hoangtu_aicap_dichat_1994
New Member
Download miễn phí Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền nền kinh tế để hội nhập có hiệu quả
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I. Nhìn nhận về cạnh tranh và hội nhập 2
I.1. Về hội nhập kinh tế quốc tế. 2
I.2. Cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự tác động tới Việt Nam. 5
I.3. Các quan điểm về hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh 7
II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam 12
II.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 12
II.2. Những yếu tố chủ yếu làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ 13
III. Những giải pháp cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh. 15
III.1. Phát triển nguồn nhân lực. 15
III.2. Duy trì sức cạnh tranh chống độc quyền. 18
III.3. Khai thác lợi thế so sánh. 19
III.4. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh bằng cách nào 21
Kết luận 24
Danh mục tài liệu tham khảo 25
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_tai_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_nen_nen_kinh_te_de_h.osLukK7KfY.swf /tai-lieu/de-tai-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-nen-nen-kinh-te-de-hoi-nhap-co-hieu-qua-82833/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Hai là, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải dựa trên quan điểm khuyến khích và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Chúng ta biết rằng, cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường khi vận hành phải tuân thủ những quy luật khách quan riêng có của mình, trong đó quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực hay như A.Smith gọi là “bàn tay vô hinh” thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá nhân tiến hành sản xuấ kinh doanh một cách có hiệu quả nhất thì cạnh tranh lại bắt buộc và thôi thúc họ phải điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh là động lực kinh tế của sản xuất hàng hóa, bởi lẽ nó là con đường để thực hiện lợi ích của các chủ thể trong kinh doanh. Động lực này có tác dụng hai mặt, một mặt thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác hạn chế có khi đi đến sự phá vỡ sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh chính là môi trường tồn tại và phát triển kinh tế thị trường, không có cạnh tranh sẽ không có chức năng động và sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Song xã hội dần sẽ chỉ chấp nhận hành vi cạnh tranh lành mạnh bằng các cách sản xuất và chu chuyển hành hoá một cách khoa học, hiệu quả chứ không thừa nhận các hành vi cạnh tranh bằng cách dựa vào các thủ đoạn lừa đảo không trong sáng.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện kinh tế mở, gắn nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư VIII của Đảng đã xác định: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Từ quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng, thì điều kiện cần và đủ để khuyến khích và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh là phải xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, luật lệ đưa ra phải có tính khả thi. Cần có sự điều tiết của Nhà nước để tạo điều kiện, môi trường cho cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh. Cần có những quy định cụ thể về thủ tục khiếu kiện và thẩm quyền xử lý của một tổ chức tài phán trong phạm vi cả nước đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước, có như vậy mới tạo sự dung hợp giữa cạnh tranh và công bằng xã hội.
Ba là, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của đất nước như: con người, truyền thống văn hoá dân tộc, sự ổn định chính trị- xã hội, vị trí địa lý chính trị và kinh tế, tài nguyên thiên nhiên...
Việt Nam là nước được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, cộng với nguồn nhân lực dồi dào với hơn 80 triệu dân và hơn 40 triệu lao động, cơ cấu dân số trẻ, cần cù lao động, giá nhân công rẻ. Hơn nữa từ sau đổi mới thì tình hình đất nước có sự ổn định về chính trị và kinh tế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn kinh doanh, mở rộng thị trường và mối quan hệ với các nước trên thế giới. Chính nhờ những lợi thế này mà sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao, những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đã có mặt trên thị trường khu vực và quốc tế, đã có sức cạnh tranh về giá cả. Vì vậy, cần nhận thức rõ vị trí quan trọng của những lợi thế mà mình đang óc để có những giải pháp hữu hiệu giữ gìn và khai thác có hiệu quả. Đồng thời, cần nhận thức được thực chất của những lợi thế so sánh đó là phần lớn do thiên nhiên ban tặng nên nó không có độ bền vững lâu dài nếu chúng ta không có chiến lược phát triển quy hoạch, phát triên có kế hoạch.Chính vì vậy, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh vốn có thì cần có sự phát triển mới, tạo ra bươc đột phá thu hẹp khoảng cách, đuổi kịp các nước trong khu vực, vươn lên sánh vai với các nước trên thế giới. Đồng thời, đánh giá đúng tầm quan trọng của các nguồn lực để có biện pháp khai thác hợp lý có hiệu quả, muốn vậy nền kinh tế phat có đủ sức mạnh đáp ứng được mọi sự biếnđổi của thị trường bằng chính nội lực của mình là chủ yếu.
Tóm lại phát huy nhứng lợi thế so sánh của đất nước là tiền đề quan trọng và cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Vấn để quan tâm là cần nhận thức và đánh giá đúng mức các lợi thế so sánh. Trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực được đào tạo có ý nghĩa lớn hơn cả, đào tạo con người là động lực trực tiếp của sự phát triển nền kinh tế. Cần không ngừng kết hợp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, không ngừng tái tạo, bồi dưỡng tao ra các nguồn có lợi thế cho đất nước.
Bốn là, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, định hướng XHCN trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan, tức nhà nước ở đây có vai trò điều tiết nền kinh tế, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất cho xã hội; bảo đảm công bằng xã hội trên cơ sở nền đại công nghiệp hiện đại; tạo ra bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Định hướng XHCN là sản phẩm tất yếu của quá trình tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự nhận thức của những người cộng sản đối với sự vận động của các hình thái kinh tế xã hội loài người...