Nghị định qui định các công ty đại chúng hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, lĩnh vực cấm đầu tư, cấm kinh doanh thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo qui định tại Điều lệ công ty, nhưng tối đa không quá tỷ lệ sở hữu theo qui định của Thủ tướng Chính phủ. Thí dụ như ngân hàng, thì room hiện vẫn không quá 30% theo qui định Chính phủ.
“Hầu hết room cho các ngành nghề, lĩnh vực được áp dụng đến mức tối đa 100%. Bản thân doanh nghiệp là người quyết định.
Các công ty niêm yết phải tiến hành đại hội cổ đông, hay tiến hành xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, sửa đổi điều lệ công ty cho phù hợp với room mới nếu cần thiết” – ông Vũ Bằng nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online – “Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định đã soạn thảo sẵn, Bộ Tài chính có thể ký ban hành trong tuần tới. Về thủ tục, sau khi có ý kiến cổ đông, các doanh nghiệp niêm yết chỉ cần đăng ký với SSC là có thể thực hiện room mới”.
Mở room được xem là bước đột phá lớn của Việt Nam trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và chắc chắn đây sẽ là động lực thúc đẩy các tổ chức giải ngân. Những công ty đã hết room như FPT, Vinamilk, REE, Dược Hậu Giang, Dệt may Thành Công, Viconship…. đều có thể nới room lên 100%. Hoạt động M&A (mua bán, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất) trên sàn sẽ gia tăng mạnh mẽ vì từ nay nước ngoài có thể mua đứt toàn bộ một công ty niêm yết.
“Hầu hết room cho các ngành nghề, lĩnh vực được áp dụng đến mức tối đa 100%. Bản thân doanh nghiệp là người quyết định.
Các công ty niêm yết phải tiến hành đại hội cổ đông, hay tiến hành xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, sửa đổi điều lệ công ty cho phù hợp với room mới nếu cần thiết” – ông Vũ Bằng nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online – “Thông tư hướng dẫn thi hành nghị định đã soạn thảo sẵn, Bộ Tài chính có thể ký ban hành trong tuần tới. Về thủ tục, sau khi có ý kiến cổ đông, các doanh nghiệp niêm yết chỉ cần đăng ký với SSC là có thể thực hiện room mới”.
Mở room được xem là bước đột phá lớn của Việt Nam trong thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài và chắc chắn đây sẽ là động lực thúc đẩy các tổ chức giải ngân. Những công ty đã hết room như FPT, Vinamilk, REE, Dược Hậu Giang, Dệt may Thành Công, Viconship…. đều có thể nới room lên 100%. Hoạt động M&A (mua bán, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất) trên sàn sẽ gia tăng mạnh mẽ vì từ nay nước ngoài có thể mua đứt toàn bộ một công ty niêm yết.