LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. Khái quát về ĐNN .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về ĐNN...................................................................................................... 3
1.1.2. Lợi ích của ĐNN ......................................................................................................... 4
1.2. Tổng quan về quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN ở Việt Nam ............................ 4
1.2.1. Định nghĩa quản lý môi trường.................................................................................. 4
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN ................................................. 5
1.2.3. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN..................... 6
1.3. Tổng quan về VQG Xuân Thủy .............................................................................. 7
1.3.1. Lịch sử hình thành VQG Xuân Thủy........................................................................ 7
1.3.2. Vị trí địa lý ................................................................................................................... 7
1.3.3. Đặc điểm đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy ......................................................... 8
1.3.4. Đặc điểm về thổ nhưỡng VQG Xuân Thủy ........................................................... 10
1.3.5. Đặc điểm về khí tượng VQG Xuân Thủy .............................................................. 11
1.3.6. Đặc điểm thủy văn VQG Xuân Thủy ..................................................................... 11
1.3.7. Đặc điểm kinh tế - xã hội của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy .............. 12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 15
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 15
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa tài liệu.............................................................. 15
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn và khảo sát thực địa ........................................ 15
2.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17 3.1. Các hoạt động của người dân liên quan đến VQG Xuân Thủy............................... 17 3.1.1. Khai thác và nuôi trồng thủy sản............................................................................. 17 3.1.2. Các hoạt động có tác động tiêu cực đến VQG Xuân Thủy.................................. 20 3.1.3. Mức độ quan tâm, nhận thức của người dân về giá trị của ĐNN........................ 21 3.1.4. Sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ VQG Xuân Thủy ................. 21 3.2. Hiện trạng quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN tại VQG Xuân Thủy.................. 23 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................... 23
v
3.2.2. Đánh giá của người dân về hiệu quả công tác quản lý môi trường VQG Xuân Thủy ...................................................................................................................... 24
3.3. Những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN tại VQG Xuân Thủy ............................................................................................................. 25
3.3.1. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN..... 25
3.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường VQG Xuân Thủy.. 25
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN tại VQG Xuân Thủy ........................................................................................ 29
3.4.1. Tăng cường năng lực cho ban quản lý.................................................................... 29
3.4.2. Nâng cao vai trò cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN
VQG Xuân Thủy. ...................................................................................................................... 29
3.4.3. Xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương ...................................................................................................................................... 30
3.4.4. Tăng cường kiểm soát chất lượng môi trường....................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 33 PHỤ LỤC....................................................................................................................... 35
vi
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam từ năm 1989 và được công nhận là trung tâm của Khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng sông Hồng từ năm 2005. Đây là vùng đất ngập nước cửa sông ven biển tiêu biểu nên có nhiều kiểu hệ sinh thái với các đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật. Với những tiềm năng phong phú về đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Xuân Thủy mang lại những lợi ích lớn về kinh tế cho con người, là nơi nuôi dưỡng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cư, tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu và đặc biệt là không có phương pháp sử dụng tài nguyên bền vững nên các hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng đệm tác động lên hệ sinh thái đất ngập nước khá gay gắt, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Với mong muốn đóng góp thông tin và cơ sở khoa học trong việc bảo tồn, quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước theo hướng phát triển bền vững., em quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước Vườn Quốc gia Xuân Thủy”. Đề tài luận văn nhằm đánh giá hiện trạng quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước
tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
- Xác định những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
1
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác có liên quan đến quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vương Quốc gia Xuân Thủy và những địa điểm khác có hệ sinh thái đất ngập nước tương tự.
- Nêu lên thực trạng quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, những khó khăn, bất cập gây cản trở công tác quản lý.
- Đóng góp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Vùng đất ngập nước là một hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao có vai trò quan trọng đối với động thực vật đặc biệt là con người, tuy nhiên hệ sinh thái đất ngập nước đang bị suy thoái do chịu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và áp lực từ phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước đã đạt những kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập khiến ban quản lý và người dân vùng đệm có sinh kế phụ thuộc vào đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy vẫn đang gặp những khó khăn trong việc cân bằng giữa bảo tồn và khai thác tài nguyên đất ngập nước.
Đề tài nghiên cứu của luận văn xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của nước ta và thế giới, đặc biệt vùng đất ngập nước Vườn Quốc gia Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam bởi Công ước Ramsar. Kết quả nghiên cứu của luận văn được kỳ vọng sẽ đem lại những hiệu quả trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về ĐNN
1.1.1. Khái niệm về ĐNN
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ĐNN, tuỳ từng trường hợp vào sự khác nhau về loại hình cùng với những mục đích nghiên cứu và quản lý khác nhau mà mỗi cá nhân, tổ chức lại có cách tiếp cận khác nhau về ĐNN.
Theo các nhà khoa học Canada: "ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt" [2].
Theo các nhà khoa học New Zealand: "ĐNN là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hay thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hay đặc trưng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt" [2].
Theo các nhà khoa học Australia: "ĐNN là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hay theo chu kỳ, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những bãi lầy và những khu RNM lộ ra khi thủy triều xuống thấp" [2].
Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại Mỹ: "ĐNN là những vùng đất bị ngập hay bão hòa bởi nước bề mặt hay nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa nước" [2].
Định nghĩa được ghi tại Điều 1 của Công ước Ramsar (Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, 1971) là định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất: “ĐNN bao gồm những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước tự nhiên hay nhân tạo, những vụng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước tĩnh hay chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn và cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi thủy triều xuống”.
Ở Việt Nam, theo Điều 2 khoản 8, Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN: “Vùng ĐNN là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hay ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.”
3
Như vậy, định nghĩa ĐNN được ghi tại Nghị định 66/2019/NĐ-CP đã có sự đồng nhất với định nghĩa ĐNN của Công ước Ramsar, điều này thể hiện sự thống nhất trong cách tiếp cận quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN của Việt Nam đối với Công ước này.
1.1.2. Lợi ích của ĐNN
- ĐNN cung cấp nước sạch: Chỉ 3% lượng nước trên thế giới là nước sạch và phần lớn đã bị đóng băng. Mỗi người cần tới 20-50 lít nước mỗi ngày để sử dụng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày. ĐNN bổ sung các tầng nước ngầm, là nguồn cung cấp nước sạch quan trọng cho con người [2].
- ĐNN cung cấp lương thực: Mỗi năm, con người tiêu thụ trung bình 19kg cá, trong đó phần lớn lượng cá tiêu thụ từ các khu ĐNN ven biển. Gạo trồng ở các khu ĐNN là nguồn thức ăn chủ yếu của gần 3 tỷ người, cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu [2].
- ĐNN có thể lọc các chất độc hại: Các loài thực vật trong vùng ĐNN có thể giúp hấp thụ một số chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), khai thác mỏ (kim loại nặng) và các chất độc từ hoạt động công nghiệp [2].
- ĐNN là vùng đệm giúp giảm thiểu thiên tai: Những vùng ĐNN (như đất than bùn và bãi cỏ ẩm ướt ở các lưu vực sông) lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm thiếu lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán. Rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn và rạn san hô giúp giảm thiếu tác động từ các cơn bão [2].
- ĐNN chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao: ĐNN là môi trường sống của hơn 100.000 loài nước ngọt, là môi trường sống cần thiết của nhiều loài động vật bò sát, lưỡng cư, đặc biệt là nơi cư trú và di cư của nhiều loài chim [2].
- ĐNN tạo nên nguồn sinh kế bền vững: Gần 62 triệu người trên thế giới phụ thuộc trực tiếp mưu sinh từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống. ĐNN được quản lý bền vững sẽ cung cấp các sản phẩm và sinh kế bền vững cho con người [2].
- ĐNN lưu trữ Cacbon: Chỉ riêng đất than bùn lưu trữ tới 30% lượng cacbon trong đất. Con số này gấp hai lần lượng cacbon được lưu trữ trong các khu rừng [2].
1.2. Tổng quan về quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN ở Việt Nam
1.2.1. Định nghĩa quản lý môi trường
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải và TS. Nguyễn Ngọc Sinh “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động
4
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề mội trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” [5].
Với định nghĩa trên, quản lý môi trường gồm ba khía cạnh: Tổng hợp các biện pháp tiếp cận hệ thống thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người với mục đích chính là giữ cân bằng quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữ nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của Trái Đất. Quản lý môi trường được thực hiện bằng các biện pháp luật pháp, chính sách, công nghệ, kinh tế, văn hóa, giáo dục,... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau và được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,... [5].
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN
Công tác quản lý môi trường nhằm đảm bảo môi trường sống trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững và góp phần bảo tồn các tài nguyên trên Trái Đất. Nguyên tắc quản lý là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, tiêu chuẩn hành vi buộc các tổ chức phải tuân theo trong quá trình quản lý. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm [5]:
- Hướng tới sự phát triển bền vững.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm
Theo đó, việc quản lý vùng ĐNN phải tuân theo những nguyên tắc được quy định tại điều 3 của Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN bao gồm [3]:
- Việc bảo tồn và sử dụng vùng ĐNN phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng ĐNN.
5
- Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng ĐNN có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng ĐNN và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng ĐNN.
- Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái ĐNN.
1.2.3. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN
Tại Việt Nam, quản lý của nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN gồm 7 nội dung chính [3]:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN; các quy định của Công ước Ramsar.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
- Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng ĐNN quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng ĐNN quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn ĐNN; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng ĐNN quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.
- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN quan trọng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN.
6
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. Khái quát về ĐNN .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về ĐNN...................................................................................................... 3
1.1.2. Lợi ích của ĐNN ......................................................................................................... 4
1.2. Tổng quan về quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN ở Việt Nam ............................ 4
1.2.1. Định nghĩa quản lý môi trường.................................................................................. 4
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN ................................................. 5
1.2.3. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN..................... 6
1.3. Tổng quan về VQG Xuân Thủy .............................................................................. 7
1.3.1. Lịch sử hình thành VQG Xuân Thủy........................................................................ 7
1.3.2. Vị trí địa lý ................................................................................................................... 7
1.3.3. Đặc điểm đa dạng sinh học VQG Xuân Thủy ......................................................... 8
1.3.4. Đặc điểm về thổ nhưỡng VQG Xuân Thủy ........................................................... 10
1.3.5. Đặc điểm về khí tượng VQG Xuân Thủy .............................................................. 11
1.3.6. Đặc điểm thủy văn VQG Xuân Thủy ..................................................................... 11
1.3.7. Đặc điểm kinh tế - xã hội của người dân vùng đệm VQG Xuân Thủy .............. 12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 15
2.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 15
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 15
2.4.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa tài liệu.............................................................. 15
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn và khảo sát thực địa ........................................ 15
2.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17 3.1. Các hoạt động của người dân liên quan đến VQG Xuân Thủy............................... 17 3.1.1. Khai thác và nuôi trồng thủy sản............................................................................. 17 3.1.2. Các hoạt động có tác động tiêu cực đến VQG Xuân Thủy.................................. 20 3.1.3. Mức độ quan tâm, nhận thức của người dân về giá trị của ĐNN........................ 21 3.1.4. Sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ VQG Xuân Thủy ................. 21 3.2. Hiện trạng quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN tại VQG Xuân Thủy.................. 23 3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................... 23
v
3.2.2. Đánh giá của người dân về hiệu quả công tác quản lý môi trường VQG Xuân Thủy ...................................................................................................................... 24
3.3. Những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN tại VQG Xuân Thủy ............................................................................................................. 25
3.3.1. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN..... 25
3.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường VQG Xuân Thủy.. 25
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN tại VQG Xuân Thủy ........................................................................................ 29
3.4.1. Tăng cường năng lực cho ban quản lý.................................................................... 29
3.4.2. Nâng cao vai trò cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN
VQG Xuân Thủy. ...................................................................................................................... 29
3.4.3. Xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương ...................................................................................................................................... 30
3.4.4. Tăng cường kiểm soát chất lượng môi trường....................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 33 PHỤ LỤC....................................................................................................................... 35
vi
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam từ năm 1989 và được công nhận là trung tâm của Khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng sông Hồng từ năm 2005. Đây là vùng đất ngập nước cửa sông ven biển tiêu biểu nên có nhiều kiểu hệ sinh thái với các đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cư trú và quần xã sinh vật. Với những tiềm năng phong phú về đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Xuân Thủy mang lại những lợi ích lớn về kinh tế cho con người, là nơi nuôi dưỡng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cư, tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu và đặc biệt là không có phương pháp sử dụng tài nguyên bền vững nên các hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên của cộng đồng dân cư vùng đệm tác động lên hệ sinh thái đất ngập nước khá gay gắt, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường của hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Với mong muốn đóng góp thông tin và cơ sở khoa học trong việc bảo tồn, quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước theo hướng phát triển bền vững., em quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước Vườn Quốc gia Xuân Thủy”. Đề tài luận văn nhằm đánh giá hiện trạng quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước
tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
- Xác định những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
3. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
1
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác có liên quan đến quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vương Quốc gia Xuân Thủy và những địa điểm khác có hệ sinh thái đất ngập nước tương tự.
- Nêu lên thực trạng quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, những khó khăn, bất cập gây cản trở công tác quản lý.
- Đóng góp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Vùng đất ngập nước là một hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao có vai trò quan trọng đối với động thực vật đặc biệt là con người, tuy nhiên hệ sinh thái đất ngập nước đang bị suy thoái do chịu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu và áp lực từ phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước đã đạt những kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập khiến ban quản lý và người dân vùng đệm có sinh kế phụ thuộc vào đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy vẫn đang gặp những khó khăn trong việc cân bằng giữa bảo tồn và khai thác tài nguyên đất ngập nước.
Đề tài nghiên cứu của luận văn xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của nước ta và thế giới, đặc biệt vùng đất ngập nước Vườn Quốc gia Xuân Thủy được công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam bởi Công ước Ramsar. Kết quả nghiên cứu của luận văn được kỳ vọng sẽ đem lại những hiệu quả trong công tác quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Nam Định.
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về ĐNN
1.1.1. Khái niệm về ĐNN
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ĐNN, tuỳ từng trường hợp vào sự khác nhau về loại hình cùng với những mục đích nghiên cứu và quản lý khác nhau mà mỗi cá nhân, tổ chức lại có cách tiếp cận khác nhau về ĐNN.
Theo các nhà khoa học Canada: "ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt" [2].
Theo các nhà khoa học New Zealand: "ĐNN là một khái niệm chung để chỉ những vùng đất ẩm ướt từng thời kỳ hay thường xuyên. Những vùng ngập nước ở mức cạn và những vùng chuyển tiếp giữa đất và nước. Nước có thể là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. ĐNN ở trạng thái tự nhiên hay đặc trưng bởi các loài thực vật và động vật thích hợp với điều kiện sống ẩm ướt" [2].
Theo các nhà khoa học Australia: "ĐNN là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hay theo chu kỳ, nước tĩnh hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những bãi lầy và những khu RNM lộ ra khi thủy triều xuống thấp" [2].
Định nghĩa do các kỹ sư quân đội Mỹ đề xuất và là định nghĩa chính thức tại Mỹ: "ĐNN là những vùng đất bị ngập hay bão hòa bởi nước bề mặt hay nước ngầm một cách thường xuyên và thời gian ngập đủ để hỗ trợ cho tính ưu việt của thảm thực vật thích nghi điển hình trong những điều kiện đất bão hòa nước" [2].
Định nghĩa được ghi tại Điều 1 của Công ước Ramsar (Công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, 1971) là định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất: “ĐNN bao gồm những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước tự nhiên hay nhân tạo, những vụng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước tĩnh hay chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn và cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi thủy triều xuống”.
Ở Việt Nam, theo Điều 2 khoản 8, Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN: “Vùng ĐNN là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hay ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.”
3
Như vậy, định nghĩa ĐNN được ghi tại Nghị định 66/2019/NĐ-CP đã có sự đồng nhất với định nghĩa ĐNN của Công ước Ramsar, điều này thể hiện sự thống nhất trong cách tiếp cận quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững ĐNN của Việt Nam đối với Công ước này.
1.1.2. Lợi ích của ĐNN
- ĐNN cung cấp nước sạch: Chỉ 3% lượng nước trên thế giới là nước sạch và phần lớn đã bị đóng băng. Mỗi người cần tới 20-50 lít nước mỗi ngày để sử dụng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày. ĐNN bổ sung các tầng nước ngầm, là nguồn cung cấp nước sạch quan trọng cho con người [2].
- ĐNN cung cấp lương thực: Mỗi năm, con người tiêu thụ trung bình 19kg cá, trong đó phần lớn lượng cá tiêu thụ từ các khu ĐNN ven biển. Gạo trồng ở các khu ĐNN là nguồn thức ăn chủ yếu của gần 3 tỷ người, cung cấp 20% nguồn thực phẩm trên toàn cầu [2].
- ĐNN có thể lọc các chất độc hại: Các loài thực vật trong vùng ĐNN có thể giúp hấp thụ một số chất ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), khai thác mỏ (kim loại nặng) và các chất độc từ hoạt động công nghiệp [2].
- ĐNN là vùng đệm giúp giảm thiểu thiên tai: Những vùng ĐNN (như đất than bùn và bãi cỏ ẩm ướt ở các lưu vực sông) lưu trữ nước mưa, nước chảy tràn khi mưa bão giúp giảm thiếu lũ lụt và hỗ trợ cấp nước khi hạn hán. Rừng ngập mặn, đầm lầy nước mặn và rạn san hô giúp giảm thiếu tác động từ các cơn bão [2].
- ĐNN chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao: ĐNN là môi trường sống của hơn 100.000 loài nước ngọt, là môi trường sống cần thiết của nhiều loài động vật bò sát, lưỡng cư, đặc biệt là nơi cư trú và di cư của nhiều loài chim [2].
- ĐNN tạo nên nguồn sinh kế bền vững: Gần 62 triệu người trên thế giới phụ thuộc trực tiếp mưu sinh từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống. ĐNN được quản lý bền vững sẽ cung cấp các sản phẩm và sinh kế bền vững cho con người [2].
- ĐNN lưu trữ Cacbon: Chỉ riêng đất than bùn lưu trữ tới 30% lượng cacbon trong đất. Con số này gấp hai lần lượng cacbon được lưu trữ trong các khu rừng [2].
1.2. Tổng quan về quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN ở Việt Nam
1.2.1. Định nghĩa quản lý môi trường
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải và TS. Nguyễn Ngọc Sinh “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động
4
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề mội trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” [5].
Với định nghĩa trên, quản lý môi trường gồm ba khía cạnh: Tổng hợp các biện pháp tiếp cận hệ thống thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người với mục đích chính là giữ cân bằng quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữ nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của Trái Đất. Quản lý môi trường được thực hiện bằng các biện pháp luật pháp, chính sách, công nghệ, kinh tế, văn hóa, giáo dục,... Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau và được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,... [5].
1.2.2. Nguyên tắc quản lý môi trường hệ sinh thái ĐNN
Công tác quản lý môi trường nhằm đảm bảo môi trường sống trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững và góp phần bảo tồn các tài nguyên trên Trái Đất. Nguyên tắc quản lý là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, tiêu chuẩn hành vi buộc các tổ chức phải tuân theo trong quá trình quản lý. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm [5]:
- Hướng tới sự phát triển bền vững.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm
Theo đó, việc quản lý vùng ĐNN phải tuân theo những nguyên tắc được quy định tại điều 3 của Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN bao gồm [3]:
- Việc bảo tồn và sử dụng vùng ĐNN phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng ĐNN.
5
- Kết hợp sử dụng, khai thác với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng ĐNN có hệ sinh thái đặc thù, đa dạng sinh học cao, có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
- Tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng ĐNN và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng ĐNN.
- Đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái ĐNN.
1.2.3. Quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN
Tại Việt Nam, quản lý của nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN gồm 7 nội dung chính [3]:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN; các quy định của Công ước Ramsar.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN trên phạm vi cả nước và từng địa phương.
- Thống kê, kiểm kê; điều tra, đánh giá, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN; quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học của các vùng ĐNN quan trọng; lập, thẩm định, ban hành và điều chỉnh Danh mục các vùng ĐNN quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức lập, thẩm định, thành lập và quản lý các khu bảo tồn ĐNN; đề cử công nhận và quản lý khu Ramsar; hướng dẫn quản lý các vùng ĐNN quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn.
- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo nhân lực cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN quan trọng.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng ĐNN.
6
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links