Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Giới thiệu cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng (YTDP). Làm rõ khái niệm, vai trò, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đội ngũ viên chức YTDP. Trình bày thực trạng tình hình kinh tế, xã hội, địa lý và dân số tác động đến phát triển mạng lưới YTDP và chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam cũng như những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ viên chức YTDP. Nêu lên những quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020 như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lĩnh vực YTDP, đổi mới quan điểm, nội dung, phương pháp đánh giá viên chức, nâng cao chất lượng quy hoạch viên chức cũng như thực hiện việc đề bạt, bổ nhiệm viên chức theo quy hoạch
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP
1.1. Khái niệm, vai trò của đội ngũ viên chức YTDP
1.1.1. Khái niệm viên chức và viên chức YTDP
1.1.1.1. Khái niệm viên chức
1.1.1.2. Khái niệm viên chức YTDP
1.1.2. Vai trò của đội ngũ viên chức YTDP
1.2. Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ
viên chức YTDP
1.2.1. Tiêu chuẩn của viên chức y tế dự phòng
1.2.1.1. Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức
1.2.1.2. Tiêu chuẩn của viên chức YTDP
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ viên chức
YTDP
1.2.2.1. Các tiêu chí chung
1.2.2.2. Các tiêu chí cụ thể
1.3. Điều kiện đảm bảo chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP
1.3.1. Đảm bảo về chính trị
1.3.2. Đảm bảo về kinh tế
1.3.3. Đảm bảo về pháp luật
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP
ở Việt Nam
2.1. Tình hình kinh tế, xã hội, địa lý và dân số tác động
đến phát triển mạng lưới YTDP và chất lượng đội ngũ viên chức YTDP
2.1.1. Yếu tố tự nhiên, môi trường, dân số
2.1.2. Yếu tố kinh tế, xã hội
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở
Việt Nam
2.2.1. Sự phát triển về số lượng của đội ngũ viên chức
YTDP
2.2.2. Phân bố nhân lực YTDP
2.2.2.1. Tuyến trung ương
2.2.2.2. Tuyến tỉnh
2.2.2.3. Tuyến huyện
2.2.2.4. Nhân lực YTDP khác
2.2.3. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng của viên chức
YTDP
2.2.4. Về đạo đức, lối sống của viên chức YTDP
2.2.5. Về trình độ, năng lực và khả năng hoạt động thực
tiễn của viên chức YTDP
2.2.5.1. Trình độ đào tạo
2.2.5.2. Năng lực và khả năng hoạt động thực tiễn
2.3. Những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ
viên chức YTDP
2.3.1. Công tác đánh giá, phân loại viên chức YTDP
2.3.2. Công tác quy hoạch, tuyển dụng viên chức YTDP
2.3.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức YTDP
2.3.4. Về chế độ, chính sách đối với viên chức YTDP
2.4. Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế
2.4.1. Nguyên nhân khách quan 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm 2020
3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP – yêu
cầu cấp bách hiện nay
3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác y tế
3.3. Các quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ viên
chức YTDP
3.4. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP
3.4.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất
chính trị, tư tưởng
3.4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng về phẩm chất đạo
đức, lối sống, phong cách làm việc
3.4.3. Các giải pháp nâng cao trình độ, năng lực và khả
năng tổ chức hoạt động thực tiễn
3.4.4. Các giải pháp khác
3.4.4.1. Hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức và pháp luật về lĩnh vực YTDP
3.4.4.2. Đổi mới quan điểm, nội dung và phương pháp đánh
giá viên chức
3.4.4.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch viên chức và thực
hiện việc đề bạt, bổ nhiệm viên chức theo quy hoạch
Kết luận
Tài liệu tham khảo. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm vừa qua, cùng với tiến trình cách mạng của dân tộc,
ngành y tế nói chung, lĩnh vực YTDP nói riêng đã có nhiều đóng góp to
lớn và đạt được những thành tựu đáng kể: Nhiều bệnh dịch, bệnh xã hội đã
được khống chế hay loại trừ, sức khoẻ và tuổi thọ của người dân được
tăng lên. Thực hiện quan điểm của Đảng về công tác YTDP, với phương
châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hệ thống YTDP đã không ngừng phát
triển và hoàn thiện đáp ứng nhiệm vụ trong từng thời kỳ phát triển của đất
nước. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định
“Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt là trong
lĩnh vực y tế dự phòng”.
Việt Nam là nước đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá một số bệnh không nhiễm trùng, bệnh xã hội có xu hướng gia
tăng cả về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết như bệnh tim mạch, ung thư, sức khoẻ
tinh thần. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn tăng từ 1,8%
(năm 1976) lên 13,7% (năm 2000). Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy
hiểm có xu hướng diễn biến phức tạp. Trong vòng 10 năm (1994 – 2003)
một số bệnh có tỷ lệ mắc cao như: cúm, sốt rét, lao, sốt xuất huyết và một
số bệnh có tỷ lệ chết cao như: lao, HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết.
Nhiều bệnh dịch lưu hành địa phương có xu hướng quay trở lại phát triển
thành dịch lớn. Đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh mới nguy hiểm
đang là mối nguy cơ đe doạ sức khoẻ cộng đồng như: SARS, cúm H5N1,
HIV/AIDS...
Con người được Đảng ta quan niệm không phải chỉ là động lực phát
triển kinh tế – xã hội mà còn là mục tiêu của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Một trong những những yêu cầu của nguồn nhân lực là phải có sức khoẻ
thể xác cũng như sức khoẻ tâm thần tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi sức
khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp, xây dựng con người phát
triển toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo bước chuyển biến
mạnh về phát triển nguồn nhân lực là một trong ba lĩnh vực then chốt cần
tập trung triển khai để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế – xã hội,
đòi hỏi công tác y tế nói chung và YTDP nói riêng phải có những chuyển
biến tích cực và đột phá để đi lên.
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân,
ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2005 Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 46/2005/NQ-TW ngày
23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ nhân dân trong tình hình mới, trong đó xác định nhiệm vụ “Tiếp tục
phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng”. Ngày 30/6/2006, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc
phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó có nêu rõ xây dựng và
phát triển trung tâm y tế dự phòng đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ: giám
sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng chống
HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản
và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ nhằm củng cố và phát triển mạng lưới
y tế dự phòng là một trong những nội dung của phát triển hệ thống y tế
Việt Nam.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác YTDP trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp
thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do
bệnh, tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, nâng
cao chất lượng cải thiện đời sống và giống nòi, ngày 09/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg về phê
duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
Chiến lược quốc gia YTDP Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự phát
triển và đầu tư cho công tác YTDP trong tương lai, đồng thời Chiến lược là
cơ sở định hướng y tế Việt Nam đi theo hướng phát triển của y học thế giới
là “y học trong tương lai là y học dự phòng”. Chiến lược cũng là cơ sở
pháp lý để xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới YTDP, xây dựng các
chương trình hành động, dự án mục tiêu quốc gia về y tế dự phòng, đồng
thời là cơ sở để phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả các nguồn lực cho
YTDP.
Để thực hiện được các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia YTDP
Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mạng lưới YTDP
cần được củng cố, hoàn thiện, quy hoạch và nâng cao chất lượng để đáp
ứng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân thực hiện nhiệm vụ của
Đảng và Nhà nước giao cho, trong đó yếu tố quyết định là phải có một đội
ngũ cán bộ, viên chức dự phòng đủ về số lượng, có chất lượng, có chuyên
môn cao, có văn hoá, y đức và khả năng sáng tạo, tiếp thu những thành quả
khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng được đòi hỏi của tình hình
mới. Vì lý do đó luận văn đề cập tới vấn đề “Nâng cao chất lượng đội ngũ
viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu:
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII) về “Những vấn đề cấp
bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”; Nghị quyết số
46/2005/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Quyết định
số 153/2006/QĐ-TT ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg
ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc
gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Viện Chiến lược và Chính sách - Bộ Y tế đã có đề tài “Quản lý nguồn nhân
lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá” (nghiệm thu năm
2004), trong đó đưa ra quan điểm phát triển y tế bền vững và trên cơ sở
đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ y tế đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực y tế trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh đó trong những năm qua Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng Việt
Nam cũng đã dự thảo một số báo cáo, đề án về hoàn thiện và nâng cao hoạt
động của mạng lưới y tế dự phòng, trong đó có đề cập đến vấn đề nhân lực
như:
- “Báo cáo Thực trạng nhân lực và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại
tuyến huyện”, Bộ Y tế, tháng 6 năm 2007.
- Đề án “Hỗ trợ phát triển Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện”, Cục
Y tế dự phòng Việt Nam, tháng 8 năm 2007.
Tuy nhiên, trong các đề tài, đề án, báo cáo chỉ đề cập ở phạm vi hẹp
hay chưa đề cập, phân tích về chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, những
tồn tại, hạn chế của đội ngũ viên chức YTDP, cũng như chưa đưa ra được
các tiêu chí để đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP một
cách toàn diện.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Về đối tượng nghiên cứu:
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là tình hình chất lượng đội ngũ
viên chức YTDP Việt Nam dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật. Cụ thể là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất
lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP trong thời gian
tới.
- Về phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2006.
3. Mục đích và mục tiêu của luận văn:
- Mục đích của luận văn:
Luận văn có mục đích là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá
thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức YTDP ở Việt Nam đến năm
2020.
- Mục tiêu của luận văn:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ viên chức
YTDP. Cụ thể là làm sáng tỏ khái niệm, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất
lượng viên chức YTDP.
2. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ viên chức YTDP của
Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2006.
3. Phân tích yêu cầu khách quan, quan điểm và đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng Việt Nam đến
năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, với những phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phân tích – tổng hợp, lịch sử – so sánh, kết hợp với
các nghiên cứu khác như phương pháp thống kê, so sánh, điều tra xã hội
học.
Các số liệu minh hoạ trong đề tài được dựa trên các tài liệu thứ cấp
như: niên giám thống kê y tế, điều tra y tế quốc gia năm 2002, báo cáo
tổng kết về công tác y tế dự phòng hàng năm của Cục Y tế dự phòng Việt
Nam, số liệu báo cáo của các địa phương về nhân lực y tế do Vụ Tổ chức

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuonggnguyen

New Member
Re: Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức y tế dự phòng ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

Ad ơi cho em xin lại link tải tài liệu trên với ạ. Em Thank ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top