luandon_bigben
New Member
Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2
I . Lịch sử hình thành Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam. 2
II. Chức năng và nhiệm vụ 3
III. Cơ cấu tổ chức hoạt động của SGDI-Ngân hàng công thương Việt Nam. 4
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SGDI-NHCTVN NĂM 2006 7
1. Hoạt động huy động vốn 7
2. Hoạt động đầu tư và cho vay.9
3. Một số hoạt động khác 10
3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 10
3.2. Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. 11
3.3. Kết quả hoạt động thu chi tiền mặt: 11
3.4. Kết quả hoạt động thanh toán thẻ : 11
CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 12
I. Khái niệm về bảo đảm tiền vay 12
II. Thực trạng hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay tại Sở Giao Dịch I – NHCTVN 13
1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay 14
2. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay 15
III. Nhận xét và kiến nghị 15
KẾT LUẬN 17
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_nang_cao_hieu_qua_cua_cong_tac_bao_dam_tien_vay_tai_s_QcpJlwYIVC.png /tai-lieu/de-tai-nang-cao-hieu-qua-cua-cong-tac-bao-dam-tien-vay-tai-so-giao-dich-i-ngan-hang-cong-thuong-viet-nam-93743/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trong hoạt động kinh doanh của mình, Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, đổi mới phong cách phục vụ; Xây dựng chính sách khách hàng; Thực hiện phương châm của Ngân hàng công thương Việt Nam: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”.
II. Chức năng và nhiệm vụ
1. Chức năng
Giống như các Ngân hàng thương mại khác, chức năng chính của Sở giao dịch I- NHCTVN là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế để cho vay. Ngoài các hoạt động cho vay thông thường, đã tăng cường hoạt động qua thị trường liên hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Do vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong những năm qua.
2. Nhiệm vụ
- Huy động vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế, qua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản séc, tài khoản vãng lai. Tiền gửi của khách hàng thường chia làm hai loại: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có kỳ hạn. Với lãi suất và kỳ hạn hợp lý sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi cho phép phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra còn phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi (phiếu nợ ngắn hạn dưới 12 tháng) để vay tiền trong dân cư; Phát hành trái phiếu, phiếu nợ trung hạn và dài hạn tạo nguồn vốn tài trợ cho các dự án trung và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân... theo quy chế tín dụng của NHNN và quy định của NHCT.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh ngân hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ trao đổi ngoại tệ, giúp cho khách hàng có được loại ngoại tệ cần thiết để phục vụ cho việc thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại quốc tế khác.
- Thực hiện các dịch vụ NH như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối.
- Nghiệp vụ ngân quỹ: Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán.
- Hiện nay còn có thêm một số loại hình dịch vụ khác như: Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán; Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ: thẻ ATM, thẻ Visacard, Mastercard; Dịch vụ tư vấn tài chính...v...v..
III. Cơ cấu tổ chức hoạt động của SGDI-Ngân hàng công thương Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nói chung của Ngân hàng nói riêng, nó là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp, của Ngân hàng đó.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng khách hàng số 1
Phòng khách hàng số 2
Phòngkhách hàng cá nhân
Phó giám đốc
Phòng giao dịch 1
Phòng giao dịch 2
Phó giám đốc
Quản lý rủi ro
Phòng thông tin điện toán
Phòng thẻ
Phó giám đốc
Phòng Kế toán giao dịch
Phòng Kế toán tài chính
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổng hợp tiếp thị
Chức năng các phòng ban
- Phòng khách hàng số 1: Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp có quy mô lớn, các đơn vị lớn để khai thác vốn bằng VND & các ngoại tệ. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ.
- Phòng khách hàng số 2: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng vừa và nhỏ phân theo quy mô hoạt động, số lượng hoạt động. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Phòng khách hàng cá nhân: Bao gồm hai phòng giao dịch số 1 và phòng giao dịch số 2. Là phòng quản lý các khách hàng đơn lẻ, cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ. Có chức năng huy động vốn phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng theo đúng chủ trương chính sách của NHNN và các quy định của ngành. Cho vay, thu nợ các cá nhân.
- Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ; mở tài khoản cho khách hàng và thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công tác kế toán; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN.
- Phòng tổng hợp và tiếp thị: Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Thống kê số liệu.
- Phòng quản lý rủi ro: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hay tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động nhân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước.
- Phòng thông tin điện toán: Quản lý và xử lý các dữ liệu kế toán, kết nối các mạng nội bộ. Đồng thời còn thực hiện việc bảo dưỡng, lắp đặt các máy phục vụ cho việc tổng hợp, cân đối sao kê cho mạng máy tính phòng kế toán.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiệt kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng thẻ: Là trung tâm xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát thẻ giữa NHNT với các thành viên và các tổ chức thẻ quốc tế.
- Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ giúp cho giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN.
- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Chương II
Tình hình Và kết quả hoạt động kinh doanh của SGDI-NHCTVN năm 2005-2006
Kinh tế thế giới 2006 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định vững chắc. Thiên tai thảm họa xảy ra liên tiếp gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định và phát triển. Hòa nhịp với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đạt được những thành tích đáng kể: kiểm soát lạm phát và ổn định đồng tiền, tăng huy động vốn từ nền kinh tế, tăng cho vay các thành phần kinh tế... Và mặc dù vẫn còn có những khó khăn như sự cạnh tranh gay gắt trong cung ứng và các dịch vụ ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng, sự mất cân đối về kỳ hạn giữa cung và cầu vốn đầu tư, SGDI- NHCT đã chủ động nắm bắt các cơ hội để đạt được những kết quả kinh doanh sau.
1. Kết quả huy động vốn
Bảng 1: Tình hình và kết quả huy động vốn của sở giao dịch I - NHCTVN
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 06/05
Chỉ tiêu
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tăng(+)
Giảm(-)
Tỷ lệ % tăng, giảm
S Ng vốn huy động
14.026.830
100
16.071.321
100
2.044.491
+14,5
I. Phân theo đối tượng
1. Tiền gửi doanh nghiệp
9.918.034
70,8
10.399.421
64,7
481.387
+4,8
2. Tiền gửi dân cư
3.398.261
24,2
3.908.069
24,3
509.808
+15
3. Tiền gửi khác
710.535
5
1.763.831
11
1.053.296
+148,2
II. Phân theo loại TTệ
1.VNĐ
11.950.734
85,2
13.709.113
82,1
1.758.379
+14,7
2. Ntệ quy VNĐ
2.076.096
14,8
2.362.208
17,9
2.86.112
+13,8
III. Phân theo kỳ hạn
1.Không kỳ hạn
8.455.223
60,3
9.231.392
57,5
776.169
+9,2
2.Có kỳ hạn
5.571.607
39,7
6.839.929
42,5
1.268.322
+22,7
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn trong các nền kinh tế thị trường, nhưng nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch I luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tình hình kinh doanh tiền tệ của SGDI-NHCT năm 2006 diễn biến thuận lợi trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ở mức ổn định. Tính đến ngày 31/12/2006, tổng huy động vốn của SGDI-NHCT đã đạt được 16.071.321 triệu đồng, vượt 6% so với kế hoạch.
Tình hình huy động vốn ở Sở giao dịch I được phân theo đối tượng, phân theo loại tiền tệ, phân theo kỳ hạn. Về cơ cấu phân theo đối tượng, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao và giảm dần qua các năm từ 70,8% xuống còn 64,7%. Nhưng bên cạnh đó tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng, tuy nhiên không tăng lên nhiều lắm từ 24,2% lên 24,3% tương ứng với 3.398.261 triệu đồng lên 3.908.069 triệu đồng. Nguyên nhân là do Sở đã tận dụng được ưu thế về địa điểm, uy tín của mình để có thể cạnh tranh được với ngân hàng khác trong việc huy động tiền gửi từ dân cư.
Về cơ cấu phân theo đơn vị tiền tệ thì tiền gửi bằng ngoại tệ còn thấp chỉ ch...