twin.fish69

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hoàn Trang





Trong cơ cấu nguồn vốn trong thanh toán, thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng theo đà phát triển của doanh thu (Năm 2005 là 3.758.124.000đ, năm 2006 là 4.216.434.000đ tăng 12,2% so với năm 2005, năm 2007 là 4.872.612.000đ tăng 15,5%). Nguyên nhân khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao là vì trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, sau khi thắng thầu (bên b) phải ứng trước một lượng vốn lớn để tiến hành thi công, còn việc thanh toán sẽ được chủ đầu tư (bên a) thực hiện thành nhiều lần trong và sau quá trình thi công, bàn giao thậm chí cá biệt còn có thể kéo dài hàng năm sau khi đã nghiệm thu và bàn giao.

 Năm 2007 công ty đã ký kết, thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như:

- Nhà máy Fujikin.

- Nhà máy Yamaha.

- Hội trường, Nhà chỉ huy, Nhà huấn luyện bay, Nhà chờ bay, Nhà làm việc Đại đội Thông tin, Đại đội Xăng Dầu, Đại đội Cảnh Vệ, Kho Bom. Sân bay Yên Bái Trung Đoàn 931.

- Viện khoa học công nghệ

Do đó khoản phải thu khách hàng tăng lên là lẽ đương nhiên.

Bên cạnh khoản phải thu của khách hàng thì khoản phải thu nội bộ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Bởi lẽ hiện nay Công ty áp dụng cách quản lý giao khoán công trình hay hạng mục công trình cho các đội thi công. Sau khi trúng thầu Công ty sẽ tiến hành giao khoán lại cho các tổ đội, các tổ đội nhận tiền tạm ứng tại Công ty, tự chịu trách nhiệm thuê nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào, hàng tháng hay hàng quý tổng hợp chi phí gửi về Công ty. Khi đó Công ty mới hạch toán chi phí vào công trình được. Vì vậy năm 2007 khi Công ty mở rộng quan hệ làm ăn, các công trình được ký kết nhiều hơn thì các khoản tạm ứng cũng tăng là lẽ đương nhiên.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nó là rất thấp gây ra sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn bằng tiền tại công ty.
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty.
đvt:1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005(1)
Năm 2006(2)
Năm 2007(3)
CL(1)\(2)
CL(2)\(3)
Số tiền
tl%
Số tiền
Tl%
Số tiền
Tl%
Số tiền
Tl%
Số tiền
Tl%
1
Vốn bằng tiền
2013240
100
2123593
100
2270632
100
110353
5,5
147039
6,9
Tiền mặt
254125
18,6
376420
17,7
250614
11,1
122295
48,1
-125806
-33
Tiền gửi NH
1759115
81,4
1747173
82,3
2020018
88,9
260903
12,3
272845
15,6
Tiền đang chuyển
0
0
0
0
2
Doanh thu thuần
2013240
100
2123593
100
2270632
100
110353
6,9
3103073
8,2
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006 – 2007.
Năm 2007 với sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã làm tăng lượng vốn tiền mặt công ty từ 2.123.593.000đ lên 2.270.632.000đ tương ứng với tỷ lệ 6,9%, lượng vốn bằng tiền tăng lên cùng với tốc độ chu chuyển tăng lên đã làm cho doanh thu tăng.
Điều đáng nói ở đây là lượng tiền mặt tăng nhưng Công ty giữ lại quỹ rất ít, quy mô thường được duy trì ở mức dưới 0,5 tỷ đồng và có xu hướng giảm dần qua các năm (Năm 2005 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ là 254.125 chiếm 18,6% đến năm 2006 tỷ trọng tiền mặt tại quỹ còn chiếm 17,7% nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này chỉ chiếm 11,1% trong khi vốn bằng tiền vẫn tăng) Công ty đã dùng số tiền mặt dư thừa gửi vào ngân hàng nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng tăng nên đến 89,9% vào năm 2007. đây là một tính toán hợp lý, vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân quỹ vừa đem lại cho công ty một khoản thu nhập tài chính tương đối do được hưởng lãi suất tiền gửi.
Ngoài ra trong cơ cấu vốn bằng tiền thì không có tiền đang chuyển điều này là rất tốt, công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu luân chuyển.
Với cơ cấu và tỷ trọng vốn bằng tiền như vậy ta có thể cho rằng công ty đã sử dụng vốn bằng tiền một cách hợp lý.
Tuy nhiên, công ty vẫn vấp phải một hạn chế đó là, hiện nay công ty chưa thực hiện việc lập kế hoạch ngân sách tiền mặt một cách cụ thể. Chính vì vậy, công ty chưa có cơ sở để thực hiện các khoản đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạm thời nhàn rỗi của mình. Trong thời gian tới, Công ty cần tiến hành việc lập kế hoạch thu chi tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có rất nhiều hình thức đầu tư ngắn hạn khác nhau có khả năng sinh lời cao mà công ty có thể lựa chọn như cho vay, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh Tuy nhiên, một trong những hình thức đầu tư thường được sử dụng đó là đầu tư chứng khoán có tính thanh khoản cao đặc biệt là trong điều kiện hiện này khi thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động và gặt hái được những thành công nhất định, khi cần thiết Công ty có thể chuyển đổi những chứng khoán này ra tiền mặt.
Khi lập kế hoạch tiền mặt Công ty nên lưu ý những vấn đề sau:
- Xác định mức số dư tiền mặt phù hợp
- Thu thập và sử dụng tiền mặt một cách có hiệu quả.
- Đầu tư tiền mặt dư thừa vào chứng khoán khả thị.
Ba yếu tố trên nếu được kết nối với qui mô, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty ở từng thời kỳ nhất định sẽ góp phần quản lý tốt vốn bằng tiền, công ty sẽ tránh được ứ đọng hay thiếu hụt vốn, đưa khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty lên cao.
*/ Các khoản phải thu:
Ngoài việc tìm hiểu nguồn gốc vốn đầu tư và hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì chính sách tín dụng khách hàng là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hai giải pháp trên, cụ thể là:
- Đối với khách hàng mới, uy tín chưa cao: Công ty cần yêu cầu khách hàng có thế chấp, ký cước bảo lãnh, bảo đảm thanh toán của ngân hàng hay một tổ chức có tiềm lực về tài chính. Trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nếu vi phạm sẽ phạt theo lãi suất quá hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, có uy tín: Áp dụng hình thức thanh toán trả chậm đến 30 ngày, tối đa là 60 ngày sau khi hoàn thành thủ tục bàn giao công trình xây lắp và 30 ngày nếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.
- Khách hàng trong nội bộ Công ty: Xác định dư nợ thường xuyên với thời hạn thanh toán không quá 30 ngày đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ, không quá 60 ngày đối với sản phẩm xây lắp, thường xuyên đối chiếu bù trừ công nợ đối với các khoản nợ đến hạn.
Ngoài ra, công ty cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm.
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn trong thanh toán của Công ty.
đvt: 1000đ
TT
chỉ tiêu
Năm 2005(1)
Năm 2006(2)
Năm 2007(3)
CL(1)/(2)
CL(2)/(3)
Số tiền
Tl%
số tiền
Tl%
số tiền
Tl%
số tiền
Tl%
số tiền
Tl%
1
Vốn thanh toán
6548457
100
7431614
100
8630398
100
883157
13,5
1198781
16,1
Phải thu kh.hàng
3758124
57,4
4216434
56,7
4872612
56,4
45831
12,2
656178
15,5
Trả trước cho NB
480124
7,3
572649
7,7
682156
7,9
92525
19,3
109507
19,1
Vốn đầu tư
19157
0,3
28372
0,4
0
Phải thu nội bộ
2201234
33,6
2513698
33,8
2978192
34,5
312464
14,2
464494
18,5
Phải thu khác
89818
1,4
100460
1,4
97435
1,2
10642
11,8
-3025
-3
2
Doanh thu
35375652
37675070
40778143
2299418
6,5
3103073
8,2
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2005,2006 và 2007
Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 cả doanh thu và công nợ phải thu đều tăng, nhưng tốc độ tăng của các khoản phải thu cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này chứng tỏ năm 2007 vốn của Công ty bị chiếm dụng nhiều hơn. Đây là điều gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty nói riêng. bởi vậy Công ty cần tăng cường đẩy mạnh các biện pháp thu hồi công nợ, để đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động góp phần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Trong cơ cấu nguồn vốn trong thanh toán, thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng tăng theo đà phát triển của doanh thu (Năm 2005 là 3.758.124.000đ, năm 2006 là 4.216.434.000đ tăng 12,2% so với năm 2005, năm 2007 là 4.872.612.000đ tăng 15,5%). Nguyên nhân khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao là vì trong lĩnh vực xây lắp hiện nay, sau khi thắng thầu (bên b) phải ứng trước một lượng vốn lớn để tiến hành thi công, còn việc thanh toán sẽ được chủ đầu tư (bên a) thực hiện thành nhiều lần trong và sau quá trình thi công, bàn giao thậm chí cá biệt còn có thể kéo dài hàng năm sau khi đã nghiệm thu và bàn giao.
Năm 2007 công ty đã ký kết, thi công và bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như:
- Nhà máy Fujikin.
- Nhà máy Yamaha.
- Hội trường, Nhà chỉ huy, Nhà huấn luyện bay, Nhà chờ bay, Nhà làm việc Đại đội Thông tin, Đại đội Xăng Dầu, Đại đội Cảnh Vệ, Kho Bom. Sân bay Yên Bái Trung Đoàn 931.
- Viện khoa học công nghệ
Do đó khoản phải thu khách hàng tăng lên là lẽ đương nhiên.
Bên cạnh khoản phải thu của khách hàng thì khoản phải thu nội bộ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Bởi lẽ hiện nay Công ty áp dụng cách quản lý giao khoán công trình hay hạng mục công trình cho các đội thi công. Sau khi trúng thầu Công ty sẽ tiến hành giao khoán lại cho các tổ đội, các tổ đội nhận tiền tạm ứng tại Công ty, tự chịu trách nhiệm thuê nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào, hàng tháng hay hàng quý tổng hợp chi phí gửi về Công ty. Khi đó Công ty mới hạch toán chi phí vào công trình được. Vì vậy năm 2007 khi Công ty mở rộng quan hệ làm ăn, các công trình được ký kết nhiều hơn thì các khoản tạm ứng cũng tăng là lẽ đương nhiên.
Ngoài hai khoản phải thu khách hàng và phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng lớn ra thì các khoản trả trước cho người bán và khoản phải thu khác tuy có tăng, nhưng tỷ trọng trên tổng nợ phải thu vẫn ổn định ở mức thấp, điều này là tương đối tốt, bởi lẽ năm 2007, mặc dù mở rộng sản xuất kinh doanh khả năng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân khác sẽ tăng (do quan hệ mua bán chịu) những khoản ứng trước cho người bán vẫn giữ tỷ trọng ổn định, điều đó thể hiện uy tín của Công ty đối với các nhà cung cấp tương đối tốt. Công ty nên tiếp tục mở rộng và duy trì các mối quan hệ với các nhà cung cấp như hiện nay.
Như vậy cơ cấu vốn trong thanh toán của Công ty biến động theo chiều hướng hợp lý, tuy nhiên số tiền phải thu khách hàng trong mỗi kỳ vẫn còn rất lớn, Công ty nên có biện pháp thu hồi thích hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Công ty. Thực tế tại Công ty, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nhất là đối với các khoản quá hạn chưa được phân tích đánh giá một cách chính xác. Việc lập dự phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính, số liệu chi tiết phản ánh trên sổ kế toán chưa chính xác. Công ty cần đối chiếu xem xét các khoản nợ quá hạn có đúng là khó đòi hay không và đánh giá chính xác các khoản nợ khó đòi đã bị xoá sổ.
*/ Quản lý vốn vật tư hàng hoá:
Là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Công ty, là lực lượng vốn chủ yếu tham gia vào quá trình xây lắp. Điều đó được thể hiện phần nào qua bảng cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của Công ty được trình bày dưới đây:
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn vật tư hàng hoá của Công ty
đvt: 1000đ
TT
Chỉ tiêu
N...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top