Giảm biên chế, thay đổi cơ cấu, cách chức, hợp đồng hết hạn,.. đó không phải là một chuyện dễ dàng nói đến khi phỏng vấn. Thời gian khi chưa tìm được một công việc mới, bạn nên sử dụng để nạp lại năng lượng cho chính bản thân. Hãy nghĩ về những kinh nghiệm mình có được từ công việc cũ, nghĩ xem mình có thể làm gì để tốt hơn nếu có cơ hội thứ hai. Sau đây là 6 điều bạn cần lưu ý để đối mặt với chuyện này trong buổi phỏng vấn. 1. Hãy thật thà Đừng cố gắng nói không đúng sự thật về lý do bạn phải tìm một công việc mới bởi người phỏng vấn bạn có thể sẽ liên lạc với người giới thiệu của bạn (reference). Lời nói dối lúc này sẽ bị trả giá bởi công việc mới này. Khi phỏng vấn hãy cố gắng chủ động nói ngắn gọn về chuyện này rồi chuyển sang đề tài khác. Hãy nhấn mạnh bạn đã học được gì, bạn đang làm gì để thay đổi và bạn có thể cống hiến gì cho công ty. 2. Khi lý do từ sếp cũ bạn Nếu lý do rời bỏ công việc cũ của bạn là do sự thay đổi về người quản lý. Do sự khác nhau về quan điểm quản lý, quan điểm về công việc mà bạn không thể hòa hợp với người sếp mới. Khi đó bạn có thể ghi người giới thiệu là đồng nghiệp hay người quản lý cũ. Bạn có thể nói rằng: “Thật không may mắn khi tui và người quản lý mới khác nhau về tính cách và quan điểm. Thật sự là tui đã cố gắng để xây dựng mối quan hệ tốt với ông ấy. tui được người quản lý cũ và những đồng nghiệp đánh giá rất cao.” Bất cứ điều gì bạn nói cũng không nên chỉ trích người quản lý. Bạn sẽ bị đánh giá thấp bởi hành động đó. 3. Công ty thay đổi chiến lược Hãy nói thật ngắn gọn về việc quan điểm của bạn phù hợp với những thay đổi của công ty. Trong một vài trường hợp, bạn có thể nói rằng: “Sự sát nhập của hai công ty khiến cho định hướng công việc có sự thay đổi lớn. Người sếp mới có quan điểm kinh doanh hoàn toàn khác và tui đã không thể chấp nhận được điều đó. Nhưng khi nhìn lại, đáng ra tui phải cố gắng để tìm ra nguyên nhân đằng sau sự thay đổi ấy và ủng hộ điều đó.” Đừng bao giờ đổ lỗi cho công ty của bạn. Mọi công ty đều thay đổi và bạn phải thích ứng với điều đó. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ hợp tác của bạn. 4. Thiếu kinh nghiệm Khi công việc của bạn ngày càng đòi hỏi những kĩ năng mới mà bạn lại không thể đáp ứng cho những yêu cầu mới đó. Nếu đó là lý do bạn phải rời bỏ công việc thì trong thời gian nghỉ, hãy tìm những lớp học để bồi đắp những kỹ năng còn thiếu hụt. Trong khi phỏng vấn, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng rằng bạn đã cố gắng để tiến bộ. Không ai có thể giỏi tất cả trên mọi lĩnh vực, do đó hãy nhấn mạnh công việc mới này phù hợp với khả năng sẵn có của bạn. 5. Kết quả công việc kém Sau khi rời công việc, hãy chủ động liên lạc với người quản lý để lắng nghe ý kiến của họ về bạn. Khi không còn bị ràng buộc bởi quan hệ nhân viên – sếp thì những lời của họ sẽ thật sự cởi mở và sẽ rất hữu ích. Bằng những cuộc nói chuyện như thế, bạn sẽ biết được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của bạn trong công việc. Ví dụ sau một thời gian có kết quả bán hàng ấn tượng, bạn được đề bạt lên làm quản lý. Nhưng cũng vì đó mà bạn bị sa thải bởi công việc quản lý yếu kém. Người quản lý có thể nói với bạn rằng bạn sẽ là một người xuất sắc khi đứng trước khách hàng hơn là ngồi sau chiếc bàn. 6. Bạn buộc phải thôi việc vì những hành động xấu Nếu như lý do là những điều như: lợi dụng ngân quỹ của công ty, để lộ thông tin mật của công ty hay quấy rối tình dục.. bất cứ điều gì bạn làm tương tự cũng khiến cho nhà tuyển dụng không ưa. Cách giải quyết duy nhất ở đây là hãy thành thật, hãy nói về sự thay đổi của bạn và những gì bạn có thể cống hiến cho công việc mới. Tất cả những điều trên chỉ là gợi ý cho bạn cách trả lời một cách thông minh nhất trước mỗi tình huống. Tuy nhiên tất cả đều phải thực sự xuất phát từ con người thật của bạn. Cuối cùng hãy nhớ rằng, dù là bất cứ điều gì bạn đã gặp phải thì hãy luôn Thành thật! Lifestyle
(Theo: Vzone)