nuhoang_banggia_11141
New Member
Download miễn phí Khóa luận Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Phần nội dung 4
Chương I : Tổng quan tài liệu 4
I – Quản trị vốn lưu động 4
1.1. Vốn lưu động là gì? 4
1.1.2. Phân loại vốn lưu động 4
1.1.2.1. Dựa vào vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được chia làm 3 loại: 4
1.1.2.2. Dựa vào hình thái biểu hiện có thể chia ra: 5
1.1.2.3. Dựa theo nguồn hình thành có 5
1.1.3. Một số công cụ đánh giá vốn lưu động 5
1.1.3.1. Vòng quay vốn lưu động 5
1.1.3.2. Tỷ số thanh toán nhanh 6
1.1.3.3. Tỷ số thanh toán hiện thời 6
1.2.Định nghĩa quản trị vốn lưu động 6
1.2.1. Quản trị doanh nghiệp là gì ? 6
1.2.2.Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 6
2.Quản trị tiền mặt 6
2.1. Sự cần thiết quản trị tiền mặt 7
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt 7
2.2.1. tăng tốc độ thu hồi tiền mặt 7
2.2.2. Giảm tốc độ chi tiêu 8
2.3. Dự báo tiền mặt 8
2.4. Một số công cụ đánh giá tiền mặt 9
2.4.1. Vòng quay tiền mặt 9
2.4.2. Chu kỳ vòng quay tiền mặt 9
3. Quản trị khoản phải thu 9
3.1. Chính sách tín dụng (chính sách bán chịu) 9
3.1.1 Khái niệm 9
3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng 9
3.1.2.1. Các khái niệm 10
3.1.2.2. Đánh giá những thay đổi trong chính sách tín dụng 10
3.2. Theo dõi khoản phải thu 12
3.2.1. Mục đích 12
3.2.2. Một số công cụ theo dõi các khoản phải thu 12
3.2.2.1. Kỳ thu tiền bình quân 12
3.2.2.2. Vòng quay khoản phải thu 12
3.2.2.3. Mô hình tuổi các khoản phải thu 12
3.2.2.4. Mô hình số dư trên tài khoản phải thu 13
4. Quản trị hàng tồn kho 13
4.1. Khái niệm và phân loại 13
4.1.1. Khái niệm 13
4.1.2. Phân loại 13
4.2. Quản trị chi phí tồn kho 13
4.2.1.Chi phí tồn trữ (chi phí lưu kho) 14
4.2.1.1. Khái niệm 14
4.2.1.2. Phân loại 14
4.2.2. Chi phí đặt hàng ( chi phí hợp đồng) 14
4.3. Một số công cụ đánh giá hàng tồn kho 14
4.3.1. Vòng quay hàng tồn kho 14
4.3.2. Số ngày luân chuyển hàng tồn 14
Chương II. 14
giới thiệu khái quát về công ty TNHH shell gas Hải phòng và phương pháp nghiên cứu 15
1.Giới thiệu chung về tập đoàn Royal Dutch Shell 15
2. Shell tại Việt Nam 15
3. Giới thiệu về công ty liên doanh Shell Gas Hải Phòng 16
3.1. Lịch sử hình thành 16
3.2. Lĩnh vực hoạt động 16
4.1. Sản phẩm và dịch vụ khách hàng. 17
4. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu 17
4.2. Đặc điểm thị trường 18
4.3. Đặc điểm cạnh tranh 19
4.4. Đặc điểm nguồn cung cấp 19
5. Chức năng và nhiệm vụ 20
5.1. Chức năng 20
5.2. Nhiệm vụ 20
5.2.1. Về phân phối sản phẩm 20
5.2.2. Nghĩa vụ với nhà nước 21
5.2.3.Đối với xã hội 21
5.2.4.Đối với khách hàn 21
5.2.5. Về đời sống 22
5.2.6. Đối với những đối tác có quan hệ làm ăn 22
5.2.7.Về bảo toàn và phát triển nguồn vốn 22
6. Cơ cấu tổ chức quản lý 22
6.Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Shell Gas Hải phòng qua 2 năm 2004 – 2005 26
Tổng thu 26
7 – Thuận lợi, khó khăn và định hướng 26
7.1. Thuận lợi 26
7.2. Khó khăn 27
7.3. Định hướng 27
8. Phương pháp nghiên cứu 28
8.1. Các phương pháp nghiên cứu chung 28
CHƯƠNG III. 29
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SHELL GAS HẢI PHÒNG QUA 2 NĂM 2004 – 2005 29
1. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 29
Vốn lưu động 30
Vòng quay VLĐ 31
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TIỀN MẶT 33
2.1. Sự cần thiết quản trị tiền mặt đối với công ty 33
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị tiền mặt 34
2.2.1. Thực trạng tăng tốc độ thu hồi tiền mặt 34
2.2.1.1. Đẩy nhanh việc chuẩn bị và gửi hóa đơn 34
2.2.1.2. Yêu cầu khách hàng thanh toán trước 35
2.2.1.3. Chính sách thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền sớm 36
2.2.1.4. Thời gian chuyển tiền từ khách hàng về công ty 37
2.2.2. Thực trạng giảm tốc độ chi tiền mặt 38
2.2.3. Dự báo tiền mặt 38
2.3. Một số công cụ đánh giá hiệu quả quản trị tiền mặt 41
Tiền mặt 41
3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU 41
3.1. Chính sách tín dụng sử dụng quản lý khoản phải thu 42
3.1.1. Tiêu chuẩn tín dụng 44
3.1.2. Thời hạn bán chịu 45
3.1.3. Chính sách chiết khấu 46
3.1.4. Chính sách thu tiền 47
3.2. Một số công cụ dùng theo dõi khoản phải thu 49
3.2.1. kỳ thu tiền bình quân 50
3.2.2. Phân tích tuổi khoản phải thu 50
3.2.3. Mô hình số dư trên tài khoản phải thu khách hàng 51
4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 52
[Nguồn: trích bảng cân đối kế toán] 53
4.1. Nguyên liệu tồn kho 53
4.1.1. Đặc điểm gas ( khí hóa lỏng LPG) 54
4.1.2. Đặc điểm nguồn cung cấp LPG 54
4.1.3. Thực trạng quản lý gas tồn kho 55
Tồn đầu kỳ 55
Tồn đầu tháng 56
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH SHELL GAS HẢI PHÒNG. 56
5.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tiền mặt 56
5.2. Giải pháp quản trị các khoản phải thu 57
5.2.1. Áp dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán nhanh 57
5.3. Giải pháp quản trị hàng tồn kho 59
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1. Kết luận 59
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-khoa_luan_nang_cao_hieu_qua_quan_tri_von_luu_dong_tai_cong_t_jMyFWOopqJ.png /tai-lieu/khoa-luan-nang-cao-hieu-qua-quan-tri-von-luu-dong-tai-cong-ty-tnhh-shell-gas-hai-phong-87945/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Ngành dầu khí hiện nay đang được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của nhà nước. Gas giờ đây đã trở thành một trong những mặt hàng thiết yếu của đời sống các hộ gia đình và công nghiệp thay thế các chất đốt truyền thống trước đây.
- Tình hình chính trị xã hội trong nước trong những năm gần đây luôn có sự ổn định, kinh tế phát triển vững chắc, môi trường pháp luật ngày càng hoàn thiện.
- Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc.
7.2. Khó khăn
- Nhận thức LPG là một thị trường tiềm năng, nên ngày càng có nhiều hãng trong và ngoài nước tham gia vào thị trường LPG. Mức độ cạnh tranh theo đó cũng ngày càng cao. Tuy vậy, do nhà nước chưa ban hành đầy đủ các chuẩn mực bắt buộc về LPG nên nhiều hãng do chạy theo lợi nhuận trước mắt đẫ rất tùy tiện trong việc kinh doanh bỏ qua các yêu cầu về an toàn tối thiểu. Vì vậy lợi ích của người tiêu dùng không được đảm bảo , môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh.
- Giá bán ra của Shell Gas Hải Phòng luôn cao hơn các hãng khác. Cơ chế định giá bán cứng nhắc và cao đã hạn chế việc Shell Gas Hải Phòng thâm nhập thị trường tiềm năng.
- Thị trường gas trong nước và quốc tế rất nhạy cảm và bấp bênh, khả năng chịu rủi ro cao.
7.3. Định hướng
- Công ty tiếp tục đầu tư công nghệ cao đảm bảo sản xuất được sản phẩm khối lượng lớn, đạt chất lượng cao, tăng cường chất lượng dịch vụ. Qua đó duy trì và nâng cao lòng tin và thói quen sử dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm nhãn hiệu Shell Gas.
- Mở rộng kinh doanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, đạt kết quả là hạ giá thành, tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng lợi nhuận, qua đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu chung
Trong phạm vi đề tài này, chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Thu thập số liệu:
+ Từ bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, xuất – nhập kho NVL, bán thành phẩm. bảng thu chi tiền mặt.
+ Từ tài liệu sách báo có liên quan.
- Phương pháp so sánh:
Xác định ở mức độ thay đổi biến động ở mức tuyệt đối, tương đối cùng xu hướng các chỉ tiêu phân tích.
- Phương pháp mô tả:
Dùng các biểu bảng, đồ thị miêu tả chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích.
Chương III.
Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng qua 2 năm 2004 – 2005
1. Thực trạng quản trị vốn lưu động
Trong những năm qua, công việc quản lý vốn lưu động của công ty do bộ phận kế toán công nợ kết hợp với nhân viên phòng dịch vụ khách hàng và phòng kinh doanh. Nhân viên đảm nhiệm công việc này rất thuận lợi do bộ phận dịch vụ khách hàng và phòng kinh doanh có trách nhiệm quản lý dự trữ nguyên liệu, lập kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, kế hoạch kinh doanh, cân đối nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, quản lý vốn phù hợp với chuyên môn của họ. Nhưng việc quản lý vẫn còn bị một số hạn chế do quyền quyết định thuộc về ban giám đốc công ty.
Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã có thể đứng vững và phát triển trên thị trường phần lớn là do các nhà điều hành doanh nghiệp có khả năng về quản trị vốn tốt đặc biệt là quản lý hiệu quả vốn lưu động. Với đặc điểm là một công ty phân phối sản phẩm gas, quản lý vốn lưu động là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như Shell Gas Hải Phòng. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ đơn thuần do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng cũng thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các tài khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn tới sự thất bại cuối cùng của họ.
Công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng đã chứng minh được điều này qua thành tích hoạt động năm sau luôn cao hơn năm trước nên thực hiện tốt việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn đồng thời công ty không ngừng tự bổ sung nguồn vốn, trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo tình hình tài chính tương đối mạnh.
Để đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động khái quát hơn cần dựa vào kết cấu vốn của công ty.
Bảng 2. Kết cấu vốn của công ty
Chỉ tiêu/ năm
Đvt
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
Vốn lưu động
1000đ
47,698,707
51,963,826
4,265,119
8.94
Vốn cố định
1000đ
198,314,360
201,083,351
2,768,991
1.40
Nợ phải trả
1000đ
200,171,464
214,671,123
14,499,659
7.24
Nguồn vốn (TTS)
1000đ
246,013,067
253,047,178
7,034,110
2.86
Vốn lưu động/nguồn vốn
%
19.39
20.54
1.15
5.91
Vốn cố định / NV
%
80.61
79.46
(1.15)
-1.42
Tỉ số nợ / NV(tts)
%
81
85
4
4.26
[Nguồn : trích bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả]
Qua bảng trên, nguồn vốn của công ty tăng từ 246 tỷ (năm 2004) lên đến 253 tỷ (năm 2005), tăng hơn 7 tỷ tương đương 2.86%. Nguyên nhân do vốn cố định và vốn lưu động đều tăng, trong đó vốn cố định tăng 1.4%, đặc biệt vốn lưu động tăng trên 4 tỷ tương đương 8.94% so với năm 2004. Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty được mở rộng với quy mô lớn hơn, tỷ trọng vốn lưu động ngày càng càng tăng trong nguồn vốn thể hiện qua năm 2004 vốn lưu động chỉ chiếm 19.39% đến năm 2005 chiếm 20.53%. Sự tăng lên này tuy chưa nhiều nhưng đó là biểu hiện tốt cho việc đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhận thấy tỷ trọng vốn cố định cao hơn tỷ trọng vốn lưu động, đây là một điều rất hợp lý đối với doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) có yêu cầu rất cao về an toàn nên việc đầu tư tổng kho tồn trữ, nhà máy đóng bình và các trang thiết bị phân phối như : xe bồn chuyên dụng, bình gas, công cụ đóng bình, chi phí bảo hiểm đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp còn nhiều bất hợp lý. Tỷ lệ nợ trên nguồn vốn rất cao, thường trên ngưỡng 80% và có xu hướng tăng do vốn chủ sở hữu giảm. Nguyên nhân do:
+ Quan điểm kinh doanh của Shell Gas là tận dụng tối đa khả năng vay nợ chừng nào mức độ rủi ro tài chính còn được chấp nhận bởi các ngân hàng. Vay nợ cao sẽ là đòn bẩy tài chính để gia tăng tỷ lệ lãi trên vốn chủ và giảm tối thiểu chi phí vốn. Quan điểm này là đúng đắn. Nhưng thực tế sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ vay nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn đã làm cho mục tiêu của vận dụng đòn bẩy tài chính chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Quan điểm của Shell là vay nợ sẽ tạo áp lực rất lớn đối với người lãnh đạo vì việc chi trả lãi vay sẽ là một phần thâm hụt dòng tiền đáng kể buộc người lãnh đạo phải kiểm soát tốt hơn chi phí, tài sản lưu động bao gồm: Tiền mặt, khoản phải thu khách hàng, hàng hóa tồn kho. Ngoài áp lực từ nội bộ công ty, sự giám sát chặt chẽ của các ngân hàng tài trợ cũng là một áp lực đáng kể đối với người lãnh đạo khi đưa ra các quyết định quản trị .
Mặt khác tỷ lệ vay nợ tăng cao đặc biệt nợ ngắn hạn có thể sẽ khiến Shell Gas Hải Phòng gặp phải rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cao. Rủi ro kinh doanh mang tính khách quan khó kiểm soát nên về lý thuyết các nhà quản trị Shell Gas Hải Phòng cần có những quyết định đúng đắn hạn chế tài trợ bằng vay nợ để giảm mức độ rủi ro xuống, đồng thời điều chỉnh dần tỷ lệ vay nợ của công ty ở mức an toàn.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động
Chỉ tiêu/ năm
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Vòng quay VLĐ
Vòng
5.47
6.02
0.55
Số ngày luân chuyển VLĐ
ngày
65.78
59.82
(5.96)
Tỷ số thanh toán hiện thời
Lần
0.47
0.45
(0.02)
Tỷ số thanh toán nhanh
Lần
0.37
0.39
0.02
Nợ ngắn hạn
1000đ
102,499,259
116,043,281
13,544,021
Nợ ngắn hạn/TSLĐ
%
215
223
8.43
[ Nguồn: lấy từ bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả]
Vòng quay vốn lưu động tăng nhanh cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty là tốt, hiệu quả của công tác thu nợ và huy động vốn cao. Vốn quay vòng nhanh thì khả năng đầu tư cho tái sản xuất cao, qua đó tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô hoạt động và tăng số lần thu lãi từ đó tăng lợi nhuận trong kỳ hoạt động.
Số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm từ 65.78 ngày/1 vòng xuống còn 59.82 ngày /1 vòng, cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh qua đó hạn chế các chi phí cho việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và các chi phí trong việc bảo quản, lưu kho sản phẩm.
Có được kết quả này một phần là do sự hoạt động có hiệu quả của bộ phận kế toán công nợ của công ty.
Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết hiệu quả luân chuyển tài sản lưu động. Giá trị của tỷ số này qua 2 năm không có sự biến động đáng kể (xu hướng giảm) mặt khác tỷ lệ nợ ngắn hạn trên TSLĐ rất cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên tỷ số này cũng chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của công ty vì còn phụ thuộc vào hàng tồn kho, nếu hàng tồn kho khó bán thì công ty khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, để phản ánh đúng khả năng thanh toán của công ty ta kết hợp sử dụng tỷ số thanh toán nhanh.
Tỷ số này được tính dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết, là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng ...