Nuri

New Member
Lươn đã mổ không được rửa lại trong nước vì thịt sẽ tanh hơn. Nên dùng giấy bản hay khăn mềm sạch thấm khô, sau đó trộn một chút nước nghệ.

Chọn lươn khỏe (thường ngóc đầu lên cao), da vàng sẫm, mập, cho vào nồi, xát muối khoảng 5 đến 10 phút. Khi lươn chết, vớt ra, dùng các loại lá có độ ráp như lá mướp, lá bí ngô, hay rơm khô tuốt sạch nhớt từng con và rửa kỹ.

Bạn cũng có thể dùng giấm hay chanh, quất để rửa hết nhớt, giúp thịt lươn sạch, rất thơm.

Dùng dao nhọn hay tre nứa vót nhọn chọc vào rốn lươn, róc ngược từ đuôi lên đầu, móc bỏ ruột. Thấm sạch máu, trộn một chút nước nghệ vào thịt lươn.

Nếu cần lột da, dùng sống dao dần cho dập đuôi rồi bóc da và kéo ngược lên đầu, bạn sẽ lột được toàn bộ da. Sau đó bạn mới mổ bỏ ruột.

Nếu làm lươn để nấu cháo thì không phải mổ mà chỉ cần rửa sạch, cho vào nước luộc qua. Không luộc chín quá, lươn sẽ nát, khó gỡ xương. Vớt ra, gỡ lấy thịt cho vào cháo.

Nguồn:http://www.khamphavn.com/?mode=tintuc_id...



Phân biệt vài cách nấu cháo lươn theo địa phương ở VN:

- Cháo lươn nấu nghệ ở Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh. Nấu với cháo trắng loãng. Cháo thơm dậy mùi nghệ, hành.

- Cháo lươn đậu xanh nấu loãng theo kiểu thường thấy ở vùng Thừa Thiên, Huế trở vào vài tỉnh Nam Trung phần. Vị cháo nhẹ nhàng với vị đậu xanh.

- Cháo lươn khoai môn nấu thường thấy ở miền Nam như tại Sài Gòn, trong vài khu phố người Hoa. Cháo nấu bằng nước hầm xương heo. Vị cháo rất đậm đà vị khoai môn , thường được nấu sệt.

I. SƠ CHẾ LƯƠN

- Nếu dùng lươn đông lạnh thì phải rã đông và tẩm ướp như lươn tươi sống.

- Nếu dùng lươn sống, chọn lươn con nhỏ thịt sẽ chắc, khó nát khi nấu và thường ngọt hơn lươn lớn. Tùy điều kiện, nếu có, chọn lươn cỡ chừng nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn là vừa.

- Làm lươn sống: Có nhiều cách làm sạch nhớt lươn bằng tro, muối, dấm. Đơn giãn nhất là dùng dấm. Dùng một cái nồi vừa, cho vào một lượng dấm vừa ngập thân lươn khi cho vào, chén đầy dấm, trút hết lươn vào và đậy nắp lại chờ trong vài phút lươn sẽ yếu đi, bất động, dấm sẽ làm cho lươn nhả sạch nhớt và trắng ra. (Nhớ mang găng tay cao su chuyên dùng của nhà bếp vào). Dùng kéo ngắn mũi, nhọn... mổ rọc bụng lươn từ họng xuống đến hậu môn, moi bỏ toàn bộ ruột lòng lươn, xả lại thật kỹ nhiều lần nước cho đến khi thấy thật sạch. Ở những hàng bán lươn, người ta thường làm thịt lươn, mổ ruột cho khách mua. Nếu lươn đã làm sẵn, moi ruột rồi... mang về cũng phải ngâm xả lại với dấm và nước . Tùy ý chặt khúc ngắn 7 - 10 cm hay để nguyên con.

- Cho lươn vào một vật chứa sâu đáy. Tẩm ướp mỗi 500gr lươn với ½ muỗng cà phê muối + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng súp nước mắm để qua 30 phút rồi hấp chín, gỡ lấy nạc lươn để riêng. Lấy toàn bộ xương và đầu lươn để riêng.

- Đừng nên nấu món cháo luơn theo kiểu dùng lươn chặt khúc, để cả xương vì xương lươn rất nhọn và bén cạnh, dễ gây tổn thương cho vùng môi miệng khi ăn.

II. NẤU CHÁO

- Gạo dùng nấu cháo có thể rang cho thơm hay không rang sau khi vo sạch để ráo. Nếu dùng gạo rang, nước cháo sẽ trong, ít sánh hồ (dẻo) , vị cháo nhẹ nhàng và nếu dùng gạo rang thì thường người ta nấu cháo khá loãng. Tuy nhiên điều này còn tùy loại gạo sử dụng. Nên chọn loại gạo nở rền chứ không dẻo sau khi nấu. Ở miền Nam, ít người nấu cháo bằng gạo rang.

- Nước xương để nấu cháo - nếu muốn nấu theo kiểu miền Nam: Hầm 500 gr xương heo + 100 gr hành tím + 1 muỗng cà phê muối + 4 lít nước. Hầm lấy khoảng 3, 5 lít nước xương. Vớt bỏ xương, xác hành. Phân lượng này chỉ dùng làm chuẩn cho một lượng nước xương có chất lượng nhất định, tùy ý sử dụng ít nhiều để tăng lên. Đừng dùng xương còn dính nhiều mỡ thịt quá, nước hầm xương sẽ bị lền mỡ - có nghĩa là mỡ nổi trên mặt nước hầm nhiều đến độ làm cho không thấy phần nước trong bên dưới.

- Nấu cháo gạo trắng với phân lượng một phần gạo với 4 hay 5 phần nước (tùy loại gạo). Sau khi nước sôi, hạ nhỏ lửa cho đến khi cháo nở rền (đều). Tùy ý nấu cháo loãng hay đặc. Cách thông thường để xem cháo là sau khi gạo nở đều, nếu để cho mức gạo ở dưới mức nước chừng 2/3 là cháo loãng, nếu mức gạo và nước bằng nhau là cháo sệt.

- Nấu cháo gạo với đậu xanh cà bể làm hai, còn vỏ. Nấu như nấu cháo trắng nhưng thêm lượng đậu xanh bằng một nửa lượng gạo là vừa. Sử dụng đậu xanh cà không đải vỏ cháo sẽ thơm mùi đậu hơn và phần vỏ có kết cấu sợi xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá.

- Cho đầu lươn, xương lươn vào nồi cháo, sau khi cháo được, vớt bỏ xác, xương.

Còn có cháo lươn nấu nghệ, cháo lươn đậu xanh, cháo luơn khoai môn.

Nguồn:http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vanhoaa...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top