judas_iskariot
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao sử dụng vốn lưu động ở nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị’
Phần 1: Lời mở đầu: 1
Chương 1: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp 2
1.1.Vốn lưu động: 2
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm: 2
1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp: 3
Vốn vật tư hàng hoá: Là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện vật cụ thể nguyên nhiên vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. 4
Vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền quỹ, vốn, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, đầu tư ngắn hạn. 4
1.1.2.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn: 4
1.1.2.4. Phân loại theo nguồn hình thành: 5
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp: 8
1.2.1. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 9
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp: 10
1.2.2.1. Sức sinh lời của vốn lưu động: 10
1.2.2.2. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: 11
1.2.2.3. Số vòng quay của vốn lưu động( Hệ số luân chuyển): 12
1.2.2.4. Số vòng quay của hàng tồn kho: 13
1.2.2.5. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: 13
1.2.2.6. Khả năng thanh toán ngắn hạn: 13
1.2.2.7. Tỉ suất thanh toán tức thời: 14
1.2.2.8. Số vòng quay các khoản phải thu: 14
1.2.2.9. Thời gian một vòng quay các khoản thu: 15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng: 15
1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan: 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ. 22
2.1. Tổng quan về nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 22
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của nhà máy: 22
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà máy: 25
2.1.3.2. Bốn phó giám đốc: 26
2.1.3.3. Các phòng ban: 26
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 28
2.2. Thực trạng và sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị: 31
2.2.1. Thực trạng cơ cấu vốn tại nhà máy: 31
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy 33
2.2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy: 33
2.2.2.2. Cơ cấu tài sản lưu đông tại nhà máy: 36
2.2.2.3. Quản lý vốn lưu động của nhà máy 38
2.2.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữư Nghị 44
Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 44
Đơn vị: triệu đồng 44
2.2.3.Đánh gía chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 54
2.2.3.2 Những thuận lợi của nhà máy 56
2.2.3.3 Những khó khăn 56
Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà máy 59
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển tại nhà máy. 59
3.1.1.Định hướng: 59
3.1.2.Mục tiêu: 60
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 63
3.2.1. Hàng năm cần đánh giá. 63
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chế độ khấu hao tài sản cố định. 63
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 63
3.2.4. Quản lý trong khâu thu mua 64
3.2.5. Đổi mới quản lý vốn vay dài hạn 64
3.2.6. Đổi mới công tác kế hoạch tài chính : 64
3.2.7. Các giải pháp bảo toàn và phát triển vốn : 64
3.2.8.Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh 65
3.2.9. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên : 65
3.2.10. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động sử dụng cho kinh doanh. 66
3.2.11. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : 66
Một số kiến nghị : 66
Phần III : Kết luận 69
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_nang_cao_su_dung_v_WULntl6PLN.png /tai-lieu/de-tai-mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-nang-cao-su-dung-von-luu-dong-o-nha-may-banh-keo-cao-cap-huu-nghi-93851/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị:
a. Chức năng:
Tổ chức sản xuất chế biến các loại sản phẩm công nghệ như: bánh kẹo, mứt, lương khô
Hoạt động của nhà máy bao gồm hai chức năng chính là sản xuất ra các sản phẩm và chức năng tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ hàng hoá không trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ thực hiện qua hệ thống các trung gian là các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các chi nhánh của nhà máy trong nước.
b. Nhiệm vụ:
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là đơn vị sản xuất của công ty Thực phẩm miền Bắc nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên trong hai năm gần đây, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, nhà máy được công ty cho phép hạch toán độc lập. Có thể nói nhà máy như thể là công ty con của Tổng Công ty Thực phẩm Miền Bắc. Do đó nhà máy có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước, nhằm thoả mãn tốt nhu cầu của thị trường từ đó giúp nhà máy tìm kiếm được lợi nhuận.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi mà cạnh tranh vô cùng khốc liệt buộc các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy bánh kẹo cao cấp hữu Nghị nói riêng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung là sản xuất các sản phẩm bánh kem xốp, lương kho, các sản phẩm khác mang thương hiệu Hữu Nghị để cung cấp cho thị trường, thoả mãn tốt nhu cầu thị trường.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà máy:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị:
Giám đốc
PGĐ Kinh doanh
PGĐ Tài chính kế toán
PGĐ kỹ thuật
PGĐ TChức LĐộng
P.Khoạch vật tư
P. TC- Kế toán
P.Kỹ thuật
P.KCS
P.Thị trường
P.Hành chính
Phân xưởng bánh quy
Phân xưởng bánh kem xốp
Phân xưởng lương khô
Phân xưởng bánh ngọt, trung thu, Mứt Tết
2.1.3.1. Giám đốc
Giám đốc nhà máy cũng chính là Giám đốc công ty Thực phẩm Miền Bắc, là người chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.3.2. Bốn phó giám đốc:
- Phó giám đốc phụ trách tổ chức - lao động là người phụ trách các vấn đề về tổ chứcquản lý về lao động, ra các quyết định và ký các hợp đồng lao động với công nhân.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chuyên phụ trách về các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra tìm nguồn hàng và lên kế hoạch lập kênh tiêu thụ.
- Phó giám đốc phụ trách tài chính - kế toán: là người phụ trách các hoạt động kế toán tài chính cua rnhà máy.
- Phó giám đốc kỹ thuật: là người giám sát hoạt động sản xuất những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu.
2.1.3.3. Các phòng ban:
- Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng tiến hành nghiên cứu chi tiết các kế hoạch về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
- Phòng tài chính kế toán: Chức năng cơ bản là tham mưu giám đốc về mặt tài chính, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thức tiền tệ, là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế đồng thời là đầu mối tham mưu đắc lực cho lãnh đạo công ty trong quản lý mua sắm, nhập xuất vật tư, tập hợp chi phí giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh đẻ lạp báo cáo chính xác kịp thời.
- Phòng thị trường: Chức năng cơ bản là tìm kiếm thị trường tiêu thụ, phân phối sản phẩm theo các kênh đã có, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế các sản phẩm, thiết kế hinh thức quảng cáo, tiếp thị chiết khấu nhằm bổ trợ công tác bán hàng.
Cơ cấu tổ chức của Phòng thị trường:
Phòng thị trường
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận Maketing
Dịch vụ khách hàng
Đưa hàng ra thị trường
Nghiên cứu Maketing
Tổ chức bán hàng
Nghiên cứu thị trường
- Phòng kỹ thuật: Kết hợp với phòng thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại bánh kẹo để dự tính kế hoạch thu mua vật liệu. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế kỹ thuật mới vào sản xuất và kiểm tra chất lương sản phẩm.
- Phòng KCS: Là phòng được tách ra từ phòng kỹ thuật có nhiệm vụ chính là:
+ Kiểm tra công nghệ sản xuất.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm.
+Kiểm tra trình độ công nhân.
+ Cải tiến bao bì mẫu mã, lập phương án cải tạo kiểm tra theo ISO 9002.
- Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng là tính toán lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, giám sát tình hình lao động, phụ trách về an toàn lao động.
Ngoài ra nhà máy còn có ban cơ điện phụ trách về các vấn đề điện, máy móc thiết bị văn phòng, đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục.
Tóm lại: Nhà máy có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn. Đây là thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất tới nơi tiêu thụ.
2.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Không giống các nhà máy dệt khác hay các đơn vị sẩn xuất xe đạp, mỗi phân xưởng sản xuất chỉ là một đoạn của quy trình công nghệ. Các nhà máy bánh kẹo nói chung và nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị nói riêng, mỗi phân xưởng sản xuất là một dây truyền công nghệ khép kín lúc bắt đầu bỏ nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành.
Theo cách thức sản xuất ở công ty, mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm sản xuất một hay một số loại kẹo này đều giống nhau và trải qua 5 giai đoạn: hoà đường, nấu, làm nguội, tạo hình và đóng gói.
- Giai đoạn 1: Hoà đường
Trong giai đoạn này, đường, nha và nước được hoà tan hoàn toàn với nhau thành dung dịch SiRô đồng nhầt ở nhiệt độ 100 độ C đến 110 độ C theo tỷ lệ quy định cho từng loại kẹo. Đối với kẹo cứng, đường chiếm một tỷ lệ khá lớn từ 70% - 90% trong khi nha chỉ chiếm khoảng 10% - 30%. Đối với kẹo mềm tỷ lệ nha và đường lại gần tương đương, đường từ 40% - 50%, nha từ 50- 60%. Hoà đường là công việc được tiến hành một cách thủ công. Vì vậy đòi hỏi người công nhân hoà đường phải có trình độ chuyên môn khá vững, nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại kẹo.
- Giai đọan 2: Nấu
Đây là giai đoạn thực hiện quá trình cô đặ dịch kẹo từ độ ẩm 20% xuống còn 1% - 3%. Sau khi đã hoà tan, dung dịch sẽ được đua vào nồi nấu thủ công hay nồi nấu hiện đại tuỳ từng trường hợp vào máy móc thiết bị ở từng phân xưởng. Ở trong gai đoạn này mỗi loại kẹo sẽ được nấu ở nhiệt độ khác nhau.Chẳng hạn, đối với kẹo cứng từ 140 độ C - 165 độ C.
- Giai đoạn 3: Làm nguội
Khi nấu xong, dung dịch kẹo lỏng đã quánh lại và được đổ ra bàn làm nguội. Lúc này tuỳ từng trường hợp từng loại kẹo người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia như: axít, tinh dầu, phẩm thực phẩm vào hỗn hợp. Mục đích của khâu này là thực hiện quá trình làm nguội dịch kẹo từ 100 độ C xuống còn 80 độ C - 90 độ C đẻ khi đưa vào khâu định hình kẹo không bị dính.
- Giai đoạn 4: Tạo hình
Công việc tạo hình gồn các công đoạn: Lăn côn, vuốt thoi, định hình và làm nguội. Giai đoạn này ở mọi phân xưởng đều được thực hiện bằng máy. Khi các mảng kẹo được cho vào máy, máy sẽ làn lượt lăn côn, trộn đều các chất trong hỗn hợp một lần nữa rồi chuyển sang vuốt thoi, các mảng kẹo sẽ được vuốt thành các dải dài sau đó sẽ đưa vào máy định hình, cắt những dải này theo những khuôn mẫu kẹo địng sẵn. Các viên kẹo được cắt xởngi xuống các tấm sàng để làm nguội nhanh chóng đến nhiệt độ 40 độ C đến 50 độ C, đảm bảo kẹo ở trang thái cứng, giòn,không bị biến dạng khi gói.
- Giai đoạn 5: Đóng gói
Sau khi được cắt và làm nguội, kẹo sẽ được gói, có thể là đóng gói bằng máy hay bằng tay. Gói xong kẹo sẽ được đóng gói vào thùng theo trọng lượng quy định sẵn. Qúa trình sản xuất kẹo diễn ra rất nhanh, nếu sử dụng lao động thủ công thì trong 1 ca người ta sản xuất được một mẻ kẹo từ 25 - 30 kg. Nếu sử dụng máy thì cứ 1 phút mẻ kẹo 5 kg sẽ được hoàn thành. Trong quy trình này, 3 giai đoạn đầu gói đóng một vai trò quan trọng, nó không chịu ảnh hưởng tới việc xác định loại kẹo sản xuất mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm được sản xuất. Do vậy ngoài việc bố trí vào các giai đoạn này những lao động có tay nghề cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng, nhà máy còn yêu cầu bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm của những giai đoạn này rất khắt khe và kỹ lưỡng.
2.2. Thực trạng và sử dụng vốn lưu động tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị:
2.2.1. Thực trạng cơ cấu vốn tại nhà máy:
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thuộc công ty thực phẩm miền Bắc - Bộ thương mại là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh hiện có của nhà máy. Chính vì vậy việc quản lý và sủ dụng vốn lưu động như thế nào, nó ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả kinh doanh trên cơ sở đó tìm ra những mặt chưa hợp lý, xác định nguyên nhân và đưa ra những khắc phục.
...