Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân





MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP MAY X19 - CÔNG TY 247 - QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN 3

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của xí nghiệp 3

2. Chức năng của Xí nghiệp may X19 - Bộ Quốc Phòng : 4

2.1 Nhiệm vụ kinh doanh của Xí nghiệp may X19 - Bộ Quốc Phòng 4

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp may X19 5

3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý: 5

3.2. Cơ cấu sản xuất 7

3.3. Môi trường bên trong: 9

3.3.1. Nhân sự: 9

3.3.2. Tài chính : 10

3.3.3. Mặt hàng kinh doanh : 10

4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân 10

4.1. Đặc điểm công nghệ sản xuất 10

4.2. Môi trường kinh doanh trong nước 12

4.3. Môi trường kinh doanh quốc tế 13

4.4. Môi trường cạnh tranh của Công ty 13

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP MAY X19 - CÔNG TY 247 - QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN 15

1. Thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty 15

1.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 15

1.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty 20

1.2.1. Nguồn lực tài chính và vật chất. 20

1.2.2. Nguồn nhân lực 24

1.2.3. Chiến lược kinh doanh 26

2. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu 28

2.1. Sản lượng 29

2.2. Doanh thu và thị phần 31

2.2.1 Doanh thu 31

2.2.2. Thị phần 32

2.3. Năng suất lao động 33

2.4. Chi phí 35

2.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 35

3. Những kết luận rút ra từ việc đánh giá thực trạng cạnh tranh của Công ty 37

3.1. Những thành tựu đạt được 37

3.2. Những mặt còn tồn tại 41

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP MAY X19 - CÔNG TY 247 - QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG KHÔNG QUÂN 44

1. Xu hướng phát triển của ngành may mặc Việt Nam nói chung và của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân nói riêng 44

1.1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước 44

1.2. Tình hình phát triển kinh tế Thế giới 45

1.3. Phương hướng phát triển của ngành 47

1.4. Phương hướng phát triển của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân 50

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty 52

3. Một số kiến nghị với các ngành có chức năng 60

3.1. Một số kiến nghị với nhà nước 60

3.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty 62

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n phẩm. Công ty luôn có kế hoạch đào tạo phát triển và đãi ngộ lao động nhằm kích thích, phát huy tính sáng tạo và tự chủ, nhiệt tình của nhân viên trong mọi công việc, mọi tình huống. Năm 2002 Công ty thực hiện quy trình đào tão các cán bộ công nhân viên theo thủ tục đào tạo của hệ thống chất lượng ISO 9002 tổ chức các cuộc hội thảo và thông qua đó tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, công nhân học tập kinh nghiệm. Về chiến lược định hướng khách hàng, Công ty luôn quan tâm và có quan hệ tốt với khách hàng, với các đối tác trong và ngoài nước và cố gắng giữ gìn, củng cố các mối quan hệ đó tránh bị xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh.
Về chiến lược sản phẩm mới : Công ty luôn có đội ngũ chuyên nghiệp và phát triển sản phẩm mới. Để tránh tình trạng trì trệ thụt lùi trong sản xuất kinh doanh, để cạnh tranh với các sản phẩm may mặc của các Công ty khác trong nước, nước ngoài, hàng nhập lậu, Công ty luôn quan tâm đến việc sản xuất ra các sản phẩm mới. Sản phẩm mới của Công ty có thể là sản phẩm cải tiến trên cơ sở sản phẩm cũ như các mặt hàng truyền thống, thay đổi kiểu dáng quần, tạo kiểu dáng đẹp hơn, tôn lên sự tăng lên chiều cao của nam giới nhưng cân đối, sản phẩm mà Công ty cải tiến có thể là sản phẩm mới hoàn toàn, như năm vừa qua Công ty vừa cho ra đời một loạt sản phẩm quần Jean mới hoàn toàn theo nhu cầu thay đổi kiểu dáng. Nói chung sản phẩm may mặc là sản phẩm luôn được đổi mới và cải tiến, sự thay đổi của nó rất phong phú gia tăng theo nhu cầu của khách hàng, theo sự thay đổi của mùa vụ. Do vậy Công ty rất quan tâm và chú trọng đến chiến lược này.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua một số chỉ tiêu
Đối với mọi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường đều bị quy luật cạnh tranh chi phối. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận nó và sử dụng nó như một công cụ để đạt được mục tiêu. Song trong thực tế điều này không dễ gì thực hiện được. Bởi cạnh tranh đâu chỉ đơn giản là thấy người ta làm gì cũng cố gắng bắt chước sao cho giống, sao cho bằng hay hơn đối thủ cạnh tranh là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy thế mạnh của mình dựa trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ. Nói cách khác, đó cũng là lý do vì sao phải đánh giá chức năng đa dạng hơn, kiểu dáng đẹp hơn, thể hiện mức độ sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm đó.
2.1. Sản lượng
Đây là nhân tố tích cực và ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp, nếu ta xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống có nghĩa là giá thành một sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng thoả mãn cho người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng sản lượng nói trên, đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các Công ty may hiện nay, trong các điều kiện thuận lợi đó là sự khuyến khích của nhà nước phát triển mạnh hàng may mặc và trong điều kiện nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, hàng năm tổng Công ty may Việt Nam nói chung và Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân nói riêng cần tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn và ổn định không chỉ nhằm thu được lợi nhuận cao mà còn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tránh ứ đọng hàng hoá dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đuối sức trong cạnh tranh sản phẩm.
Biểu 7: Tương quan sản lượng tiêu thụ của Công ty và các đối thủ
Đơn vị: Sản phẩm
Tên công ty
Thực hiện
2002/2001
2003/2002
2001
2002
2003
Chênh lệch
Tỉ lệ (%)
Chênh lệch
Tỉ lệ
(%)
XN may X19
710857
80702
92589
96165
13
118869
14
Cty may Thăng Long
2579896
2889483
3265115
309587
12
375632
13
Cty may 10
2872784
3234574
3677710
361790
12,6
443136
13,7
Từ biểu trên ta thấy, nhìn chung sản lượng tiêu thụ của 3 Công ty trong 3 năm qua đều tăng lên với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là: Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân tăng 13,5% mỗi năm, Công ty may Thăng Long sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 12,5% Công ty may 10 sản lượng tiêu thụ mỗi năm tăng từ 12,7%. Kết quả này cho thấy sản phẩm may mặc được sản xuất ra ngày càng nhiều để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ta thấy tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân là lớn nhất. Nếu xét về nguồn vốn hiện có, thâm niên kinh doanh và quy mô hoạt động thì Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân là bé hơn so với Công ty may Thăng Long và may 10, nhưng tỷ lệ hay tốc độ tăng trưởng của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân lại cao hơn. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước đây thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Singapo, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng trong năm 2003 theo nguồn số liệu mới từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cho biết hiện tại thị trường tiêu thụ của Công ty đã mở rộng hơn sang thị trường EU, Mỹ, Nhật. Như vậy việc xem xét mối tương quan sản lượng tiêu thụ giữa Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân với hai đối thủ cạnh tranh trên để thấy được quy mô sức mạnh của từng Công ty để từ đó điều chỉnh sản lượng hàng năm của mình sao cho có hiệu quả nhất.
2.2. Doanh thu và thị phần
2.2.1 Doanh thu
Doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu về hay có quyền đòi về do việc bán các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy doanh thu được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý, từng năm. Để đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa lợi nhuận và doanh thu thông qua tỷ lệ Tỷ suất chi phí/ Doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu.
Biểu 8: Tình hình doanh thu của Công ty và đối các thủ cạnh tranh
Đơn vị: Triệu (VNĐ)
Tên công ty
Thực hiện
2002/2001
2003/2002
2001
2002
2003
Chênh lệch
Tỉ lệ
(%)
Chênh lệch
Tỉ lệ (%)
XN may X19
18706
20785
24011
2079
11,11
3226
15,5
Cty may Thăng Long
82123
90335
102078
8212
10
11743
13
Cty may 10
87000
96135
109402
9135
10,5
13267
13,8
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tình hình doanh thu của 3 Công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ doanh thu của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân là cao nhất. Biểu hiện tỷ lệ tăng doanh thu của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân năm 2002 so với năm 2001 tăng 11,11%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 15,5%. Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty may Thăng Long năm 2002 so với 2001 tăng 10%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 13%.Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty may 10 năm 2002 tăng 10,5% so năm 2001, năm 2003 tăng13,8% so năm 2002. Doanh thu của Xí nghiệp may X19 - Công ty 247 - Quân chủng Phòng không Không quân tăng lên là do trong 3 năm vừa qua Công ty mở rộng thêm thị trường xuất khẩu ở các nước như EU, Trung Âu vì thế khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên dẫn đến doanh thu tăng. Mặt khác ở mấy năm trước mục tiêu khai thác nhu cầu của Công ty chuyên sâu vào những đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và bình dân nhiều hơn so với số lượng khách hàng cao cấp do đó việc quyết định giá hàng hoá của Công ty sẽ thấp hơn để phù hợp nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Nhưng trong 3 năm lại đây Công ty đã mở rộng việc khai thác và đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng cao cấp. Do đó sản phẩm được sản xuất ra yêu cầu phải đạt chât lượng cao hơn và việc định giá cũng sẽ cao hơn dẫn đến tăng doanh thu. Mặt khác nữa do ban lãnh đạo Công ty đã lập kế hoạch việc sản xuất và cung cấp hàng hoá đúng với thời vụ và đúng với xu thế nhu cầu tiêu dùng đang tăng cao bởi vậy đã giảm được phần lớn số lượng hàng hoá tồn kho, tránh được tình trạng phải giảm giá nhiều để có thể giải phóng lượng hàng này.
2.2.2. Thị phần
Thị phần của Công ty là phần mà Công ty chiếm được trong toàn ngành dệt may Việt Nam. Hiện nay trên thị trường toàn quốc tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt, số lượng các Công ty tham gia kinh doanh mặt hàng may mặc tính đến thời điểm này đã lên tới trên 200 Công ty....

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường Văn hóa, Xã hội 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách sạn Hương Giang Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
N nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụng Luận văn Kinh tế 0
O Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - Dụng cụ cơ khí Luận văn Kinh tế 2
N Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top