Sưu tầm được bài này nhưng Mode không cho đăng. Đành đăng vào các chủ đề liên quan để anh em tham khảo cho đỡ phí:
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xu hướng thị trường CKVN
Với chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam cần huy động vốn đổ vào sản xuất kinh doanh. Điều này Chính phủ chỉ có thể thực hiện bằng 2 công cụ là thị trường tiền tệ và thị trường vốn (TTCK). Do vậy tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh và BĐS trên thị trường tiền tệ sẽ tăng trưởng kép hàng năm và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong 2-3 năm tới để hoàn thành nhiệm vụ. Về thị trường vốn sẽ phải tăng quy mô thị trường để thu hút vốn cho nền kinh tế, muốn thế phải tăng số lượng hàng hoá (tăng cổ phiếu niêm yết), có công cụ hấp dẫn thu hút vốn ngoại (vì dòng vốn nội nội lực chưa đủ mạnh) như nới room, giao dịch T+0, thị trường phái sinh, đưa thị trường tiếp cận mức thị trường mới nổi nên quy mô vốn hoá, giá trị giao dịch sẽ phải tăng thậm chí nhiều lần so với mức hiện tại trong một vài năm tới. Ngoài ra, mục tiêu cổ phần hóa các DNNN đang ở giai đoạn nước rút, cần hoàn tất trong năm 2015 (điều này khó khả quan, chắc phải cần thêm thời gian) cũng đòi hỏi phải có cầu hấp thụ, đặc biệt là dòng vốn ngoại. Chính phủ cũng muốn việc cổ phần hóa này thu được lợi ích lớn nhất cho Nhà nước. Do đó, quy mô thị trường phải lớn và giá trị cổ phiếu trên TTCK Việt Nam nói chung phải đảm bảo.
Vậy cổ phiếu của nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy tăng trưởng này?
Đầu tiên, phải kể đến nhóm cổ phiếu Ngân Hàng, Thu nhập/Cổ phiếu (EPS) các NH năm nay đều tăng trưởng tầm trên dưới 50%, và sẽ tiếp tục tăng trưởng kép trong các năm tới, chưa kể nếu việc trích dự phòng nợ xấu được đảm bảo trong năm này và trích không đáng kể vào các năm tới thì EPS sẽ tăng theo cấp số nhân, đó là lý do giá cổ phiếu NH đã tăng mạnh trong thời gian qua và đoán sẽ còn tiếp tục tăng trong ít nhất 2 -3 năm tới.
Nhóm thứ hai được hưởng lợi rất lớn là nhóm các công ty môi giới chứng khoán, đặc biệt các Công ty có hoạt động tự doanh mạnh sẽ đem lại kết quả tăng trưởng ấn tượng gấp nhiều lần trong 2,3 năm tới do doanh thu môi giới sẽ tăng gấp nhiều tương ứng với sự tăng trưởng quy mô thị trường, các dịch vụ phí giao dịch, cho vay Magin, sản phẩm thị trường phái sinh, doanh thu do các NĐT tích cực giao dịch hơn vì quy định giao dịch T+0, T+2 thay thế cho T+3 trước đây. Hoạt động tự doanh thu lợi lớn vì hầu hết các hoạt động đầu tư đều hứa hẹn có lãi lớn trong giai đoạn tăng trưởng của TT.
Nhóm cổ phiếu của các Công ty BĐS. Đây là nhóm cổ phiếu đương nhiên sẽ hưởng lợi do chính sách tín dụng cho vay mua nhà sẽ tăng trưởng và một vài chính sách khác thúc đẩy cầu BĐS. Tuy nhiên, giá các CP này sẽ không tăng trưởng mạnh mẽ được ngay như nhóm NH và CK mà sẽ tăng trưởng từ từ, đi sau một bước do Nhóm này vừa mới bước ra khỏi khó khăn, cầu BĐS sẽ chỉ thực sự đột phá khi các NĐT trên TTCK thu lợi, bắt đầu cảm giác rủi ro và khi đó sẽ dành một phần lãi để chuyển sang nắm giữ BĐS khi thấy giá BĐS đang lên cao và có cơ hội kiếm lời. Điểm rơi được đoán là từ cuối 2016, đầu 2017.
Đó là các ngành sẽ được hưởng lợi lớn theo chu kỳ, dòng tiền vì vậy sẽ đổ vào các nhóm ngành này rất lớn, có thể đẩy giá các cổ phiếu lên cao. Các nhóm cổ phiếu khác sẽ tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng về hiệu quả hoạt động. Nếu hoạt động tốt thì nhìn chung đều được hưởng lợi cộng hưởng từ xu hướng chung của TTCK. Riêng nhóm cổ phiếu dầu khí là khó đoán vì phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thế giới và chính sách khai thác dầu của Chính phủ.