my_love9925
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng Nhập khẩu của Công ty vật tư thiết bị toàn bộ Matexim
Mở đầu 1
PHẦN I; TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬT TƯ THIẾT BỊ TOÀN BỘ MATEXIM 3
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 3
2. CƠ CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH 7
2.1 Hoạt động của các bộ phận sản xuất-kinh doanh . 7
2.2 Quy trình sản xuất-kinh doanh 9
2.3 Nhiệm vụ từng bộ phận cơ cấu trong công ty. 11
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ. Matexim thựchiện cơ chế quản lý theo chế độ một thủ trưởng, cơ cấu tổ chức bao gồm: 13
4. ĐẶC ĐIỂM NHÂN SỰ 16
Cơ quan Công ty 17
5. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 17
6. Thị trường kinh doanh 18
7. TÀI CHÍNH 20
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MATEXIM 22
1. CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU CỦA CÔNG 22
1.1 Nhập khẩu uỷ thác. . 22
1.2 Nhập khẩu tự doanh 22
1.3 Nhập khẩu tái xuất 23
2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
2.1 Nghiên cứu thị trường 23
2.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh . 25
2.3 Giao dịch ký kết hợp đồng . 26
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_hang_nh_yTtx9uHOeM.png /tai-lieu/de-tai-mot-so-bien-phap-nang-cao-hieu-qua-kinh-doanh-hang-nhap-khau-cua-cong-ty-vat-tu-thiet-bi-toan-bo-matexim-93358/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nhập khẩu tự doanh
Công ty tự nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tìm ra những nhu cầu thích hợp để tiến hành nhập khẩu. Công ty phải tự bỏ vốn, vay ngân hàng để nhập khẩu hàng hoá, tự tổ chức tiêu thụ hàng hoá.
Các phòng KD trình phương án KD (Đầu vào, đầu ra, vốn cho thương vụ, kết quả đạt được) lên Giám đốc để chờ phê duyệt. Khi được đồng ý, phòng KD làm thủ tục nhận vốn từ Công ty và tiến hành nhập khẩu. Nếu thương vụ lãi, phòng KD nhận được tỷ lệ phần trăm lãi, còn nếu thương vụ lỗ thì các phòng KD bị trừ vào lãi của thương vụ khác.
Với cách này các phòng KD của Matexim được quyền mượn vốn song phải trực tiếp đứng ra chịu lãi vay Ngân hàng. Tuy nhiên vốn KD do Công ty chịu trách nhiệm, các phòng KD được quyền chủ động KD theo hình thức “khoán”, lợi nhuận có thể lớn.
Bên cạnh đó là rủi ro cao nếu không tìm hiểu kỹ nguồn hàng, đàm phán kém- dẫn đến chất lượng vật tư thiết bị kém, giá cao, không phù hợp với điều kiện trong nước. Nếu không có khách hàng tin cậy, không có nơi tiêu thụ hay tổ chức tiêu thụ không tốt sẽ gây hiện tượng ồn kho, ứ đọng hàng, không thu hồi được vốn.
Chính vì vậy Công ty thường sử dụng cách này khi đã có yêu cầu trong nước trên cơ sở hợp đồng nội hay nhu cầu đặt hàng của khách hàng trong nước. Công ty giao thẳng hàng cho khách hàng nếu ký hợp đồng giá trị lớn hay công ty đưa hàng vào kho để bán lẻ (nếu có yêu cầu kinh doanh của kho). Nếu kết hợp tốt giữa bán buôn và bán lẻ, giữa yếu tố đầu vào và ra, mặt hàng kinh doanh phong phú, uy tín và quan hệ khách hàng tốt thì việc tiêu thụ hàng của Công ty sẽ linh hoạt và nhanh chóng hơn.
1.3 Nhập khẩu tái xuất
Đây là cách đòi hỏi nghiệp vụ kinh doanh cao vì liên quan đến nhiều yêu cầu nghiệp vụ cả xuất và nhập, nếu phương án thưong vụ không chặt chẽ sẽ chịu nhiều rủi ro.
2. Quá trình thực hiện
2.1 Nghiên cứu thị trường
Nói chung, các mặt hàng nhập khẩu của Công ty là những mặt hàng có đặc điểm khá riêng biệt với hàng hoá tiêu dùng thông thường: hàng chính nhập khẩu là vật tư thiết bị phục vụ sản xuất xây dựng đòi hỏi đảm bảo những tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật đã định theo yêu cầu khách hàng, việc nhập khẩu mặt hàng này phải đồng bộ, trị giá hàng cao thường rất cao, khối lượng lớn, chiếm diện tích không gian nhất định khi lắp đặt hay vận hành, đòi hỏi tính đồng bộ cao, thời gian sử dụng dài. Do đó, việc nghiên cứu thị trường cũng có những đặc điểm riêng.
Thị trường trong nước
Thị trường chính là đối tượng khách hàng từng nghành, từng địa phương, từng Doanh nghiệp công ty-chủ yếu là các Doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp hoạt động sản xuất hay thương mại; doanh nhiệp tư nhân, TNHH Có thể kể đến các bạn hàng truyền thống như: Công ty thép miền Nam, công ty Hà Việt, công ty Xuân Hoà, công ty Mico, công ty Siêu Thanh, công ty kim khí Hà Nội, công ty cơ khí Quang Trung, công ty Z179Các thành viên Tổng công ty như: DICOSO, VIKICO, VINBCO, công ty cơ khí Nông nghiệp. Ngoài ra Matexim còn thiết lập quan hệ với các nhà máy cơ khí địa phương, các làng nghề sản xuất kim khí; khai thác thêm các nhu cầu mới tại khu Công nghiệp Quảng Ninh, khu Công nghiệp Biên Hoà.
Vật tư thiết bị là loại hàng hoá có giá trị lớn nên khi nhập về Công ty phải đảm bảo khả năng tiêu thụ cao và khả năng thanh toán đầy đủ. Vì vậy-quá trình nghiên cứu thị trường cũng chính là nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng: Chủng loại, tình hình tài chính, các mối quan hệ là ăn trước đây của khách hàng mới.
Giá cả vật tư thiết bị cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty. Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nên ngày càng có nhiều Công ty khác tham gia vào hoạt động này đẩy môi trường cạnh tranh lên cao. Matexim nghiên cứu giá cả thị trường qua các Công ty XNK; qua thông tin cập nhật của Tổng Công ty; nguồn tin dự báo của Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại; nhận định của Phòng kinh doanhĐặc biệt là nguồn thông tin từ các Công ty có hoạt động XNK; thực tế thời kỳ 1998-1999 Nhà nước mở rộng phạm vi các doanh nghiệp được phép XNK- trong khi phí dịch vụ uỷ thác các Công ty XNK chỉ là 0,3-0,5% thì Matexim vẫn thu 1% trên tổng giá trị hợp đồng là quá cao so với các Công ty cạnh tranh dẫn đến doanh thu bán uỷ thác của Matexim giảm rõ rệt trong thời gian đó; doanh thu uỷ thác của Matexim chỉ tăng lên khi Matexim kịp thời điều chỉnh-ngay bản thân là một Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ công nghiệp được nhiều ưu ái như Matexim cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của khách hàng, của diễn biến giá cả thi trường và khó khăn thách thức ngày càng tăng khi môi trường cạnh tranh ngày càng cao.
Sau khi nghiên cứu giá cả thị trường, tính toán các khoản chi phí liên quan đến quá trình nhập khẩu thương vụ (hàng mua vào giao bán thẳng hay hàng mua vào nhập kho), Công ty sẽ đưa ra cho khách hàng một mức giá hợp lý để có thể đứng vững trong cạnh tranh.
Thị trường nước ngoài
Phương pháp nghiên cứu của Công ty thường áp dụng là phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Matexim nghiên cứu thị trường thông qua các tài liệu, sách báo; qua các thông tin cập nhật, dự báo diễn biễn giá cả thị trường từ mạng Internet về các mặt hàng kinh doanh chính, cập nhật tỷ giá hối đoái các ngoại tệ mạnh; qua đơn đặt hàng; qua các văn phòng hay nhân sự thay mặt các hãngViệc tham gia khảo sát thị trường thực tế rất ít vì khả năng và chi phí tài chính cũng như vấn đề về hiệu quả. việc thu thập thông tin được tiến hành theo cách sau:
Thu thập tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây và qua báo chí chuyên nghành Thương mại, Công nghiệp, Internet để nắm bắt nhu cầu sản xuất và biến động giá cả hàng hoá một cách khái quát.
Tham gia các hội chợ, hội nghị, hội thảo, hoạt động xúc tiến Thương mại nhằm thu thập thông tin về tập tính, đọng cơ mua bán của nhà sản xuất trong và ngoài nước. Sau đó, Công ty tiến hành phân tích xử lý thông tin để đưa ra đoán về hãng sản xuất: Giá cả bán ra, chất lượng hàng hoá, bảo hành, chức năng, uy tín hãng, khả năng cung cấpDựa trên cơ sở đó, Công ty đưa ra quyết định kinh doanh.
2.2 Lựa chọn đối tác kinh doanh
Hiện nay, thị trường vật tư thiết bị phục vụ sản xuất rất phong phú. Đã xuất hiện nhiều hãng kinh doanh nước ngoài tại chính quốc có văn phòng đại diện, đại lý hay hợp tác với Doanh nghiệp trong nước phân phối độc quyền sản phẩm; vì vậy một mặt hàng có thể có nhiều nguồn cung cấp: Mỗi hãng sản xuất khác nhau, cung cấp cùng một loại hàng với chất lượng, chức năng, giá cả khác nhau. Do đó việc nghiên cứu đối tác là cần thiết đối với Matexim.
Sau khi ký kết hợp đồng nội, Matexim lập danh sách nhà cung cấp: Các Hãng bạn hàng quen, truyền thống của Công ty, các Hãng chưa đặt quan hệ kinh doanh. Công ty lựa chọn đối tác nhiều thuận lợi, đáp ứng nhiều yêu cầu điều kiện nhất về chất lượng, giá cả, địa lý, yếu tố rủi ro tuỳ theo yêu cầu tính chất thương vụ, khả năng bạn hàng và khả năng Công ty.
Việc phân tích cụ thể thị trường ngoài nước sẽ được trình bày ở phần sau của chuyên đề.
2.3 Giao dịch ký kết hợp đồng
Căn cứ các điều kiện Hợp đồng nội, Công ty sẽ chuẩn bị công tác giao dịch để ký kết hợp đồng ngoại với đối tác nước ngoài. Hợp đồng nội là căn cứ chính để ký kết Hợp đồng ngoại nên Công ty chú trọng đến tính đầy đủ các điều khoản- nội dung chủ yếu và tính rõ ràng chặt chẽ của Hợp đồng nội.
Trong Công ty, trưởng phòng và P.Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết Hợp đồng nhập khẩu. Tuỳ theo từng Hợp đồng mà số người tham gia khác nhau và người có tư cách pháp nhân đứng ra ký kết Hợp đồng có thể là Giám đốc, P. Giám đốc hay trưởng phòng Kinh doanh. Thông thường khi lựa chọn đối tác giao dịch, Công ty đã có tìm hiểu kỹ về đối tác theo từng thương vụ nên chắc chắn có những đàm phán nhất định. Tuy nhiên để có được Hợp đồng ngoại đòi hỏi Công ty phải tiến hành đàm phán các điều kiện của Hợp đồng. Công ty thường tiến hành đàm phán giao dịch qua hai cách: Đàm phán miệng và đàm phán qua giấy tờ. Hình thức đàm phán miệng thường áp dụng khi Công ty tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tếhay với ngững đối tác có chi nhánh, văn phòng thay mặt đặt tại Việt Nam; bởi vì hình thức này nếu áp dụng với đối tác cách xa địa lý sẽ rất khó khăn, chi phí đàm phán quá lớn. Công ty chủ yếu dùng hình thức đàm phán giao dịch qua giấy tờ: thư tín, faxHợp đồng thường được kí kết như sau:
Công ty thảo một hợp đồng trên cơ sở Hợp đồng nọi và chấp nhận giá của phía nước ngoài, fax cho phía đối tác ký, sau khi ký xong khách hàng nước ngoài sẽ gửi lại Công ty một bản Hợp đồng gồm chữ ký của cả hai bên.
Nội dung cụ thể của một Hợp đồng nhập khẩu vật tư gồm các điều khoản sau:
Tiêu đề, ngày, tháng ký hợp đồng.
Những thông tin cần thiết về hai bên tham gia ký kết: Tên, địa chỉ, số tài khoản
Hàng hoá: Mô tả hàng hoá, xuất xứ, bao bì vận chuyển đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và phù hợp với cách vận chuy...