Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng





 

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1. Khái niệm chung về dự án 8

1.1.1. Khái niệm 8

1.1.2. Phân loại dự án 9

1.1.3. Đặc trưng của dự án. 10

1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 11

1.2.1. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 11

1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 14

1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại 27

1.3.1. Khái niệm 27

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 28

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 34

2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng Công thương Ba Đình 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh 34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 35

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 37

2.2. Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình. 42

2.2.1. Đặc điểm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 42

2.2.2. Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình. 43

2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng Công thương Ba đình đối các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng. 44

2.3.1. Quy trình thẩm định dự án 44

2.3.2. Nội dung tái thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng Công thương Ba Đình 47

2.5. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng 54

2.4.1. Kết quả đạt được (2003 – 2005) 54

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 57

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 70

3.1. Định hướng trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng 70

3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình 70

3.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng. 71

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng tại chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình 71

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay. 72

3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án. 72

3.2.3. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án. 73

3.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. 77

3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định dự án. 77

3.2.6. Tăng cường trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định dự án. 78

3.3. Kiến nghị 79

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ 79

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 80

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 81

3.3.4. Kiến nghị đối với Bộ xây dựng 83

3.3.5. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư 84

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


động đạt 4164 tỷ đồng, tăng 14.43% so với năm 2004. Hoạt động huy động vốn tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động tài trợ cho các dự án trung và dài hạn trong thời gian qua.
BẢNG 2.2: DOANH SỐ CHO VAY, DƯ NỢ ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
2004 so với 2003
2005 so với 2004
Doanh số (tỷ)
Tỷ trọng(%)
Doanh số (tỷ)
Tỷ trọng(%)
Doanh số (tỷ)
Tỷ trọng(%)
Số tiền (tỷ)
Tốc độ tăng trưởng(%)
Số tiền (tỷ)
Tốc độ tăng trưởng(%)
1. Dư nợ cho vay
1703
100
1894
100
2816
100
191
11.2
922
48.7
- Ngắn hạn
1112
65.00
1261
66.6
1853
65.8
149
13.4
592
31.95
- Trung và dài hạn
591
35.00
633
33.4
963
34.2
42
7.1
330
32.13
2. Nợ quá hạn
6.139
0.36
5.904
0.31
19.6
0.7
(Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị)
- Hoạt động tín dụng: Qua bảng 2.1 ta thấy: tính đến cuối năm 2004 dư nợ cho vay của chi nhánh đối với nền kinh tế là 1894 tỷ đồng, tăng 191 tỷ ( + 11.2% ) so với cùng kỳ 2003, tính đến cuối 2005 con số này lên tới 2816, tăng 922 tỷ (+48.7% ). Mức dư nợ tăng cao trong năm 2005 có được chủ yếu là do chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại chi nhánh như công ty VILEXIM vay 25 tỷ, VINAFOOD 665 tỷ…, đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2005 lên tới 0.7%, trong khi năm 2004 chỉ có 0.31%. Điều này là do một số mặt hàng phân bón sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm, nợ đọng vốn trong đầu tư XDCB kéo dài nên làm tăng nợ gia hạn và nợ quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ. Trước tình hình đó, chi nhánh đã tiến hành phân tích nợ xấu, đưa ra các biện pháp khắc phục cụ thể, phân công trách nhiệm thu nợ cho từng cán bộ,…nên đến 31/12/2005 nợ gia hạn và nợ quá hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 19.6 tỷ đồng.
- Các hoạt động khác nhìn chung có tốc độ tăng trưởng cao trong mấy năm qua: thanh toán quốc tế có tốc độ tăng trưởng trên 20%, kinh doanh ngoại tệ trên 30% (đặc biệt trong 2005 tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng 80.55% so với năm 2004),…
Trong những năm qua, lợi nhuận của chi nhánh luôn đạt vượt mức kế hoạch được giao, thu nhập của người lao động được tăng lên rõ rệt. Trong năm 2005, lợi nhuận hạch toán đạt trên 90.681 triệu đồng, vượt 5.681 triệu so với kế hoạch, tăng hơn so với năm trước 12.524 triệu đồng, tương đương với 16,02%. Đạt được những kết quả này là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh cũng như nhờ có sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo NHCT Việt Nam. Những kết quả này đã và đang tạo đà phấn khởi cho toàn bộ chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo.
2.2. Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình.
2.2.1. Đặc điểm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc mở rộng đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như phát triển các khu chung cư, các khu công nghiệp, xây dựng và mở rộng đường xá,…là một yêu cầu tất yếu. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, số lượng dự án xây dựng ngày càng tăng nhanh. Việc quản lý hiệu quả các dự án xây dựng là cực kỳ quan trọng nhằm tránh gây ra lãng phí những nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp. Để quản lý hiệu quả, trước hết chúng ta cần nắm được các đặc điểm của dự án xây dựng. Bên cạnh những đặc điểm chung của dự án, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng còn có một số đặc điểm sau:
- Thời gian đầu tư và vận hành của dự án thường dài hơn so với dự án thông thường, đặc biệt thời gian khai thác dự án có thể kéo dài hàng chục năm như các dự án thuỷ điện, giao thông,…
- Việc thi công dự án được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của những biến động của môi trường tự nhiên. Những thay đổi môi trường tự nhiên nằm ngoài dự báo như lốc, mưa lớn,…sẽ kéo dài thời gian thi công, làm chậm tiến độ của dự án, từ đó tăng độ rủi ro của dự án.
- Chi phí gián tiếp lớn: ngoài chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án, quá trình thi công nhiều dự án xây dựng phải chi trả một lượng tiền lớn cho các hạng mục không thuộc dự án nhưng lại ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án như san lấp mặt bằng xây dựng, tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, xây dựng công trình tạm thời, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, nhà tạm tại hiện trường thi công,..) chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư,…
- Thời gian bàn giao của nhiều công trình có thể là một quá trình dài và có thể cần đến kiến thức chuyên môn sâu và các kỹ năng riêng biêt. Ví dụ, việc bàn giao hay vận hành thử các dự án công nghệ hoá dầu thường dài và phải có sự trợ giúp của các chuyên gia.
- Mức độ ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội lớn:
Quá trình thi công thường gây tác động xấu đến môi trường do bụi bặm, rác thải xây dựng, …ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư vung xung quanh. Mặt khác vì ngành xây dựng cung cấp cho xã hội những nhu cầu cơ bản như nhà ở, đường xá, trường học,…do đó các sản phẩm xây dựng không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội.
- Thực hiện dự án yêu cầu thiết bị thi công nhiều, trong đó có nhiều thiết bị chuyên dụng
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn: khác với các dự án thông thường, một dự án xây dựng là sự kết hơp hài hoà của hệ thống cơ, điện, nước… Bên cạnh yêu cầu kiến trúc đảm bảo tính bền vững, thẩm mỹ, không gian, cách âm, chiếu sáng…của các kỹ sư kiến trúc và kỹ sư kết cấu thì bất kì công trình nào cũng đều có yêu cầu thiết kế về hệ thống điện, điện lạnh, cấp thoát nước, môi trường… Tất cả những điều đó đòi sự nỗ lực hợp tác của các chuyên gia từ nhiều bộ môn chuyên ngành khác nhau. Do đặc điểm này mà chủ đầu tư dự án xây dựng không tham gia vào tất cả các giai đoạn dự án. Chủ đầu tư dự án chỉ là người có nhu cầu xây dựng công trình, người đưa ra ý tưởng nhưng công việc chính của họ lại nằm trong pha vận hành dự án. Còn thực hiện dự án được đảm nhận bởi nhà thầu xây dựng mà chủ đầu tư lựa chọn.
2.2.2 . Đặc điểm dự án của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tại ngân hàng công thương Ba Đình.
Bên cạnh các đặc điểm của các dự án nói chung như thời gian dài, vốn đầu tư lớn,… dự án của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại ngân hàng Công thương Ba Đình còn có một số đặc điểm sau:
- Các dự án thường đầu tư vào thiết bị thi công
Vì một dự án xây dựng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực chuyên môn nên chủ đầu tư chủ yếu chỉ đưa ra ý tưởng và vận hành dự án, thiết kế dự án thì do các kỹ sư làm việc, còn quá trình thi công chủ yếu do các chủ thầu xây dựng đảm nhận.
Các dự án xây dựng thường yêu cầu có những máy móc có công suất lớn hay thiết bị chuyên dụng trong quá trình thi công, do đó khi trúng thầu, nhà thầu có thể thuê mướn chúng hay tiến hành biện pháp tích cực là mua sắm...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top