Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thơng mại (NHTM)

1.1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM

1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1.2. Các hoạt động của ngân hàng

1.1.2. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Tín dụng – Sự cần thiết của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

1.1.2.2. Các loại hình thức tín dụng

1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thơng mại

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

1.2.2.1. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của ngân hàng

1.2.2.2.Chất lượng tín dụng ngân hàng dưới góc độ họat động của doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố ảnh hởng đến chất lợng tín dụng ngân hàng

1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

1.2.3.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

1.2.3.3. Các nhân tố khách quan khác

PHẦN II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TÂY HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh

2.1.1.1. Sự hình thành NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội

2.1.1.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội

2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.2.1. Cho vay theo dư nợ

 2.2.1.1. Dư nợ tín dụng đến 31 /12/2007

2.2.1.2. Dư nợ tính đến hết 31/12/2008

2.2.2. Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3. Đánh giá về chất lượng tín dụng của Chi nhánh với doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế.

2.3.2.2. Những nguyên nhân.

PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT TÂY HÀ NỘI.

3.1. Định hướng phát triển tín dụng của Chi nhánh

3.1.1. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008

3.1.1.1. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2008

3.1.1.2. Dư nợ đến 31/12/2008

3.1.1.3. Kết qủa tài chính

3.1.2. Định hướng mục tiêu giải pháp năm 2009

3.1.2.1.Định hướng chung

3.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009

3.1.2.3. Các giải pháp thực hiện

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.1. Công tác huy động vốn

3.2.2 .Công tác tính dụng điều hành hoạt động kinh doanh

3.2.3. Giải pháp phát triển thị phần

3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ

3.3. Một số kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

KẾT LUẬN.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


.
+ Cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu, với thời hạn cho vay là ngắn hạn.
Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định. Loại này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình mới. Thời hạn cho vay đối với loại này là trung và dài hạn.
e). Phân loại theo cách hoàn trả tiền vay.
Theo cách này thì khoản cho vay có thể được hoàn trả theo hai cách. Cách thứ nhất là trả một lần cả vốn gốc và lãi khi đến hạn. Hai là khoản tiền vay sẽ được trả làm nhiều lần theo nhiều kỳ.
f). Phân loại theo thành phần kinh tế.
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh.
- Tín dụng đối với thành phần kinh tê ngoài quốc doanh.
1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.2.1. Khái niệm:
Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng ngân hàng).Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh credo (tin tưởng, tín nhiệm). Như vậy ta có định nghĩa sau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hay hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có đặc trưng sau:
+ Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế khi một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các đảm bảo, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
+ Giá trị hoàn trả thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài gốc. Để thực hiện được nguyên tắc này phải xác định lãi xuất danh nghĩa lơn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác lãi xuất thực phải dương (Lãi suất thực = Lãi xuất danh nghĩa- Tỷ lệ lạm phát). Tuy nhiên, vì lãi suất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nên trong một số trường hợp cụ thể lãi suất danh nghĩa có thể thấp hơn tỷ lệ lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.
+ Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp động tín dụng, khế ước... thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.2.2.1. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của ngân hàng
Các khoản tín dụng của ngân hàng có chất lượng tốt khi hiệu quả sử dụng vốn cao, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ thể sử dụng đồng thời mang lại một mức lợi nhuận nào cho ngân hàng. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với ngân hàng:
a) Các chỉ tiêu về an toàn tín dụng và mức độ rủi ro
- Tỷ lệ nợ quá hạn.
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là phần còn lại mà đến hạn hay có thêm thời gian gia hạn vẫn chưa đủ thu hồi được.
- Tổng dư nợ quá hạn trong kỳ và tổng dư nợ quá tích lũy.
- Cơ cấu nợ quá hạn “theo tuổi”: Phân nhóm nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và theo khách hàng, ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chuyển sang nợ khó đòi.
- Tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn theo tuổi.
- Tỷ lệ nợ quá hạn trong kỳ: Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cho ta biết mức độ quản lý nội bộ đối với nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn nhỏ thì thực tế Ngân hàng có thể đang đứng trước một rủi ro mất một lượng vốn lớn cho vay. Tỷ lệ này có thể xác định bằng công thức:
Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn đầu kỳ+Dư nợ quá hạn trong kỳ
Một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là chấp nhận được là dưới 3%
b) Các chỉ tiêu về sử dụng vốn
- Lương dư nợ tích lũy đến thời điểm hết kỳ và cơ cấu dư nợ (ngắn, trung và dài hạn)
- Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn dư nợ
Tổng dư nợ đến kỳ hạn
Tỷ lệ cho vay =
Tổng lượng vốn huy động tích lũy
Tỷ lệ này cho biết khả năng ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động trong hoạt động tín dụng.
Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân. Chỉ tiêu này cho thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng. Nói chung, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân thì ngân hàng mới hoạt động và có lãi.
- Vòng quay vốn tín dụng trong năm
Dư nợ trong năm
Vòng quay vốn tín dụng trong năm =
Dư nợ bình quân năm
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ rằng nguồn vốn mà ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
c) Các chỉ tiêu về doanh lợi
- Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng
- Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động tín dụng của ngân hàng và từ trong hoạt động kinh doanh khác.
- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng.
1.2.2.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng dưới góc độ họat động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng là doanh thu từ khỏan vay ngân hàng, lợi nhuận tăng lên nhờ việc sử dụng vốn vay ngân hàng... Ngoài ra nó còn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay ngân hàng mà doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống công nhân.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Để có thể nâng cao được chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ( cả về ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Mặt khác cả ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của Nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả ngân hàngvà doanh nghiệp mới để ra các biện pháp đúng đắn, cụ thể, linh hoạt để đạt được mục tiêu hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng thuộc về ngân hàng và doanh nghiệp.
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
- Chính sách tín dụng
Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay. Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Thông tin tín dụng.
Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng từ thông tin tín dụng(CIC), từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hay nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật...
- Công tác tổ chức Ngân hàng
Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà tác động đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng có cơ cấu tổ chức đựơc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu qủa và an toàn các khoản tín dụng.
- Chất lượng nhân sự.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng.
- Công tác kiểm soát nội bộ.
Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực h...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top