Download miễn phí Tiểu luận Nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH đất nước
MỤC LỤC
Trang
Phần Mở Đầu 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2
1.1/. Khái niệm và vai trò của kinh tế đối ngoại: 2
1.1.1/Khái niệm: 2
1.1.2/Vai trò: 2
1.2/. Những cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại: 3
1.3/. Những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại: 5
1.3.1/Ngoại thương (thương mại quốc tế): 5
1.3.2/Hợp tác Khoa học Kỹ thuật: 5
1.3.3/ Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm: 5
1.3.4/Đầu tư quốc tế: 5
1.3.5/Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế: 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7
2.1/ Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh 7
2.2/Hoạt động đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ : 8
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KTĐN 13
3.1/Mục tiêu: 13
3.2/ Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng, phát triển và nâng cao hiệu quả KTĐN, phát triển kinh tế đối ngoại: 13
3.3/Nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN 14
3.4/Chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: 14
3.5/ Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả KTĐN: 14
KẾT LUẬN 18
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-06-tieu_luan_nang_cao_hieu_qua_cua_kinh_te_doi_ngoai_nham_thuc_QfdpVbUTp5.png /tai-lieu/tieu-luan-nang-cao-hieu-qua-cua-kinh-te-doi-ngoai-nham-thuc-hien-thanh-cong-su-nghiep-cnhhdh-dat-nuoc-90876/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu hướng tất yếu với hầu hết các nước. Tính khách quan và phổ biến của nó bắt đầu từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về trình độ phát triển kinh tế-kỹ thuật giữa nước này với nước khác, dẫn đến yêu cầu sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn lực của mỗi quốc gia.Đặc biệt trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học –công nghệ hiện đại xu hướng mở rộng quan hệ KT ĐN càng trở nên sôi động. Cách mạng khoa học –công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu của thời đại.
Việt Nam chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO từ ngày 07/11/2006.Cũng từ thời điểm đó đến nay Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với tốc độ nhanh hơn;mức độ lớn hơn.Hiện nay Nhà nước ta đã và đang có những chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về kinh tế đối ngoại.
-Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay.
-Đề xuất quan điểm,phương hướng,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
VÀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1.1/. Khái niệm và vai trò của kinh tế đối ngoại:
1.1.1/Khái niệm:
KTĐN của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lạihoawcj với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.
Mặc dù KTĐN và kinh tế quốc tế là 2 khái niệm có mối quan hệ với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau.KT ĐN là quan hệ kinh tế mà chr thể của nó là một quốc gia với bên ngoài-với nước khác hay với các tổ chức kinh tế quốc tế khác. Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa 2 hay nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.
1.1.2/Vai trò:
KTĐN có vai trò sau:
-Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị trường trong nước với thi trường thế giới và khu vực.
-Hoạt động KT ĐN góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các Chính Phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (OPA); thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
- Góp phần tích lũy vốn phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; đưa nước ta từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dântheo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Tất nhiên ngững vai trò to lớn của KTĐN chỉ đạt được khi hoạt động KT ĐN vượt qua được những thách thức (mặt trái) của toàn cầu hóa và giữ đúng định hướng XHCN.
1.2/. Những cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại:
Quan hệ kinh tế quốc tế đã xuất hiện rất sớm. Tuy nhiên trước đây quan hệ KT ĐN không thể phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng như ngày nay, bởi vì những điều kiện cần thiết cho mở rộng quan hệ KTQT như các phương tiện giao thong vận tải, thông tin liên lạc chưa phát triển.
Trái lại, thời đại ngày nay, quan hệ KTQT phát triển rất mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, trở thành một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế đó. Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế lôi cuốn mọi quốc gia vào dòng xoáy của nó,dù là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những thời cơ và những thách thức mới; quốc gia nào nắm bắt được thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn. Trong bối cảnh đó, mở rộng quan hệ KTQT trở thành tất yếu đối với mọi quốc gia.
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp nhất của toàn cầu hóa kinh tế là sự phát triển hết sức nhanh chóng và có những bước đột phá của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Cuộc CMKH&CN hiện đại là nguyên nhân trực tiếp của toàn cầu hóa kinh tế vì:
Một là : CMKH & CN hiện đại đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của LLSX làm cho nó vượt khỏi khuôn khổ các quốc gia, đòi hỏi phải mở rộng không gian kinh tế mới có khả năng sử dụng có hiệu quả.
Hai là : Nó tạo ra các phương tiện giao thông vận tải, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, làm cho việc đi lại, giao lưu tro nên nhanh chóng, dễ dàng.
Ba là : Nó làm xuất hiện những lợi thế mới cho nhiều quốc gia, bởi vì mỗi quốc gia có ưu thế khác nhau về các lĩnh vực :KH, CN, tạo ra được những sản phẩm có thế mạnh riêng.
Bốn là : CMKH&CN hiện đại làm xuất hiện nhiều vấn đề có tính toàn cầu (môi trường, bệnh tật, tội phạm quốc tế ) Những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế mới có khả năng giải quyết có hiệu quả.
*Toàn cầu hóa kinh tế được biểu hiện rõ nét nhất ở chỗ:
-Sự phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng phát triển cả về bề rộng và bề sâu, bao quat nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh.
-Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng tăng.
-Hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế và giá cả quốc tế.
Tóm lại:
Thời đại ngày nay toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, là xu thế khách quan và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài dòng xoáy của nó. Toàn cầu hóa kinh tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho mỗi quốc gia. Vì vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN trở thành tất yếu khách quan và là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản ở nước ta. Nó được nhấn mạnh nhiều lần trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà Nước : “Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.
1.3/. Những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại:
1.3.1/Ngoại thương (thương mại quốc tế):
Là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua suất nhập khẩu.
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn : góp phần làm tăng sức mạnh tổng hợp, tăng tích lũy của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả thế so sánh giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nội dung của ngoại thơng bao gồm: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động KTĐN ở các nước nói chung và nước ta nói riêng.
1.3.2/Hợp tác Khoa học Kỹ thuật:
Được thực hiện dưới nhiều hình thức như: trao đổi những tài liệu – kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu, hợp tác đào tạo cán bộ và công nhân.
Những nước lạc hậu về kỹ thuật thì việc tham gia hợp tác kỹ thuật với nước ngoài là vô cùng quan trọng.Đó là điều kiện thiết yếu để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến.
1.3.3/ Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất bao gồm:
-Nhận gia công
-Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài.
-Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hóa.
1.3.4/Đầu tư quốc tế:
Nó là quá trình trong đó 2 hay nhiều bên cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi.
Có 2 loại đầu tư quốc tế:
+ đầu tư trực tiếp (FDI)
+ đầu tư gián tiếp
1.3.5/Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế:
Là một bộ phận quan trọng của KTĐN. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu:
+Du lịch quốc tế
+Vận tải quốc tế
+Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ
+Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác: dịch vụ thu bảo hiểm, ăn uống, tư vấn, bưu điện,
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
Sự phát triển KTĐN nước ta trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhập khẩu, thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch.
2.1/ Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh
Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD, nghĩa là xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ. Trước thập kỷ 1990, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta chỉ vào khoảng 30%.
Năm 2007, hoạt động xuất của nước ta đã đạt được một số kết quả khả quan thể hiện trên các mặt: Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so vớ...