rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại - Vận tải Thúy Anh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH................................................................................................................ 2
1.1. Khái niệmhoạtđộng sảnxuất kinh doanh.............................................................2
1.2. Khái niệmhiệuquả hoạtđộngsảnxuất kinh doanh.............................................2
1.3. Vai trò của hiệu quả hoạtđộng SXKD....................................................................3
1.3.1. Hiệu quảhoạtđộng SXKDlàcông cụquảntrịdoanh nghiệp.................................3
1.3.2. Sựcầnthiếtphảinâng caohiệu quảhoạtđộngSXKD............................................4
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp ........4
1.4.1. Cácnhân tốbênngoài...............................................................................................4
1.4.2. Cácnhân tốbêntrong................................................................................................6
1.5. Bảnchất của hiệuquảhoạt động SXKD ................................................................8
1.6. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............9
1.6.1. Phươngpháp sosánh.................................................................................................9
1.6.2. Phươngpháp liên hệcânđối...................................................................................11
1.6.3. Phươngpháp sosánhtương quan...........................................................................11
1.7. Các chỉ tiêu phảnánhhiệuquả hoạt động SXKD..............................................11
1.7.1. Hiệu quảsửdụnglao động......................................................................................11
1.7.2. Hiệu quảsửdụngtài sản..........................................................................................11
1.7.3. Hiệu quảsửdụng vốnkinh doanh ..........................................................................13
1.7.4. Hiệu quảsửdụngchiphí.........................................................................................15
1.7.5. Một số chỉ tiêu tài chính khác ...................................................................15
1.7.5.1. Chỉ số khả năng thanh toán .................................................................... 15
1.7.5.2. Các hệ số cơ cấu vốn và tài sản.............................................................. 16
1.7.5.3. Nhóm chỉ số về hoạt động...................................................................... 17
1.7.5.4. Chỉ số sinh lời......................................................................................... 18
1.8. Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ...............19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦACÔNG TYCỔ PHẦN TM - VT THÚY ANH................................20
2.1. Một số nét khái quát về Công ty cổ phần thương mại - vận tải Thúy Anh ......20
2.1.1. Quátrìnhhìnhthànhvàpháttriển...........................................................................20
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần TM-VT Thúy Anh.......................20
2.1.4. Đặcđiểmlaođộng củacôngty...............................................................................25
2.1.5. Phươngpháp trảlương,thưởng của côngty...........................................................26
2.1.6. Hoạt động sảnxuấtkinhdoanh của công ty...........................................................29
2.1.7. Hoạt động Maketingcủa Công ty...........................................................................31
2.1.8. Nhữngthuận lợivàkhókhăn củacôngty..............................................................34
2.2. Đánhgiá hoạt động kinhdoanhcủa Công ty Cố phần TM - VT Thúy Anh...35
2.2.1. Mộtsốkếtquảhoạtđộngkinhdoanh của doanhnghiệp.......................................35
2.2.2. Phântích hiệuquảsảnxuấtkinh doanh củacôngty..............................................46
2.2.2.1. Chỉtiêuhiệuquảsửdụnglao động......................................................................46
2.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí ...........................................................48
2.2.2.2. Chỉsốvềkhảnăngthanh toán .............................................................................50
2.2.2.3. Chỉtiêu cơ cấuvốnvàcơ cấu tài sản...................................................................54
2.2.2.4. Chỉtiêuhiệuquảsửdụngvốn..............................................................................56
2.2.2.7. Chỉ số sinh lời.........................................................................................63
2.2.3. Kết luận chung kếtquảhoạtđộng sảnxuấtkinhdoanh của côngty ....................64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - VẬN TẢI THÚY ANH.............66
3.1. Mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong giai đoạntới............................................................................................................66
3.1.1. Côngtáctổ chứcvàlaođộng..................................................................................66
3.1.2. Côngtáckinh doanh................................................................................................66
3.1.3 .Vềthông tinnộibộ..................................................................................................66
3.1.4.Vềsảnlượng, chấtlượng sảnphẩmdịchvụ...........................................................67
3.2. Giảipháptăng doanhthuvàlợi nhuận.................................................................67
3.2.1. Biệnpháp đẩymạnhhoạtđộng marketing.............................................................67
3.2.2. Nângcao chấtlượngđội ngũ cán bộ công nhân viên trong côngty.....................69
3.2.3. Giảmthiểu chiphítrongkinhdoanh ......................................................................71
3.2.4. Giảipháp tăngtốcđộthu hồi cáckhoảnphảithu...................................................72
KẾT LUẬN......................................................................................................................75
Danh mục sơ đồ và bảng biểu
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 22
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 24
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động 25
Bảng 2.2: Bảng tính lương chi tiết cho lao động trực tiếp 27
Bảng cân đối kế toán năm 2011 35
Bảng cân đối kế toán năm 2012 38
Bảng cân đối kế toán năm 2013 41
Bảng 2.3: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 42
Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 44
Bảng 2.5: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 47
Bảng 2.6: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí 49
Bảng 2.7: Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần TM-VT Thúy Anh 51
Bảng 2.8: Tốc độ quay hàng tồn kho và số vòng quaycác khoản phải thu 53
Bảng2.9:CơcấunguồnvốnvàtàisảncủaCôngtyCổphầnTM-VTThúyAnh 55
Bảng 2.10: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 57
Bảng 2.11: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 59
Bảng 2.12: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 61
Bảng 2.13: Các chỉ số về khả năng sinh lời 63
Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 69
Bảng 3.2: Bảng dự tính kết quả khi giảm chi phí 72
Bảng 3.3: Chính sách chiết khấu 73
Bảng 3.4: Dự kiến chi phí chiết khấu 73
Bảng 3.5: Bảng dự kiến kết quả khi tăng thu hồi các khoản phải thu 74
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và tạo nhiều thời cơ
cũng như thách thức cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế. Với việc
phát triển mạnh mẽ của sản xuất và thương mại, nhu cầu về dịch vụ vận tải
hàng hoá ngày càng tăng. Đây là cơ hội mở cho các doanh nghiệp vận tải,
nhưng đi đôi với nó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp
luôn phải vận động và tìm hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này được
khẳng định bằng việc kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, sau thời gian thực
tập tại Công ty Cổ phần Thương mại - Vận tải Thúy Anh, với tư cách là một
nhà quản trị tương lai, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại - Vận tải Thúy
Anh” làm khóa luận tốt nghiệp. Mục đích của khóa luận là vận dụng những
kiến thức về quản trị kinh doanh để phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh,
nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, và thách thức của Công ty Cổ
phần Thương mại - Vận tải Thúy Anh. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
Kết cấu khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Thương mại - Vận tải Thúy Anh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Thương mại - Vận tải Thúy Anh
Với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu thực tế có hạn nên khóa luận
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây em cũng xin gửi lời Thank chân thành đến tập thể cán bộ công
nhân viên Công ty Cổ phần Thương mại - Vận tải Thúy Anh, các thầy cô giáo
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch
vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi
các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm
đó. Để được như vậy thì các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh.
“ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, cách, kết quả
cụ thể của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động
kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”.1
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan
hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu
vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này
giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp
của mình này càng phát triển.
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định
cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động...
+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận
1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị
trường và có quan hệ với các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu
quả sản xuất kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp,
vì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh doanh để
hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Đạt được điều này doanh nghiệp mới
có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đủ sức cạnh tranh trên thương
Theo nhà kinh tế học người Anh Adam Smith: Hiệu quả là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa, ở đây hiệu quả đồng
nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu (Ngô đình Giao, 1997).
Kết quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí kinh doanh
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hay quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,
tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định (Ngô đình Giao, 1997).
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất
phục vụ cho mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp, và mục tiêu xã hội của doanh
nghiệp đối với Nhà nước.
1.3. Vai trò của hiệu quả hoạt động SXKD
1.3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp
Để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào con người cũng cần kết
hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với
ý đồ trong chiến lược và kế hoạch SXKD của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn
có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công
cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động SXKD. Việc xem xét và tính toán
hiệu quả hoạt động SXKD không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở
trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra
những các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm
chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động SXKD là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế,
hiệu quả hoạt động SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá
chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được
trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như
đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp.
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều phương
pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng những nguồn lực
đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, sự
tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu
tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ
mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì,
sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu,
giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược
kinh doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúc này mục
tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyết định. Trong
điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh
tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp
luôn phải là không ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến
việc tăng năng suất là điều tất yếu.
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ
thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đều tác động
trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.2
Đó là các
quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt
động SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi
trường kinh doanh cần nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những
quy định đó.
Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành
thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh
tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm
đến mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận.
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định
các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn
định sẽ có tác dụng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo
thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của
mình và ngược lại.
Môi trường văn hoá xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục
tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù
hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi
tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi
trường văn hoá-xã hội quy định.
1.4.1.3. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả SXKD
của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ
tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, thất nghiệp, cán cân thương mại...luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến
các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả va hiệu quả hoạt
động SXKD của từng doanh nghiệp.3
Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng
phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để
các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn
các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh
nghiệp.
1.4.1.4. Môi trường thông tin
Trong nền kinh tế thị trường cuốc cách mạng về thông tin đang diễn ra
mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu
nào của quá trình SXKD cần có thông tin, thông tin để điều tra khai thác thị
trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị
trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh
nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi
trước.Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mình có hiệu quả thì phải có
một hệ thống thông tin đấy đủ, kịp thời, chính xác.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công
trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh
nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, tận dụng thời cơ hợp lý, mang lại sự
thành công mong đợi của doanh nghiệp.
1.4.1.5. Môi trường công nghệ
Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động SXKD của doanh nghiệp. Khi có bất cứ quyết định đầu tư nào về mặt cơ
sở vật chất, nhất là các tài sản cố định hữu hình, các dây chuyền sản xuất, nhà
máy, phân xưởng, các chủ DN cần cân nhắc thật kỹ. Bởi chỉ cần một quyết định
sai sẽ làm DN lâm vào tình trạng nợ nần, phá sản. Nhà nước ta có chủ trương “đi
tắt đón đầu” công nghệ của các nước phát triển để ứng dụng vào trong sản xuất
kinh doanh nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống công
nhân, đổi mới tư duy, nâng cao trình độ quản lý.
1.4.1.6. Môi trường quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế
có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các xu
hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị,
những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái
độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh
nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mình.
1.4.2. Các nhân tố bên trong
1.4.2.1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của
doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng
kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch,
chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc
kiểm tra, đành giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các
nghĩa vụ với nhà nước.
Vậy sự thành công hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanh nghiệp phụ
thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị. Bộ máy quản trị hợp
lý, xây dựng một kế hoạch SXKD khoa học phù hợp với tình hình thực tế của
doanh nghiệp, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong bộ
máy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp cận thị trường bằng
những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan trọng là bộ máy
quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của công ty sẽ đảm
bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp,
sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng
cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất. Không phải bất
lỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả
ngay, việc này cần đến một bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh,
thành công trong cơ cấu tổ chức là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh
doanh.
1.4.2.2. Nhân tố lao động và vốn
Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp
các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là
vấn đề lao động. Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và
tay nghề của người lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao
hiệu quả hoạt động SXKD mới thực hiện được CPH. Có thể nói chất lượng lao
động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao
động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu
quả cao.
Trong quá trình SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có
những sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có
kiểu dáng và chức năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hoá
dịch vụ tiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top