babypitt1088

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 1
1. Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của công ty công cụ cơ khí xuất khẩu 1
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 3
3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu . 4
4. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của công ty. 8
4.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. 8
4.2 Đánh giá khái quát về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu. 11
4.3 Đặc điểm về lao động của công ty. 13
PHẦN II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 15
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 15
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu . 20
3. Đánh giá chung 32
1. Những kết quả đạt được 32
2. Những tồn tại và hạn chế 32
3. Nguyên nhân: 33
4. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty và định hướng phát triển của cộng ty trong thoeig gian tới 34
4.1.Về hoạt động sản xuất kinh doanh 34
4.2. Về hiệu quả sử dụng lao động 35
PHẦN III. MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỤNG CUK CƠ KHÍ XUẤT KHẨU 37
1.Phân công và bố trí lao động hợp lý 37
2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề 41
3.Cải thiện điều kiện lao động và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cải thiện tình hình các hình thức thưởng theo năng suất và chất lượng sản phẩm. 43
4.Các biện pháp tạo động lực khuyến khích người lao động 45
4.1. Hoàn thành chính sách tiền lương và tiền thưởng 45
4.2. Hoàn thiện chế độ trợ cấp 46
4.3. Tích cực sử dụng các biện pháp kích thích tinh thần 47
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong công ty. 48
KẾT LUẬN 50

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU

1. Sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của công ty công cụ cơ khí xuất khẩu
Công ty cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp trực thuộc bộ Công nghiệp.Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển,công ty đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường sản xuất hàng cơ khí và đồ gia dụng,một lĩnh vực đòi hỏi nhiều trang thiết bị máy móc và đội ngũ kỹ sư công nhân lành nghề.
* Thời kỳ 1960-1965
Công ty cổ phần dụng cơ khí xuất khẩu được thành lập ngày 18/11/1960 với tên ban đầu là “Xưởng Y Cụ” trực thuộc bộ Y Tế quản lý.Nhiệm vị sản xuất kinh doanh chính của xưởng Y Cụ trong thời gian này là sản xuất bông băng,kẹp mạch máu và thuốc diệt muỗi trừ sốt rét....Tổng số lao động lúc này là 100 người với trang thiết bị chưa đầy đủ,cơ sở vật chất còn cùng kiệt nàn và sản xuất mang tính thủ công.
Đứng trước tình hình khó khăn như vậy,công ty đã dần dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý.
Ngày 27/12/1962 để phù hợp với sản xuất mới,tăng khả năng mở rộng và phát triển thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác quản lý,Bộ Y Tế quyết định hợp nhất xưởng y cụ chân tay giả thành “Công ty y cụ và chân tay giả”.
Ngày 14/7/1964 công ty lại tách ra và thành lập “Nhà máy y cụ” với nhiệm vụ hàng đầu là sản xuất công cụ y tế,thiết bị bệnh viện,thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế.Và đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất với đội ngũ công nhân lành nghề để tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất.
* Thời kỳ 1966-1975: Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu.
Ngày 6/1/1971 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyển nhà máy y cụ sang Bộ Cơ khí luyện kim. Nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị và công cụ y tế. Trong thời gian này nhà máy được mở rộng hơn về diện tích, số lượng lao động và trang bị thêm máy móc thiết bị.....Giá trị sản xuất lên tới 2.800.000 đồng gấp 3,8 lần so với năm 1964.
* Thời kỳ 1976-1990: Thời kỳ phát triển kinh tế tập trung.
Thời kỳ này nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các công cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê....đồng thời đưa vào sản xuất các sản phẩm gia đình như tủ lạnh, điều hoà,máy hút ẩm....
Đến năm 1977 những nỗ lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu đầu tiên với giá trị xuất khẩu là 563,000 đồng chiếm 8.9% tổng giá trị sản lượng. Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm và sản xuất xuất khẩu những sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu thị trường. Vì vậy tên gọi cũ không còn thích hợp nữa.
Ngày 1/1/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “nhà máy công cụ cơ khí xuất khẩu”. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà máy vẫn tự chủ các mặt hàng sản xuất tìm kiếm thị trường mới. Chính vì vậy tới cuối năm 1985 giá trị sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh chóng,chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất. Các sản phẩm của nhà máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như các nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc....
* Thời kỳ năm 1991-1999:
Năm 1991 hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một thị trường quan trọng. Thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của nhà nước từ chế độ cơ chế hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy không còn được bao cấp như trước nữa, trong thời gian này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó nhà máy đã chủ động tìm những bạn hàng mới trong và ngoài nước, một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm công cụ cầm tay như kìm điện, cờ lê....Mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh liên kết với các công ty của Nhật Bản, Đài Loan....để sản xuất các mặt hàng gia dụng bằng thép không rỉ INOX.
Ngày 1/1/1996 nhà máy đổi tên thành “Công ty công cụ cơ khí xuất khẩu” trực thuộc Bộ Công Nghiệp và được phép tự chủ trong mua-bán-xuất khẩu hàng hoá trực tiếp ra nước ngoài.
Những năm gần đây tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của công ty chiếm từ 10-15% giá trị tổng sản lượng. Công ty đã liên kết với nước ngoài sản xuất những linh kiện xe máy như hãng xe Honda, lắp ráp xe máy và các phụ tùng xe máy cho hãng xe của Nhật. Các sản phẩm của công ty bán ra chủ yếu là các mặt hàng gia dụng bằng INOX ,các thiết bị phụ tùng cơ khí đạt chất lượng cao được bạn hàng ưa chuộng. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác như phân xưởng sản xuất bia và cho các doanh nghiệp khác thuê làm trụ sở giao dịch nhằm tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
* Thời kỳ năn 2000 đến nay:
Ngày 1/1/2001 theo quyết định số 62/2000/QD-BCN công ty công cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100% chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi mới là: “Công ty cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu ”. Với tổng số vốn điều lệ của công ty là 1,2 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty là 91,7% và cổ phần hoá cho các đối tượng ở ngoài là 8,3% với giá trị cổ phần là 100 triệu đồng. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong công ty chiếm 20% giá trị vốn nhà nước tại công ty. Tất cả cán bộ công nhân trong công ty đều tham gia mua cổ phần tức là đều là cổ đông chính của công ty. Người mua ít nhất là 30cổ phần, người mua nhiều nhất là 600cổ phần với giá trị của mỗi cổ phần là 1.000.000đồng.
Hiện nay công ty cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu có:
- Trụ sở đặt tại: Lô 15A Khu công nghiệp Quang Minh – Mê Linh- Vĩnh Phúc.
- Tên giao dịch quốc tế: EXPORT MACHINE TOOL STOCK COMPANY.
- Diện tích mặt bằng: 30.000.000 m2.
- Tổng lực lượng lao động: 1.200 người.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Do mô hình của công ty là hạch toán độc lập nên cơ cấu tổ chức gồm nhiều bộ phận và kèm theo đó là những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Nhưng chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là duy trì, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở trong và ngoài nước. Không những thế công ty cũng cần nắm bắt các công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh.
Hội đồng quản trị của công ty luôn đặt ra những nhiệm vụ bảo toàn và phát triển, đảm bảo việc làm cho các cổ đông đạt chỉ tiêu cổ tức, phát triển sản xuất kinh doanh.
Do quy mô sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nên việc hạch toán của công ty được áp dụng theo hình thức nhật ký chứng từ đối với phòng kế toán.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần công cụ cơ khí xuất khẩu .
Bộ máy của công ty được chia thành nhiều bộ phận khác nhau với những chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Cụ thể:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định mức cổ tức hàng năm với từng cổ phần, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty thông qua báo cáo tài chính hàng năm, mỗi năm triệu tập họp 2lần.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan tới mục đích quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên có nhiệm vụ chiến lược, phát triển phương án đầu tư của công ty, có quyền hạn bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ quản lý quan trọng như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng.....
Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên do HĐQT cử ra chịu sự lãnh đạo trực tiếp của HĐQT. Có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương hướng, chính sách của các bộ phận mà hội đồng cổ đông và HĐQT đề ra và báo cáo cho HĐQT.
Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên của HĐQT gồm 3 người.
+ Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động SXKD, chịu trách nhiệm về hành vi cá nhân và kết quả SXKD của công ty, tổ chức thực hiện các phương án sản xuất, phát triển vốn...Nói chung giám đốc phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu hàng năm do HĐQT giao cho: bảo toàn và phát triển, đảm bảo việc làm cho các cổ đông đạt chỉ tiêu cổ tức, phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: là người trực tiếp phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, chỉ đạo SX và an toàn lao động, phụ trách công tác kiểm tra và đánh giá chất
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top