Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu





MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1. Ngân Hàng Thương mại & vai trò của nó trong nền kinh tế 3

1.1 Khái niệm và các hoạt động cơ bản của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm NHTM 3

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 3

1.1.2.1 Thay đổi tiền dự trữ 3

1.1.2.2 Tạo lợi nhuận từ việc cho vay 4

1.2.Vai trò của ngân hàng Thương Mại 5

2.1.Khái Niệm bảo lãnh ngân hàng 6

2.1.1.Sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 6

2.1.2.Khái Niệm nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 10

2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 12

2.2.1.Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương. 12

2.2.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập. 13

2.2.3. bảo lãnh là hoạt động ngoại bảng 14

2.2.4. Bảo lãnh tiến hành trên cơ sở chứng từ. 15

2.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng. 15

2.3.1.Căn cứ theo cách phát hành bảo lãnh. 15

2.3.2.Các loại bảo lãnh phân chia theo mục tiêu. 19

2.3.3. Một số loại hình bảo lãnh khác. 22

2.3.4.Theo điều kiện thanh toán. 24

2.3.5.Theo bản chất của bảo lãnh. 25

 

2.4. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 25

2.4.1.Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh. 25

2.4.2. Đối với bên được bảo lãnh. 26

2.4.3. Đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh. 26

2.4.4. Đối với nền kinh tế 27

2.5. Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 27

3. Hiệu Quả Hoạt Động Bảo Lãnh 29

3.1 Khái Niệm Hiệu Qủa Hoạt Động Bảo Lãnh 29

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh 29

4. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Qủa Hoạt Động Bảo Lãnh. 33

4.1 Những nhân tố chủ quan. 33

4.2 Những nhân tố khách quan 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á- CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU 40

2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Bắc Á 40

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á 40

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ba 41

2.1.2.1.Phòng tín dụng 42

2.1.2.2. Phòng kế toán ngân quỹ 42

2.1.2.3.Phòng hành chính nhân sự 43

2.3.Các Hoạt động cơ bản của NASB chi nhánh Hàng Đậu. 43

2.3.1. Hoạt động huy động vốn 43

2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn 45

2.4 Thực trạng về hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Bắc Á - chi nhánh Hàng Đậu 49

2.4.1. Các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu 49

2.4.2.Các quy định của NASB về hoạt động bảo lãnh. 50

2.4.3Tình Hình Về hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu. 56

2.4.3.1. Dư nợ bảo lãnh hàng năm tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hàng Đậu. 56

2.4.3.2 Theo thời gian bảo lãnh. 59

2.4.4. Đánh giá chung về hoạt động bảo lãnh tại NASB Hàng Đậu 61

2.4.4.1. Những kết quả đạt được 61

2.4.4.2 Để có được những kết quả trên là do: 63

2.4.4.3. Những hạn chế & nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU 70

3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NASB 70

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngân hàng trong thời gian tới. 70

3.1.2. Định hướng về nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong thời gian tới. 71

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại NASB Hàng Đậu. 72

3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. 73

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định, thường xuyên kiểm tra giám sát món bảo lãnh 75

3.2.4. Xây dựng quy trình bảo lãnh riêng, đơn giản, gọn nhẹ 76

3.2.5. Nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện bảo lãnh. 77

 

3.3.Một số kiến nghị 81

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan 81

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 82

3.3.2.1. Về mức phí bảo lãnh 82

3.3.4. Kiến nghị với NHTM cổ phần Bắc Á 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hình thức marketing mà ngân hàng thực hiện, ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nói chung và sản phẩm bảo lãnh nói riêng. Từ đó tạo điều kiện cho nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng phát triển.
Trình độ nghiệp vụ ngân hàng.
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc đảm bảo chất lượng bảo lãnh. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM như hiện nay, yếu tố con người, trình độ của cán bộ ngân hàng chính là một trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi chuyên môn (khả năng phân tích đánh giá khách hàng tốt, định giá TSĐB, giám sát quản lý hoạt động bảo lãnh…) sẽ giúp ngân hàng có thể ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động bảo lãnh.
Một số nhân tố khác.
Ngoài những nhân tố trên, còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bảo lãnh của ngân hàng như:
quy mô nguồn vốn, tình hình tài chính của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu bảo lãnh (theo quy định của ngân hàng nhà nước, dư nợ bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có).
Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng tới thới gian phân tích và xử lý thông tin bảo lãnh cũng như việc hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh
Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh. Quy trình đơn giản, giảm thiểu những thủ tục rờm rà sẽ tiết kiệm thời gian cho khách hàng trong việc yêu cầu bảo lãnh. Quy trình bảo lãnh đơn giản xong cũng cần duy trì việc bảo đảm an toàn cần thiết cho ngân hàng.
4.2 Những nhân tố khách quan
Những nhân tố thuộc về khách hàng
Trước khi có quyết định bảo lãnh, ngân hàng cần xem xét, đánh giá khách hàng kỹ lưỡng. Khi thẩm định khách hàng, ngân hàng thường xem xét các nội dung sau: khả năng tài chính của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo. Ngân hàng cần xem xét ba nội dung trên vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành nghĩa vụ đối với bên thụ hưởng, hay trong trường hợp xấu nhất xảy ra (ngân hàng phải xuất quỹ trả tiền thay khách hàng của mình) thì ngân hàng vẫn có khả năng truy đòi từ người được bảo lãnh hay bán tài sản đảm bảo để bù đắp…
Năng lực tài chính của khách hàng.
Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở khả năng tự tài trợ, khối lượng vốn tự có, tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính lỏng của tài sản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp càng cao thì khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác càng lớn cũng như đáp ứng các yêu cầu của bảo lãnh. Việc đanh giá năng lực tài chính của khách hàng là rất cần thiết vì nó hạn chế được rủi ro có thể xảy ra cũng như thu hút và tạo được mối quan hệ khách hàng truyền thống trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
Khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo.
Cũng như hoạt động cho vay, hoạt động bảo lãnh luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó ngân hàng thường yêu cầu các doanh nghiệp phải có bảo đảm cho bảo lãnh của ngân hàng. Hình thức đảm bảo trong hợp đồng bảo lãnh có thể là cầm cố, thế chấp giấy tờ có giá, tài sản, ký quỹ hay bảo lãnh của người thứ ba. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro như hiện nay thì việc yêu cầu TSĐB như là một hình thức tối ưu để ngân hàng bảo vệ mình khỏi những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Do đó, nếu khả năng đáp ứng các điều kiện về TSĐB của doanh nghiệp càng lớn thì mức độ tin tưởng của ngân hàng càng cao, chất lượng hoạt động bảo lãnh càng tốt.
Phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Mặc dù hợp đồng bảo lãnh hoàn toàn độc lập với hợp đồng kinh tế. Song, khi nhận được đơn xin bảo lãnh, các ngân hàng đều xem xét phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp. Tại sao vậy? Doanh nghiệp chỉ thực hiện được cam kết với đối tác khi có phương án kinh doanh khả thi, có khả năng sinh lãi. Năng lực sản xuất kinh doanh thể hiện ở: quy mô, năng suất, quy trình sản suất, tổ chức bán hàng…của doanh nghiệp. Một dự án có tính khả thi cao có thể giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện dự án, góp phần thúc đẩy nghiệp vụ bảo lãnh phát triển.
Những nhân tố thuộc môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế xã hội là nhân tố mang tính vĩ mô tác động tổng hoà đến mọi hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động của ngân hàng. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh không thể đặt ra ngoài sự phát triển chung của toàn xã hội. Hay nói cách khác, xã hội càng phát triển thì kéo theo hoạt động bảo lãnh càng phát triển. Do đó, môi trường kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
Môi trường kinh tế
Nhân tố này bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước (như chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, cách quản lý tỷ giá, điều hành chính sách tiền tệ,...) có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ của ngân hàng mà còn của các doanh nghiệp, khách hàng của ngân hàng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện cam kết với bên thụ hưởng làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán thay của ngân hàng. Tình hình sản xuất bị đình trệ cũng khiến cho khách hàng không có khả năng bồi hoàn khoản nợ cho ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng.
Không chỉ có vậy, môi trường kinh kế cũng tác động đến sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh. Môi trường kinh tế luôn chứa đựng nhiều rủi ro do đó mới phát sinh nhu cầu bảo lãnh. Nền kinh tế phát triển bền vững, các chủ thể tham gia giao dịch kinh tế đều thu lợi từ hoạt động của mình, thì chắc chắn rằng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng càng phát triển. Lúc đó ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ không gặp rủi ro phải thực hiện nghĩa vụ thay, như vậy ngân hàng càng yên tâm hơn khi tham gia bảo lãnh cho khách hàng của mình.Ngược lại, nền kinh tế biến động thất thường khiến nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, như vậy chắc chắn chẳng có ngân hàng nào muốn phát triển nghiệp vụ này. Vấn đề đặt ra là, ngân hàng cần làm tốt công tác dự báo thị trường để có thể có biện pháp kịp thời nhằm phát triển, mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh.
Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý đề cập đến hệ thống văn bản pháp luật đối với các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ giúp ngân hàng xây dựng hướng kinh doanh tốt và hoàn thành tốt các chức năng của mình trong đó có bảo lãnh, mà còn là cơ sở để giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
Môi trường chính trị xã hội.
Môi trường chính trị xã hội ổn định là nhân tố quan trọng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top