rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Đặc điểm kinh tế của sản phẩm TACN công nghiệp 12
2.1.3 Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm 14
2.1.4 Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của sản phẩm 21
2.2 Cơ sở thực tiễn 27
2.2.1 Tình hình sản xuất TACN trên thế giới 27
2.2.2 Tình hình sản xuất TACN công nghiệp tại Việt Nam. 27
2.2.3 Đặc điểm thị trường TACN công nghiệp ở nước ta 29
2.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 31
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm địa bàn
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP
3.1.2 Hệ thống tổ chức quản lý của công ty cổ phần chăn nuôi CP
33 33 34
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
3.1.3 Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty CP 36 3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 40
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 43 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1 Tình hình sản xuất – kinh doanh TACN công nghiệp của công ty
cổ phần chăn nuôi CP 44
4.1.1 Quy trình sản xuất TACN công nghiệp của công ty CP 44
4.1.2 Kết quả sản xuất sản phẩm TACN của công ty CP 46
4.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm TACN của công ty CP 48
4.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh TACN của công ty CP 51
4.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thức ăn chăn nuôi
công nghiệp của công ty C.P 52
4.2.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 52
4.2.2 Cạnh tranh bằng giá cả 58
4.2.3 Cạnh tranh bằng nhãn hiệu, chủng loại và mẫu mã bao bì sản phẩm 60
4.2.4 Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm 70
4.2.5 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 76
4.3 Đánh giá về khả năng cạnh tranh sản phẩm TACN của công ty 81
4.3.1 Phân tích ma trận SWOT 81
4.3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của CP 83
4.4 Một số định hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
sản phẩm của công ty C.P
4.4.1 Định hướng
4.4.2 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
85 85 86
Page iv

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
92
92 94 96 98
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

CN CNTB CPV ĐBSH ĐVT LĐ
SX - KD TACN TAĐĐ TAHH TNHH TSCĐ TTTT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
: Công nhân
: Chủ nghĩa tư bản
: Công ty CP Việt Nam : Đồng bằng sông Hồng : Đơn vị tính
: Lao động
: Sản xuất – Kinh doanh : Thức ăn chăn nuôi
: Thức ăn đậm đặc
: Thức ăn hỗn hợp
: Trách nhiệm hữu hạn
: Tài sản cố định
: Trang trại trực tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng
2.1 Top các doanh nghiệp sản xuất TACN năm 2012
3.1 Số lượng và chất lượng nguồn lao động của công ty năm 2013
3.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty CP
3.3 Phân bổ mẫu điều tra
4.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm TACN của công ty CP
4.2 Mức tiêu thụ TACN cho heo/lợn của một số công ty tại thị
Trang
29 36 38 40 48
trường vùng Đồng bằng sông Hồng 50
4.3 Một số kết quả sản xuất - kinh doanh TACN của công ty CP
(2011-2013) 51
4.4 Yêu cầu kỹ thuật một số sản phẩm TACN của CP 53
4.5 Kết quả thí nghiệm TACN cho lợn con 56
4.6 Kết quả thí nghiệm TACN cho vịt siêu thịt Giống SUPER M3-
STAR53 57
4.7 Giá TACN của một số công ty tại khu vực ĐBSH năm 2013 59
4.8 Các chủng loại TACN của công ty CP 61
4.9 Danh mục các loại TACN dành cho heo/lợn nhãn hiệu NOVO 63
4.10 Nhãn hiệu, chủng loại sản phẩm một số công ty TACN 64
4.11 Đánh giá của khách hàng về bao bì, mẫu mã sản phẩm TACN
của công ty CP 69
4.12 Sản lượng tiêu thụ TACN của CP theo thị trường năm 2013 71
4.13 Tổng hợp số lượng đại lý và trang trại trực tiếp 83
4.14 Các chính sách chiết khấu, khuyến mại của công ty CP 79
4.15 Đánh giá của các chuyên gia về khả năng cạnh tranh sản phẩm
T ACN của công ty CP 84
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
STT Tên hình
Trang
Sơ đồ 2.1: Khái quát công nghệ sản xuất TACN công nghiệp nói chung Sơ đồ 2.2 Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh trên thị trường
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty cổ phần chăn nuôi CP.
12 22
Việt Nam – Chi Nhánh Xuân Mai Hà Nội 35 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất 45 Sơ đồ 4.2. Các loại kênh phân phối của công ty CP 74
Đồ thị 4.1. Khối lượng sản xuất sản phẩm TACN tại công ty CP 47 Đồ thị 4.2. Đánh giá của người chăn nuôi về chất lượng TACN của CP
so với công ty khác 54 Đồ thị 4.3. Cơ cấu các mã sản phẩm của CP 60 Đồ thị 4.4. Thị phần của một số công ty TACN trên thị trường 80 Đồ thị 4.5. Mức độ tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng với các hình
thức quảng cáo của công ty 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, là cái “đệm
giảm sốc” cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Thực tế cho thấy, ngành nông nghiệp hiện chiếm 22% GDP và hơn 60% nguồn lao động, trong đó chăn nuôi đóng góp 27% trong GDP của ngành nông nghiệp (khoảng 6% tổng số GDP). Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và dự kiến chiếm khoảng 42% GDP trong nông nghiệp vào năm 2020. Cùng với quy mô và tốc độ phát triển nhanh ngành chăn nuôi đã tạo ra nhu cầu lớn về thức ăn chăn nuôi công nghiệp mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hình thành và phát triển.
Theo kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2012 cả nước có 234 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó 95 nhà máy có sản lượng từ vài ngàn tấn đến dưới 20.000 tấn/năm, loại hình từ 20.000 – 50.000 tấn/năm có 37 nhà máy, đa phần là của các doanh nghiệp cơ sở trong nước. Các nhà máy có sản lượng lớn từ 50.000 đến trên 100.000 tấn đều thuộc các doanh nghiệp nước ngoài (trong đó một số nhà máy có công suất trên 800.000 tấn/năm) chiếm gần 60% thị phần. Là doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư nước ngoài, tập đoàn Charoen Pokphand - CP Group (Thái Lan) đầu tư vào Việt Nam từ năm 1991(chính thức được cấp phép đầu tư năm 1993) đến nay CP Việt Nam không ngừng mở rộng sản xuất và hoạt động trong ba lĩnh vực chính: thức ăn chăn nuôi, trang trại và thực phẩm. Trong đó, phát triển nhất là ngành thức ăn chăn nuôi với 8 nhà máy sản xuất cung cấp sản phẩm cho khắp mọi miền đất nước. Năm 2012, CP Việt Nam đứng vị trí số 1 trong số các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi

công nghiệp với tổng sản lượng 2.281.900 tấn. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của CP được người tiêu dụng biết đến rộng rãi với nhiều nhãn hiệu khác nhau: “HIGRO” và “CP” và “ Novo”, “Bell feed”, “Starfeed”. Cả 5 nhãn hiệu hàng hoá của công ty đang được tiêu thụ ở nhiều thị trường khác nhau và cũng được nhiều người chăn nuôi đánh giá cao về chất lượng. Higro là nhãn hiệu có số lượng mã sản phẩm nhiều nhất 47 mã sản phẩm, chiếm 28,8% trong tổng số mã sản phẩm TACN của công ty vì đây là nhãn hiệu ra đầu tiên của công ty CP. Nhãn hiệu CP là nhãn hiệu có số lượng mã sản phẩm ít nhất 24 mã, 3 nhãn hiệu còn lại Novo, Bell, Starfeed có số lượng mã sản phẩm tương đương nhau: 30 - 31 mã sản phẩm.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thức ăn chăn nuôi làm cho mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty CP có thể cạnh tranh được với các công ty khác không? Đặc biệt, còn có những thương hiệu khác trên thị trường với sản phẩm giá rẻ, chất lượng. Một câu hỏi đặt ra là các sản phẩm của CP đã thực sự chiếm được lòng tin của khách hàng chưa? Cạnh tranh với sản phẩm của các công ty khác như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của việc cạnh tranh sản phẩm TACN công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng tui tiến hành thực hiện đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam trên thị trường vùng Đồng bằng sông Hồng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam trên thị trường vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng
cạnh tranh sản phẩm nói chung và sản phẩm TACN công nghiệp nói riêng.
- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm TACN của công ty cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh sản phẩm
TACN công nghiệp của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản
phẩm TACN công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam trên thị trường.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm TACN công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng. Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu gồm người chăn nuôi là khách hàng của công ty, các đại lý, các trang trại và cán bộ công nhân viên của công ty.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh sản phẩm TACN công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2013 đến tháng 10/2014. Số liệu và các thông tin dùng để phân tích trong đề tài được thu thập trong 3 năm từ 2010 đến hết năm 2013.
- Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam -


Chi nhánh Xuân Mai Hà Nội (dưới đây gọi tắt là công ty CP). Địa chỉ tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng chăn nuôi lớn của cả nước bao gồm 10 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Do hạn chế về thời gian và nguồn lực cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu nên luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu sản phẩm TACN công nghiệp của công ty CP trên thị trường 3 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cụ thể: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình. Đây là ba tỉnh có nền chăn nuôi công nghiệp phát triển nhất và có nhiều công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi đóng trên địa bàn.
Hình 1.1: Bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Cạnh tranh xuất phát từ quan điểm “tự do kinh tế” mà Adam Smith đã phát hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII. Ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội khái niệm về cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới những góc độ khác nhau.
Dưới thời kỳ Chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc C.Mác đã quan niệm: “Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. CNTB phát triển đến đỉnh điểm chuyển sang chủ nghĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày nay nền kinh tế thế giới đã dần đi vào qũy đạo của sự ổn định và xu hướng chính là hội nhập, hoà đồng giữa các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh mất hẳn tính giai cấp, tính chính trị nhưng về bản chất thì vẫn không thay đổi.
Vào cuối thế kỷ XIX xuất hiện lý luận của trường phái cổ điển mới. Tâm điểm của lý luận này nhấn mạnh về cạnh tranh hoàn hảo. Lý luận cho rằng cạnh tranh hoàn hảo có nghĩa là thu nhập và của cải được phân phối đều khắp. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, các nhà kinh tế Anh, Mỹ thể hiện sự am hiểu về cạnh tranh bằng mô hình cạnh tranh không hoàn hảo.
Nhà kinh tế học người Mỹ - Maurise Clack đưa ra ba luận điểm trong đó nổi bật:
- Cạnh tranh bằng sản phẩm mới, kỹ thuật mới, nguồn cung ứng mới và Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

hình thức tổ chức mới.
- Sự vận hành của cạnh tranh được đo bằng chi phí trên một đơn vị sản
phẩm của doanh nghiệp so với chi phí của một đơn vị sản phẩm của đối thủ canh tranh, so với toàn ngành khi tăng chất lượng hàng hoá cũng như sự hợp lý trong sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Cạnh tranh là một trong những động lực cơ bản và là động lực phát triển của kinh tế thị trường, không có cạnh tranh
- Tuyển dụng cán bộ nhân viên
Công tác tuyển dụng cán bộ, nhân viên được công ty CP quan tâm và phát triển đều đặn hàng năm. Đặc biệt thông qua mối liên kết với các trường đại học, trung bình 2-3 lần/ năm công ty tiến hành tuyển dụng trực tiếp tại các trường để tận dụng được những nhân lực có chất lượng, có trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng bán hàng
Thị trường sản phẩm TACN luôn biến động và nhu cầu luôn thay đổi, do vậy đội ngũ nhân viên bán hàng cần nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi này để điều chỉnh chính sách và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường. Công ty đã mở được những lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ bán hàng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh thị trường để nâng cao kết quả, hiệu quả bán hàng góp phần làm tăng sản lượng tiêu thụ của công ty.
Ngoài ra nhân viên trực tiếp bán hàng cần hiểu về kỹ thuật chăn nuôi và chuyên môn thú ý để có thể tư vấn cho người chăn nuôi về cách thức chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh giúp họ hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ công ty.
- Chính sách đãi ngộ
Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động bằng các chính sách như đầu tư, bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương, thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Công ty.
Áp dụng cơ chế bổ sung vào đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế hội nhập. Để đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh phẩm để xâm nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp, từ đó đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm TACN là phát triển theo chiều sâu ở ba khía cạnh: Chất lượng, giá thành sản phẩm và an toàn cho chăn nuôi. Qua quá trình nghiên cứu thực tế, để đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm TACN của công ty cổ phần chăn nuôi CP chúng tui rút ra một số kết luận sau:
1. Nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận, một số khái niệm cơ bản liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung, sản phẩm TACN nói riêng. Qua tìm hiểu về tình hình sản xuất và thị trường TACN Việt Nam cùng với một số nghiên cứu thực tế trước đây để rút ra một số kinh nghiệm cho sản phẩm của công ty.
2. Kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế về năng lực cạnh tranh sản phẩm TACN của công ty CP cho thấy:
Công ty cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Xuân Mai là một thành viên của Tập đoàn CP Group nên được thừa hưởng kinh nghiệm, quy trình công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92

nghệ, cách kinh doanh. Công ty CP đã phát huy được lợi thế của mình để luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh TACN trên thị trường miền Bắc và khu vực ĐBSH nói riêng với sản lượng tiêu thụ năm 2013 là 530,4 nghìn tấn. Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại 100% từ nước ngoài, quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên sản phẩm sản xuất ra đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Nguồn nhân lực với 67,12% có trình độ từ trung cấp trở lên có kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất và mở rộng thị trường.
Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng là yếu tố hàng đầu tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm và các sản phẩm của công ty CP đã được phần lớn khách hàng đánh giá là tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại (với 63,33% ý kiến khách hàng).
Về chủng loại sản phẩm Công ty có đầy đủ các chủng loại sản phẩm cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Công ty đã xây dựng và phát triển được 5 nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường với 205 chủng loại sản phẩm. Sự đa dạng về nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm đã tạo ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Đây là lợi thế rất lớn để CP nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị thường TACN công nghiệp.
Giá cả các sản phẩm TACN của công ty được khách hàng đánh giá vẫn còn hơi cao so với một số đối thủ cạnh tranh, chỉ thấp hơn so với các sản phẩm của Cargill. Trong thời gian tới, CP cần chú ý đến chiến lược về giá để các sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh tốt hơn nữa.
Công ty đã có nhiều hình thức và chiến lược kinh doanh hiệu quả như đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng, thực hiện phân phối bằng cả hình thức gián tiếp và trực tiếp. Do đó, trong những năm qua, Công ty liên tục phát triển, tổng sản lượng hàng hóa tiêu thụ khá nhanh, đứng đầu trong số các doanh nghiệp sản xuất TACN công nghiệp ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

3. Trên cơ sở nghiên cứu năng lực cạnh tranh về sản phẩm của Công ty và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài đã đề xuất một số giải pháp về cơ sở vật chất, về sản phẩm, thi trường, nguồn nguyên liệu, thương hiệu, chính sách bán hàng và giải pháp về nguồn nhân lực.. đề góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP trên thị trường trong những năm tới.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Về phía Nhà nước
Xây dựng hoàn thiện và ban hành hệ thống luật pháp đồng bộ, đảm bảo tính ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập. Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp
Có mức thuế suất phù hợp, miễn giám thuế đối với các mặt hàng
nguyên liệu phục vụ sản xuất TACN mà trong nước không có và tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch vùng tập trung để sản xuất nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi và cùng chăn nuôi khuyến khích cho sự phát triển quy mô chăn nuôi lớn hơn.
Cần có chế độ quản lý chặt chẽ và cơ chế sử lý tận gốc việc làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hướng đến uy tín và vị thế kinh doanh của Công ty.
5.2.2 Đối với Công ty cổ phần chăn nuôi CP – chi nhánh Xuân Mai
Cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chính sách giá hợp lý để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tiếp tục xây dựng thêm thương hiệu sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để tăng khả năng khai thác thị trường.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi CJVINA AGRI Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top