh Hữu Nghĩa ......................................................................................................... 57
THPT Thiều Văn Chỏi ............................................................................................................. 67
Vấn đề 6: Sử dụng định luật bảo toàn electron trong giải các bài toán trắc nghiệm về kim
loại tác dụng HNO3, H2SO4 đặc.
THPT Hoàng Diệu.................................................................................................................... 70
THPT Mỹ Hương ..................................................................................................................... 79
THPT Tp Sóc Trăng................................................................................................................. 84
Vấn đề 7: Sử dụng phương pháp "quy đổi" để giải các bài toán trắc nghiệm Hóa học.
THPT Hoàng Diệu.................................................................................................................... 91
THCS THPT Khánh Hòa ......................................................................................................... 97
THPT An Thạnh 3.................................................................................................................. 104
Vấn đề 8: Sử dụng phương pháp đồ thị trong giải trắc nghiệm Hóa học.
THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai.................................................................................. 112
THPT Lương Định Của.......................................................................................................... 118
THPT Nguyễn Khuyến........................................................................................................... 124
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY MÔN HOÁ HỌC TẠI TRƯỜNG THPT THÁP
MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP.................................................................................................. 134Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 2
KINH NGHIỆM DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA CHO HS YẾU, HS
KHÁ GIỎI
Trường THPT Phan Văn Hùng
Thực hiện công văn số 2708/SGDĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc
Trăng ngày 6 tháng 12 năm 2016 về việc viết tham luận hội nghị chuyên đề "Nâng cao
chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông", tui xin có vài ý kiến về kinh
nghiệm dạy ôn thi THPT QG cho HS yếu và HS khá giỏi.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Kỳ thi THPT quốc gia diễn ra vào trong tháng 6 và HS được chọn môn thi ngay
từ đầu năm học nên học sinh có thời gian ôn tập nhiều hơn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng định hướng về nội dung thi, cách ra đề thi: nội
dung nằm trong Chương trình lớp 12 cấp THPT, đề thi cho mỗi môn thành phần của các
bài thi KHTN có 40 câu hỏi trắc nghiệm gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, phục vụ
mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và các câu hỏi phân hóa phục vụ mục đích xét
tuyển ĐH, CĐ.
2. Khó khăn
- Kỳ thi THPT quốc gia 2017, môn Hóa học được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức cho HS thi theo bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp Vật lí, Hóa học, Sinh học)
nên nội dung, mức độ kiến thức giáo viên đôi lúc còn lúng túng.
- HS phải học nhiều môn thi hơn, thời gian làm bài thi ít hơn so với các năm
trước.
- Nhiều học sinh hiện nay chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học tập của
mình nên năng lực tự học và sáng tạo của các em phát triển chậm.
II. GIẢI PHÁP
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường phổ thông, tui xin chia
sẻ một số kinh nghiệm:
1. Phân loại đối tượng để ôn tập
Khi ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia, giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm để ôn
tập: nhóm I gồm những học sinh tham gia kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT; nhóm II gồm
những học sinh tham gia kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT và xét đại học.
2. Phân loại nội dung, bài tập để dạy
Giáo viên cần biên soạn nội dung, các dạng bài tập theo 2 mức độ cho 2 nhóm để
dạy:
+ Đối với nhóm I: Giáo viên cần soạn những câu hỏi đơn giản, tính tư duy, vận
dụng thấp.
+ Đối với nhóm II: Sau khi cho học sinh giải thành thạo các dạng câu hỏi đơn
giản và tiếp tục giải các dạng câu hỏi nâng cao.
3. Tạo không khí học tập thân thiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 3
Giáo viên cần tạo không khí học tập hứng thú với những bài tập từ đơn giản đến
phức tạp khi học sinh lên bảng làm bài tập, nếu học sinh không biết làm thì giáo viên cần
hướng dẫn, chỉ dẫn cho đến khi biết làm.
4. Dạy cho HS cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu, học nhóm
- GV hướng dẫn HS tự học, tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Các thông
tin cần tìm kiếm như: phương pháp giải bài tập hóa, các dạng bài tập, đề kiểm tra theo
chuyên đề, các khóa học trên mạng, các bài giảng về các chuyên đề, …
- Hướng dẫn học sinh học nhóm: Mỗi nhóm có từ 3 đến 7 học sinh tham gia. Mỗi
nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm
trưởng. Mỗi nhóm cần có kế hoạch cụ thể:
+ Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định.
+ Sau khi kết thúc một bài, một chương, mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích
cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi
thắc mắc, những bài tập chưa làm được.
+ Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình
băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp
lại gửi giáo viên bộ môn giảng.
5. Hướng dẫn HS các phương pháp giải nhanh các dạng bài tập
- Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy, phương pháp sơ đồ hóa tóm tắt kiến thức đối
với mỗi nội dung bài học, tổng kết chương.
- Nắm vững các phương pháp giải bài tập hóa: qui đổi, đồ thị, bảo toàn elelctron,
bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng, ...
- Nắm vững các công thức tính nhanh.
- Nắm vững kiến thức cơ bản và cả những phần nâng cao.
6. Phối hợp tốt giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình HS
- Một vấn đề không thể không nói đến là vai trò của GVCN và GVBM. Không ai
khác ngoài các thầy cô trực tiếp dạy sẽ nắm rõ điểm mạnh, yếu của từng em để tư vấn,
định hướng cho các em trong việc tự học cũng như trong việc chọn trường.
- GVCN, GVBM thường xuyên kiểm tra, kịp thời đánh giá, một mặt để các em
biết mình đang ở đâu, ở mức nào để có hướng phấn đấu, đồng thời về phía GV sẽ có cách
thức, giải pháp phù hợp để kịp thời uốn nắn các em, giúp các em phát huy điểm mạnh,
hạn chế yếu điểm.
7. Phân chia thời lượng thích hợp cho ôn tập
Muốn đạt được kết quả kỳ thi THPT quốc gia tốt hơn, theo tui cũng cần có thời
gian “vừa đủ” để cho giáo viên tổ chức ôn tập, điều này cũng tùy thuộc vào tình hình
thực tế của mỗi nhà trường. Trong thời gian ôn tập GV cũng cần có kế hoạch phân bố
thời gian cho mỗi nội dung của chương trình một cách hợp lí.
8. Hướng dẫn HS làm tốt các bài thực hành trên lớp
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu có điều kiện làm được càng nhiều
thí nghiệm mang tính chất chứng minh, đối chứng thì học sinh càng nắm bài tốt. Mỗi thíNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 4
nghiệm các bước tiến hành, các hiện tượng xảy ra cần được ghi chép cẩn thận và mỗi học
sinh phải tự tay làm từ đó học sinh sẽ nắm vững kiến thức hơn.
9. Tổ chức cho HS các buổi kiểm tra theo cấu trúc đề thi của BGD
GV cần đánh giá sát thực hơn kết quả học tập của học sinh, từ đó có thể điều
chỉnh kịp thời cách dạy để HS đạt kết quả cao trong học tập.
IV. KIẾN NGHỊ
Sở Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức thêm những buổi tập huấn, hội thảo với
nội dung phong phú, chất lượng để giáo viên thật sự có những thông tin bổ ích, giúp giáo
viên có những định hướng tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 5
KINH NGHIỆM DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA CHO CÁC ĐỐI
TƯỢNG HỌC SINH YẾU VÀ KHÁ GIỎI
Trường THPT Đại Ngãi
Nâng cao chất lượng ôn thi THPT quốc gia được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu
của Lãnh đạo nhà trường và giáo viên giảng dạy các bộ môn có thi tốt nghiệp.
Trong khi đó, môn Hoá học là một môn học khó, nếu không có những phương
pháp giảng dạy phù hợp với học sinh dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu
kiến thức. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày
càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Tuy nhiên vẫn có nhiều học sinh có niềm
đam mê cháy bỏng đối với môn hóa học, luôn cố gắng chuyên cần học tập để đạt điểm
cao trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia (TNTHPTQG).
Vì vậy việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng ôn thi THPTQG nói chung và
công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, nâng cao học sinh giỏi môn Hóa nói riêng là trách
nhiệm quan trọng của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên – thể hiện ý thức và tâm huyết của
người giáo viên.
Vậy làm thế nào để ôn thi THPT quốc gia cho học sinh có chất lượng, có hiệu
quả? Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tui xin được trình bày một số kinh
nghiệm đã áp dụng trong những năm gần đây:
1. Đánh giá phân loại đúng năng lực, trình độ học sinh
Dựa vào ý thức, thái độ tham gia xây dựng bài học, đặc biệt là căn cứ vào kết quả
học tập của năm trước, kết quả của các lần kiểm tra 15 phút, một tiết, thi học kì…chúng
ta rất dễ dàng phân loại được các nhóm đối tượng học sinh. Từ đó giáo viên xây dựng kế
hoạch ôn tập phù hợp với từng nhóm học sinh.
Trong các năm qua, sau khi có danh sách học sinh đăng kí ôn thi, chúng tui chia
các em thành hai lớp riêng để ôn tập. Lớp thứ nhất dành cho các em đăng kí thi tốt nghiệp
THPTQG, lớp thứ hai dành cho các em đăng kí thi tốt nghiệp THPTQG và xét tuyển đại
học. Đối với từng lớp, chúng tui xây dựng đề cương ôn tập riêng và đề ra kế hoạch ôn tập
phù hợp với năng lực và trình độ của các em như sau:
- Đối với các em chỉ đăng kí thi tốt nghiệp THPTQG, giáo viên sẽ hệ thống lại
kiến thức của từng bài, từng chương, sau đó hướng dẫn các em giải chi tiết từng câu trắc
nghiệm trong đề cương theo các cấp độ nhận thức từ dễ tới khó.
- Đối với các em đăng kí thi tốt nghiệp THPTQG và xét tuyển đại học, giáo viên
hệ thống kiến thức từng chương theo sơ đồ tư duy, sau đó hướng dẫn các em ôn tập theo
từng chủ đề như: kinh nghiệm giải các bài toán về este, amin, amino axit…., cách sử
dụng phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp
đường chéo, phương pháp tăng giảm khối lượng….
2. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Thường xuyên động viên,
khích lệ các em để các có niềm tin và động lực học tập.
3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâmNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 6
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có
nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết
dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản,
làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn
các dạng bài tập đó.
4. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
- Sự thân thiện của giáo viên, không khí học tập thoải mái cũng góp phần đạt hiệu
quả giáo dục rất cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần
gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập.
- Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không dùng
lời thiếu tôn trọng đối với các em, đừng để cho học sinh cảm giác sợ giáo viên mà hãy
làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
- Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến
của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời
động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
5. Tổ chức kiểm tra kết quả ôn tập của học sinh theo định kì
Qua kiểm tra, ta sẽ đánh giá được năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh, từ đó
đưa ra phương pháp ôn tập phù hợp, kịp thời uốn nắn giúp đỡ những em có học lực yếu.
6. Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu học sinh quan tâm lưu ý một số điểm sau trong kì
thi THPT quốc gia
- Do đề thi rút ngắn thời gian và phải thi cùng lúc 3 bài thi nên thí sinh phải luyện
tập thật nhiều và nên cố gắng tính giờ cho một bài thi hoàn chỉnh. Khi giải bài nếu có thể
nên tập trung làm ba bài liên tiếp để cho não hình thành thói quen tư duy.
- Riêng với kiến thức lý thuyết, khi học nên hệ thống thành sơ đồ tư duy hoặc
những kiến thức nào có liên quan thì tập trung thành một chủ đề. Xem kĩ những dòng chữ
màu xanh trong sách giáo khoa (những câu này có thể xuất hiện ở dạng câu hỏi nhận định
đúng hay sai).
- Học sinh nên đặt mục tiêu điểm 8 trước; khi nào thấy bản thân có thể đạt được
điểm 8 thì hãy nghĩ tới điểm 9, 10 để tránh sa đà vào các câu quá khó mà bỏ qua những
câu cơ bản (vì mỗi câu có số điểm đều như nhau từ câu khó nhất đến câu dễ nhất).
- Học sinh đừng mất thời gian quá nhiều cho những câu bài tập quá khó. Đôi khi
câu lý thuyết dễ nhất mà không nắm rõ thì nó có thể trở thành câu khó nhất trong cả bài
thi.
- Trước khi thi khoảng một tháng, thí sinh nên dành thời gian giải lại các đề tuyển
sinh của bộ trong các năm gần đây. Đề thi tập trung trong chương trình 12 nên tập trung
giải lại các câu hỏi có liên quan đến bài thi.
- Khi làm bài, không nhất thiết phải giải thật nhiều đề mà nên giải đi giải lại các
dạng cho thật nhuần nhuyễn, tự bản thân phải cố gắng rút ra kiến thức, tư duy, kỹ năng
sau mỗi dạng bài để biến nó thành kinh nghiệm của bản thân.
- Không xem nhẹ bất kì kiến thức nào trong một bài học.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 7
- Bên cạnh đó, đề minh hoạ có rất nhiều câu hỏi lý thuyết (khoảng 25 câu) nên
thường dành thời gian để kiểm tra phần lí thuyết và luôn sâu chuỗi lại những kiến thức có
liên quan giữa các chương với nhau.
- Mặt khác, đề thi mặt dù Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chủ yếu trong chương
trình 12, nhưng phần bài tập vận dụng cao vẫn có một số kiến thức liên quan đến 10 và
11, bởi vậy giáo viên nên lưu ý với học sinh và cho học sinh làm một số bài tập minh
họa.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh không chỉ phụ thuộc chủ yếu vào sự
nhiệt huyết của người giáo viên mà còn phụ thuộc vào ý thức và động cơ học tập của học
sinh. Để nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia, giáo viên nên là người
hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Hãy "thắp sáng
ngọn lửa" chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh.Nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở các trường trung học phổ thông
Trang 8
PHÂN TÍCH ĐỀ THI MINH HỌA THPTQG 2017, SO SÁNH VỚI ĐỀ
THI THPTQG 2016
Trường THPT Lê Văn Tám
1. Cấu trúc câu hỏi: 40 câu trên 50 phút
- Toán: 15 câu tương đương khoảng 40 % lượng câu hỏi.
- Lý thuyết: 25 câu tương đương khoảng 60 % lượng câu hỏi.
- Kiến thức phần hóa vô cơ: 22 câu chiếm khoảng 55%.
- Kiến thức phần hóa hữu cơ: 18 câu chiếm khoảng 45 %.
2. Ma trận
Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Số câu 12 câu 12 câu 8 câu 8 câu
3. Phân bố các nội dung kiến thức trong đề thi minh họa
Phân bố các nội dung kiến thức trong đề thi minh họa cụ thể
Chuyên đề Số câu hỏi
trong đề thi Phân tích, đánh giá
1. Phản ứng oxi hóa -
khử, Cân bằng phản
ứng hóa học
1 câu Nhóm chuyên đề Phản ứng oxi hóa - khử,
chiếm 1 câu hỏi trong đề thi với mức độ dễ.
2. Phi kim và axit vô

8 câu Chuyên đề Phi kim chiếm khoảng 8 câu hỏi
trong đề thi. Các câu hỏi ở mức độ dễ và trung
bình, bao gồm kiến thức ở các chương NitoPhotpho, Cacbon-Silic, Oxi-lưu huỳnh, Halogen
tích hợp câu hỏi liên quan đến thí nghiệm nhận
biết các ion và kiến thức thực tế.
Trong đó, dạng BT: NO3- phản ứng với H+ với
Fe2+ hay Cu có độ khó cao hơn.
3. Đại cương về kim
loại
5 câu Chuyên đề Đại cương về kim loại chiếm 5 câu
trong đề thi, câu hỏi mức độ từ dễ đến trung
bình, yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức căn
bản. Phần điều chế kim loại có liên quan nhiều.
4. Kim loại kiềm, Kim
loại kiềm thổ, Nhôm
và các hợp chất
3 câu Chuyên đề Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ,
Nhôm và các hợp chất chiếm khoảng 4 câu
trong đề thi, gồm cả lí thuyết và bài tập. Các
câu hỏi ở chuyên đề này ở cả 3 mức độ dễ,
trung bình, khó. Có câu hỏi quen thuộc liên
quan đến đồ thị là muối nh
Câu 3: Khi thủy phân từng phần một loại len làm từ lông thú người ta thu được
oligopeptit X. Kết quả thực nghiệm cho thấy phân tử khối của X không vượt quá 500.
Khi thủy phân hoàn toàn 886 mg X thu được 450 mg Glyxin và 178 mg alanin, 330 mg
Phenylalanin. Khi thủy phân từng phần X thì trong số các sản phẩm thấy có các đi peptit
Gly-ala, Ala- Gly mà không thấy có Phe-Gly và cũng không thấy có tripeptit Gly-GlyPhe. Hãy xác định công thức cấu tạo của X.
Giải:
Theo bài ra nX > 1,772 mmol, nala = 2 mmol, nphe = 2 mmol, ngly = 6 mmol
Từ đó ta có trong X chứa 1 Ala và 1 Phe và không quá 3 gốc Gly.
Khi thủy phân từng phần thu được Gly-ala và Ala- Gly, vậy Ala phải nằm giữa hai gốc
Gly, không có Phe-Gly vậy gốc Gly phải đứng trước gốc Phe, không có Gy-Gly- Phe vậy
không có hai gốc Gly gần nhau giữa Ala và Phe.
Cấu tạo của X là: Gly-Ala-Gly-Phe hay Gly- Gly-Al-Gly-Phe.
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol
alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn
X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit GlyGly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.
C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
3. MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN PEPTIT
Câu 1: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala Ala (mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 111,74. B. 66,44. C. 0,6. D. 81,54.
Giải:
Lần lượt tính số mol các sản
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top