edwin_nguyen

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Hai Bà Trưng Hà Nội





Chương I 1

Một số vấn đề về hiệu quả huy động 1

nguồn vốn tại ngân hàng thương mại 1

1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1

1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM. 1

1.1.2. Khoản mục nguồn vốn của NHTM 1

1.1.2.3. Nguồn vốn chủ sở hữu. 11

Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác, để thành lập và đi vào hoạt động, chủ sở hữu ngân hàng thương mại phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp (vốn điều lệ). Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại phải lớn hơn hay bằng mức vốn tối thiểu mà luật quy định (vốn pháp định). Vốn điều lệ của mỗi ngân hàng thương mại được hình thành do tích chất sở hữu của ngân hàng quy định. Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước (ngân hàng thương mại quốc doanh) có vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần do sự đóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu, ngân hàng thương mại liên doanh có vốn điều lệ do các bên tham gia liên doanh đóng góp. 11

1.1.2.4. Các nguồn khác: 13

1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 14

1.2.1 Nguồn vốn là cơ sở nền tảng để NHTM hoạt động kinh doanh 14

1.2.2 Quyết định khả năng cạnh tranh của NHTM 15

1.2.3 Quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM 15

1.3. Hiệu quả huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại 15

1.3.1. Quan niệm hiệu quả huy động nguồn vốn 15

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động nguồn vốn của Ngân hàng. 17

1.3.2.1. KHối lượng nguồn vốn lớn tăng trưởng với độ ổn định cao. 17

1.3.2.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn 18

1.3.2.3. Chi phí huy động nguồn vốn 20

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại. 21

1.4.1 Nhân tố khách quan. 21

1.4.1.1 Hành lang pháp lý: 21

1.4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. 21

1.4.1.3. Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân. 22

1.4.2 Nhân tố chủ quan. 22

1.4.2.2 Hình thức cho vay. 22

1.4.2.3 Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng. 23

1.4.2.4 Lãi suất huy động . 24

1.4.2.5 Mạng lưới phục vụ cho việc huy động vốn. 24

1.4.2.6 Vị trí và uy tín của ngân hàng: 25

Chương II: Thực trạng huy động nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển NôNg Thôn quận hai bà trưng Hà Nội 26

2.1 Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai Bà trưng - Hà Nội 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban trong NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. 29

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 29

2.1.2.2. Chức năng chính của các phòng ban 29

Tổng nguồn vốn. 33

Tổng dư nợ cho vay. 33

2.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. 35

2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu ngồn vốn huy động. 35

2.2.1.2. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. 50

2.2.1.3. Chi phí huy động nguồn vốn. 51

2.2.2. Đánh giá hiệu quả huy động nguồn vốn tại NHNo&PTNT quận Hai Bà Trưng Hà Nội. 53

2.2.2.1. Kết quả đạt được. 53

2.2.2.2. Những thách thức lớn đối với NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng. 54

2.2.2.3. Những hạn chế vướng mắc cần tiếp tục giải quyết trong công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội thời gian tới. 58

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận hai bà trưng Hà Nội. 61

3.1 . ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000- 2005. 61

3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT QUẬN HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI. 63

3.3. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tại NHN0&PTNT quận hai bà trưng Hà Nội 64

3.3.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 64

3.3.2. Không ngừng hoàn thiện các tiện ích về công nghệ Ngân hàng để phục vụ người gửi tiền. 68

3.3.3. Mở rộng mạng lưới và thời gian giao dịch. 69

3.3.4. Hoàn thiện chính sách khách hàng. 71

3.3.5. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng. 72

3.3.6. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý. 74

3.3.7. Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng. 75

3.3.8. Mở rộng tiếp thị và quảng cáo. 76

KẾT LUẬN 78

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ền tệ- tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn Thủ đô nhằm phát triển kinh tế- xã hội góp phần công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Để tồn tại, phát triển và không ngừng vươn lên trong kinh doanh, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã thực thi các chính sách tiền tệ- tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng một cách uyển chuyển linh hoạt và có hiệu quả.
Dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm, tập trung chủ yếu cho vay các DNNN làm ăn có hiệu quả như: Công ty cơ giới và xây lắp 12, Công ty xây dựng và tư vấn thiết kế, Công ty vàng bạc đá quý Hà nội...và tập trung cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNTN, Công ty TNHH), hộ sản xuất, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố giấy tờ có giá. NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã góp phần tích cực trong việc xây dựng công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nếu như tính đến 31/12/2000 dư nợ của Ngân hàng mới chỉ là 61,5 tỷ đồng, thì đến ngày 31/12/2003 dư nợ đã đạt 110 tỷ đồng, tăng gấp hơn 1,78 lần .
Năm 2003, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã từng bước nâng dần lãi suất cho vay đối với các DNNN từ 0,72% đến 0,75 %, đối với các Công ty TNHH, DNTN, Hộ sản suất... duy trì lãi suất cho vay từ 0,8% đến 0,85%. Đồng thời chú trọng khâu thẩm định cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Từng bước chọn lọc các khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín. Hàng quý, 6 tháng phân loại khách hàng theo công văn 1963– NHNo&PTNT Việt nam.
NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội là một trong số các Ngân hàng dẫn đầu về nguồn vốn huy động, không những đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh tại địa phương, mà còn có một lượng vốn “thừa” điều chuyển lên NHNo&PTNT Hà Nội, góp phần điều hoà vốn trong toàn hệ thống.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm là thành công và là thế mạnh trong cạnh tranh của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Nếu so sánh với 2000 nguồn vốn chỉ có 236,780 tỷ đồng, thì đến 31/12/2003 nguồn vốn đã tăng trưởng lên tới 580.400 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,45 lần, đạt 99,1% so với kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả này, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội được sự quan tâm của Ban giám đốc, các phòng ban NHNo&PTNT Hà Nội có sự điều chỉnh lãi suất kỳ phiếu linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội mở rộng mạng lưới bằng việc hỗ trợ mở thêm 1 bàn tiết kiệm số 14 Phố Lò đúc. Quỹ tiết kiệm này được mở là nơi tập trung đông dân cư, một điểm thu hút vốn lớn. Mặt khác, đó còn là một sự cố gắng lớn của tập thể ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng đã nỗ lực hết mình vì nhiệm vụ chung. Thể hiện, NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã chú trọng mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi... và mở nhiều hình thức huy động vốn.
Hiệu quả công tác huy động vốn không chỉ tính riêng phần chênh lệch lãi suất giữa lãi suất điều chuyển vốn của NHNo&PTNT cấp trên với lãi suất bình quân trong huy động vốn tại địa phương, mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế toàn ngành và hiệu quả toàn xã hội trong việc sử dụng vốn thừa đó để phát triển kinh tế- góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Bảng 1. Tổng hợp nguồn vốn và dư nợ của NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
I
Tổng nguồn vốn.
236.780
304.922
555.166
580.400
1
Tiền gửi tổ chức tín dụng trong nước
1.980
2.929
31.919
41.494
2
Tiền gửi tổ chức kinh tế.
44.330
54.513
77.830
80.206
* Nội tệ.
14.800
26.993
49.444
51.651
* Ngoại tệ.
29.530
27.520
28.386
28.555
3
Tiền gửi tiết kiệm.
102.470
139.480
188.614
254.697
* Nội tệ.
14.000
31.000
50.000
80.000
* Ngoại tệ.
88.470
108.480
138.614
174.697
4
Phát hành giấy tờ có giá.
88.000
108.000
256.803
205.003
* Ngắn hạn.
600
600
1.746
1.543
* Dài hạn.
87.400
107.400
255.057
203.460
II
Tổng dư nợ cho vay.
61.500
67.000
87.000
130.000
1
Dư nợ ngắn hạn.
57.000
63.000
69.000
114.500
* DNNN.
51.000
44.000
35.000
0
* DNTN, Công ty TNHH.
3.900
8.000
19.600
16.500
* Hộ sản xuất, thành phần khác.
2.100
11.000
14.400
98.000
2
Dư nợ trung - dài hạn.
4.500
4.000
18.000
15.500
* DNNN.
3.100
2.300
15.500
1.805
* DNTN, Công ty TNHH.
300
0
0
0
* Hộ sản xuất, thành phần khác.
1.100
1.700
2.500
13.695
(Trích từ hồ sơ quyết toán của Ngân hàng)
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2003 là 130 tỷ đồng. Trong đó:
- Dư nợ cho vay đối với DNNN chiếm 1,38%/Tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNTN, Công ty TNHH) chiếm 12,69%/Tổng dư nợ.
- Dư nợ cho vay hộ sản xuất và thành phần khác chiếm 85,92%/Tổng dư nợ.
Vốn tín dụng NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và dân cư phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp, lương thực, phân bón, cà phê, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp, xuất nhập khẩu...
Công tác kho quỹ và kế toán: Luôn đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát trong khi thu, chi và vận chuyển trên đường đi. Kết quả thu được 471 tỷ đồng, chi 464 tỷ đồng. Các chị em ngân quỹ làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm cao được khách hàng tin tưởng
Kế toán giám sát chặt chẽ trong khâu quản lý tài sản nói chung và tiền mặt nói riêng, luôn phải đảm bảo đúng theo các chế độ quản lý: Đối với cán bộ kiểm ngân phải đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình thu chi và luân chuyển chứng từ. Tác phong của nhân viên giao dịch nhiệt tình, vui vẻ, văn minh, lịch sự. Đối với công tác quyết toán đã hoàn thành tốt chính xác và kịp thời.
Các dịch vụ Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và phát triển mang lại lợi ích kinh tế cho Ngân hàng và cho toàn xã hội như: Tài trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh mua bán ngoại tệ, chuyển tiền trong phạm vi toàn quốc, tư vấn, dịch vụ kiều hối, thu đổi ngoại tệ... Nhận vốn và thực hiện uỷ thác tài trợ đầu tư của Ngân hàng thế giới (WB).
Nói chung, toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng Hà Nội dưới sự lãnh đạo của chi bộ, lãnh đạo và tổ chức đoàn thể đã có sự đoàn kết nhất trí, yên tâm công tác, vựơt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.2. Thực trạng huy động nguồn vốn tại NHNo & PTNT quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
2.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn tại NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu ngồn vốn huy động.
a. Quy mô nguồn vốn huy động.
Quy mô, nguồn vốn huy động được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2: Biến động nguồn vốn huy động từ 2000 đến 2004
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Tổng nguồn vốn huy động
236.786
304.922
555.166
580.400
Tăng trưởng tuyệt đối
68.136
250.241
25.234
Tỷ lệ % biến động
128,78
182,07
104,55
Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm. Năm 2000 tổng nguồn vốn huy động đạt 236.786 triệu đồng, năm 2001 tổng nguồn vốn huy động là 304.922 triệu đồng, tăng 68.136 triệu đồng so với năm 2000, tỷ lệ tăng trưởng là 128,78%, năm 2002 tổng nguồn vốn huy động là 555.166 triệu đồng, tăng 250.244 triệu, tỷ lệ tăng trưởng đạt 182,07%, năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 580.400 triệu, tăng 25.234 triệu, tỷ lệ tăng trưởng đạt 104,55%.
Sự gia tăng một cách nhanh chóng của nguồnvốn là đã tạo đà và mở rộng đường thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo ra sức mạnh trong kinh doanh giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận, điều đó chứng tỏ rằng hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hai bà Trưng đã có những bước phát triển đổi mới vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Có được những kết quả như vậy là do có sự nỗ lực, đồng tâm nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, sự năng động sáng tạo tìm tòi, lựa chọn những bước đi phù hợp với điều kiện môi trường kinh tế, luôn chủ động đoán thời cơ, linh hoạt trong việc vận dụng chính sách phù hợp, tích cực vượt qua khó khăn. Hơn nữa, ngân hàng luôn đổi mới công nghệ, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, đa dạng hoá các hình thức huy động, tận dụng mọi nguồn vốn trong nước, mặt khác chi nhánh chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các quy chế, chính sách, chế độ của ngành và các văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không ngừng học tập tìm hiểu các chế độ văn bản mới, làm tốt công tác kiểm tra giám sát. Ngoài ra chi nhánh còn được sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và ban lãnh đạo, đã tạo điều kiện để chi nhánh hoạt động, thực hiệt tốt huy động nguồn vốn có hiệu quả.
b. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Hiệu quả của nguồn vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng nguồn vốn huy động mà còn phụ thuộc khá lớn vào kết cấu của nguồn vốn huy động.
Kết cấu của nguồn vốn huy động NHNo&PTNT Quận Hai Bà Trưng có sự thay đổi là do từng loại vốn mỗi loại vốn vốn huy động có những đặc điểm khác nhau. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu nguồn vốn huy động. Có thể do ảnh hưởng...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top