ga_con85

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghệ thuật "Dòng ý thức" trong tiểu thuyết của Vương Mông : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 30
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Vương Mông
Văn học Trung Quốc
Tiểu thuyết
Nghiên cứu văn học
Miêu tả: 105 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu nền tảng sự ra đời nghệ thuật “dòng ý thức”- một sáng tạo tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX. Tìm hiểu về nghệ thuật kết cấu, nhân vật, người kể chuyện, không - thời gian và một số bình diện khác trong tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vương Mông thông qua 4 tác phẩm: Hồ điệp, Mắt đêm, Chiếc lá phong, Dải cánh diều
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 6
4. Phạm vi tư liệu .............................................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Bố cục Luận văn............................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG. ......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI. ........ 9
1.1 Nền tảng ra đời nghệ thuật “dòng ý thức” trong văn học .......................... 9
1.1.1 Khái niệm “ý thức”, “dòng ý thức”.......................................................... 9
1.1.2 Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson........................................................ 11
1.1.3 Tâm lý học cơ năng William James và Phân tâm học Sigmund Freud. 12
1.1.4 “Dòng ý thức”- sự phát triển của “độc thoại nội tâm”........................... 15
1.2 “Dòng ý thức” với tiểu thuyết hiện đại. .................................................... 18
1.2.1 Vấn đề “đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết” ............................................... 18
1.2.2 Nghệ thuật “dòng ý thức”- một sáng tạo của tiểu thuyết phương Tây thế
kỷ XX. ............................................................................................................. 20
1.2.3 Đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết “dòng ý thức” .................................... 24
Tiểu kết........................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA VƯƠNG MÔNG. ................................................................................. 29
2.1 Những tiền đề mới về văn hoá xã hội, về quan niệm con người hiện đại .. 29
2.1.1 Về văn hoá xã hội................................................................................... 29
2.1.2 Quan niệm về con người hiện đại .......................................................... 312.2 “ Dòng ý thức” trong tiểu thuyết Vương Mông........................................ 35
2.2.1 “Dòng ý thức” với kết cấu...................................................................... 36
2.2.2 “Dòng ý thức” với nhân vật ................................................................... 40
2.2.3 Dòng ý thức với người kể chuyện.......................................................... 58
Tiểu kết........................................................................................................... 66
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “DÒNG Ý THỨC” TRONG
TIỂU THUYẾT VƯƠNG MÔNG............................................................... 67
3.1 “Dòng ý thức” với yếu tố không- thời gian ............................................. 67
3.2 “Dòng ý thức” với bút pháp tượng trưng.................................................. 77
3.3 “Dòng ý thức” với ngôn ngữ, giọng điệu.................................................. 80
3.3.1 Dòng ý thức với ngôn ngữ ..................................................................... 80
3.3.2 Dòng ý thức với giọng điệu.................................................................... 84
3.3.2.1 Giọng điệu u- mua............................................................................... 85
3.3.2.2 Giọng điệu trữ tình .............................................................................. 94
Tiểu kết........................................................................................................... 98
KẾT LUẬN ................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 102
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Hiện nay, so với văn học Nga, Pháp, Mỹ, Nhật Bản... thì văn học
Trung Quốc đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Trung Hoa là nƣớc có
nền văn học lớn, văn học cổ điển với những áng Đƣờng thi cô đọng hàm súc,
uyên thâm đến những tiểu thuyết bất hủ nhƣ Tam Quốc diễn nghĩa (三国演
义), Thủy Hử (水浒传), Hồng lâu mộng (红楼梦 Tây du kí (西游记) Kim
bình mai (金瓶梅)… Trong mỗi chúng ta, ai mà chẳng biết đến và yêu thích
một vài nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Với niềm yêu thích đó
chúng tui tiếp xúc với nền văn học đƣơng đại của Trung Quốc.
Tiếp nối truyền thống văn học lâu đời của dân tộc mình, các thế hệ nhà
văn Trung Quốc không ngừng tìm tòi sáng tạo để cho ra đời hàng loạt các tiểu
thuyết ƣu tú (bao gồm: truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài). Những tác
phẩm này chẳng những đƣợc bạn đọc trong nƣớc đón nhận mà còn đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới dịch ra ngôn ngữ của mình, trong đó có Việt Nam.
Trong các nhà văn đƣơng đại, Vƣơng Mông nổi lên nhƣ là nhà văn đi
đầu trong việc đổi mới tiểu thuyết. Sự đổi mới ở Vƣơng Mông thể hiện ở việc
ông biết kết hợp giữa thủ pháp của chủ nghĩa hiện đại phƣơng Tây với kinh
nghiệm của văn học phƣơng Đông, ông cũng biết cách tân sao cho phù hợp
với việc thể hiện cuộc sống đƣơng đại và tâm tình của con ngƣời hiện đại
Trung Quốc. Ông đã đi tiên phong, thực hiện bƣớc đột phá chủ nghĩa hiện
thực truyền thống Trung Quốc trong việc phá vỡ phƣơng thức kết cấu, mạnh
dạn mô phỏng theo hình thức biểu hiện “dòng ý thức” của phƣơng Tây. Vì thế2
mà nghệ thuật “dòng ý thức” đƣợc ông sử dụng hầu hết trong các tác phẩm
của mình.
2. Việc đi sâu tìm hiểu tác phẩm của tác giả nổi tiếng trong thời kỳ cải
cách mở cửa nhƣ Vƣơng Mông là cần thiết để có một cách nhìn toàn diện và
sâu rộng hơn về một đất nƣớc có nền văn học lâu đời và có tầm ảnh hƣởng
lớn trên thế giới nhƣ Trung Quốc, khẳng định vai trò và giá trị của nhà văn
trong tiến trình văn học thời kỳ đổi mới Trung Quốc. Vấn đề Nghệ thuật
“dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Vương Mông vừa có ý nghĩa khoa học
phục vụ thiết thực cho công việc giảng dạy bộ môn văn học Trung Quốc ngày
càng đƣợc chú trọng trong các trƣờng Đại học ở Việt Nam. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa đang diễn ra sôi nổi nhƣ hiện nay, khi mối quan hệ của hai nƣớc
ngày càng đƣợc mở rộng, bởi Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia “núi
liền núi, sông liền sông”, thủy bộ liên thông, văn hoá tƣơng đồng thì việc đẩy
mạnh nghiên cứu văn hóa, văn học Trung Quốc ngày càng góp phần tăng
cƣờng, thúc đẩy tình hữu nghị hợp tác phát triển giữa hai dân tộc Việt- Trung.
Trong nền văn học đƣơng đại Trung Quốc, Vƣơng Mông cùng với Mạc
Ngôn, Giả Bình Ao, Trƣơng Hiền Lƣợng, Phùng Kí Tài, Lục Văn Phu, Tƣởng
Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công... đã trở thành nhà văn có tên
tuổi, đƣợc bạn đọc trong và ngoài nƣớc biết đến. Đặc biệt từ khi Mạc Ngôn
đƣợc giải Nobel Văn học khiến thế giới không coi văn học đƣơng đại Trung
Quốc là bãi rác nữa.
3. Vƣơng Mông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1934 tại Bắc Kinh. Sau đó
gia đình trở về quê tổ ở thôn Long Đƣờng huyện Nam Bì tỉnh Hà Bắc. Năm
bốn tuổi lại trở về Bắc Kinh, năm tuổi đi học tiểu học, năm mƣời tuổi nhảy
cấp vào trung học, mƣời một hoạt động trong cơ sở bí mật của Đảng. Tháng
10 năm 1948 ông đƣợc kết nạp vào Đảng cộng sản Trung Quốc.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Năm 1949, đƣợc điều về Thị ủy Bắc Kinh làm công tác đoàn thanh niên
Tân dân chủ. Năm 1952 là Phó bí thƣ Đoàn khu Đông Bắc.
Năm 1953, ông viết truyện Tuổi thanh xuân muôn năm (青春万岁 ,
phản ánh bộ mặt mới mẻ của tầng lớp thanh niên học sinh sau ngày giải
phóng, gây đƣợc ấn tƣợng tốt trong giới sáng tác. Năm 1954 tham gia hội nghị
tác giả trẻ toàn quốc lần thứ nhất. Mùa thu năm 1956 đăng truyện vừa Chàng
trai trẻ đến phòng tổ chức (组织部新来的青年人 phê phán tệ nạn quan
liêu đang hoành hành trong nội bộ cơ quan nhà nƣớc. Chính vì tác phẩm này,
mà năm 1957, ông bị quy là phần tử “phái hữu” phải đi lao động cải tạo ở Tân
Cƣơng suốt 20 năm ròng. Sau khi “bọn bốn tên” bị lật đổ, ông đƣợc phục hồi,
trở lại văn đàn. Ông từng làm Tổng biên tập tạp chí Văn học Nhân dân, Bộ
trƣởng Bộ văn hóa và Phó chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc.
Năm 1957 đến 1977 do cuộc đấu tranh chống “phái hữu” và “Đại cách
mạng văn hóa”, ông tạm ngừng sáng tác. Sự dồn nén 20 năm đã đƣợc Vƣơng
Mông thả sức tuôn trào từ sau khi văn đàn Trung Quốc mở ra thời kỳ mới.
Ông thành công ở nhiều mặt: Tiểu thuyết, bình luận, tản văn, thơ mới và thơ
cổ thể, tạp văn, đƣợc dịch ra hơn hai mƣơi thứ tiếng là Anh, Pháp, Nga, Đức,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Hunggari, Bungari, Arập, Việt Nam,
Kadắctan... Các tác phẩm của ông nhiều lần đoạt giải thƣởng trong nƣớc và
nƣớc ngoài. Ý trao “Giải văn học Mondello”. Học hội Soka Gakkai Nhật Bản
trao “Giải Hòa bình và văn hóa”. Điểm đặc sắc nhất trong sáng tác của ông là
tinh thần mạnh dạn tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi. Con đƣờng sáng tác của
Vƣơng Mông vô cùng gian khổ, gập ghềnh, nhƣng trƣớc sau ông vẫn yêu quý
cuộc sống và say sƣa với lý tƣởng cách mạng. Ông vừa coi trọng trực giác
nghệ thuật lại vừa đề cao hoạt động lý tính.
Trong các gƣơng mặt của tiểu thuyết Trung Quốc đƣơng đại, Vƣơng
Mông là một cây bút đã đi sâu khám phá vùng bí ẩn, có khi lạc vào tầng sâu4
nhất ở mỗi con ngƣời. Tác phẩm của ông mang đến cho văn đàn một làn gió
mới, nó ảnh hƣởng sâu rộng đối với các sáng tác tiểu thuyết trong thời kỳ mới
nên ngƣời ta gọi ông là “hiện tƣợng Vƣơng Mông”.
Vì những lý do trên, chúng tui tìm đến đề tài: Nghệ thuật “dòng ý
thức” trong tiểu thuyết của Vương Mông.
2. Lịch sử vấn đề
Vƣơng Mông là một trong những nhà văn đƣơng đại Trung Quốc với
phong cách sáng tác thiên về “dòng ý thức”. Tác phẩm của Vƣơng Mông đã
đƣợc dịch nhiều ở Việt Nam nhƣng những bài viết phê bình nghiên cứu về
nhà văn cũng nhƣ các tác phẩm lại chƣa nhiều.
Ở Trung Quốc, Vƣơng Mông là nhà văn đƣợc nói đến rất nhiều. Trong
cuốn Luận bàn về Vương Mông của Tăng Trấn Nam, Nxb Khoa học Xã hội
Trung Quốc, năm 2005. (曾镇南 《王蒙论 》 , 中国社会科学出版社, 2005
年) đƣa ra một số nhận xét của các nhà nghiên cứu về Vƣơng Mông. Nhƣ nhà
văn Thiết Ngƣng (Phó chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Trung Quốc) nhận xét:
Tiểu thuyết Vƣơng Mông vừa phong phú, vừa đa dạng, có ảnh hƣởng mang
tính tổng hợp đối với văn học đƣơng đại Trung Quốc, không chỉ ở phƣơng
diện tiểu thuyết, mà còn cả phƣơng diện về thi ca, văn học so sánh, văn học
cổ điển. Là một ngƣời nghiên cứu lâu năm, tui cảm giác điểm nổi bật nhất ở
ông là sự học tập. Trải qua bao khó khăn mà không nản, có sức sống, có tình
cảm, trí tuệ… những từ này dùng để hình dung về ông không hề là quá đáng,
những thứ đó đều khiến con ngƣời ta cảm giác phục. Hay tác giả Trƣơng Vĩ
(Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Sơn Đông) nói: Nếu dùng từ nào để hình
dung về con đƣờng sáng tác của Vƣơng Mông thì đó là “phong vũ kiêm trình”.
Ông là nhà văn sáng tác linh hoạt nhất thời kì đầu. Nội dung trong sáng tác
của ông thƣờng thể hiện tình cảm một cách tự nhiên, cũng thể hiện sự suy tƣ
về con đƣờng sáng tác văn học. Nghiên cứu các tác phẩm của ông, mỗi tác
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
phẩm tui đều có thể tìm thấy những nét đặc sắc riêng. Trƣơng Vũ (nhà văn Hà
Nam), bàn về Vƣơng Mông là một điều rất thú vị. Ông là ngƣời rất phức tạp,
chỉ nhìn vào các tác phẩm của ông ấy thôi cũng đủ thấy nó hàm chứa rất
nhiều ý nghĩa. Ông là một nhà văn lại từng làm quan, thậm chí từng là đội
trƣởng đội sản xuất.
Bài viết Tìm hiểu nghệ thuật Vương Mông của Trịnh Bát Quang trong
cuốn Nghiên cứu Văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc, Nxb Đại học Bắc
Kinh, năm 2000 .(郑 拨 光,《王 蒙 艺 术 追 求 初 探》中 国 现 代 当 代 文
学 研 究,北 京 大 学 出 版 社, 2000 年). Tác giả đã nhận thấy một số đặc
điểm nổi bật của Vƣơng Mông: không - thời gian đan xen, đồng hiện, miêu tả
tâm lí nhân vật, sử dụng hình ảnh tƣợng trƣng… Ông cho rằng: Thứ hấp dẫn
nhất trong tiểu thuyết của Vƣơng Mông là ta có thể cảm nhận đƣợc ngôn ngữ
và nội hàm văn học. Nội hàm văn học ấy có thể là sự giải thích về mặt nỗi khổ
của con ngƣời trong thời đại ông mà ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông đều rất
có uy lực, cảm giác nhƣ đó là một khối thuốc nổ có thể nổ bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, ta còn thấy một số sách nói về Vƣơng Mông nhƣ: Cuốn Văn
học sử đƣơng đại Trung Quốc của Kim Bỉnh Hoạt, Nxb Đại học Diên Biên,
năm 2001. (金 秉 活, 中 国 当 代 文 学 史, 延 边 大 学 出 版 社, 2001
年). Tạp chí Văn học Trung Quốc và dòng ý thức của Ân Quốc Minh, Nxb
Đại học Học báo Gia Ƣng, năm 2007. (殷 国 明, 中 国 文 学 与“意 识 流”,
嘉 应 大 学 学 报, 2007 年)... Các cuốn này nói qua về nhà văn Vƣơng
Mông và một số đặc điểm trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Ở Việt Nam, Phạm Tú Châu viết bài “Vương Mông và con đường sáng
tác hơn 40 năm” đăng trong Tạp chí văn học Nước ngoài số 4, 1999. Bài viết
của Lê Huy Tiêu: “Vương Mông- nhà văn đi tiên phong trong việc đổi mới6
tiểu thuyết đương đại Trung Quốc” in trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời
kỳ cải cách mở cửa của Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011. Những bài viết này
nói đƣợc khá đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của Vƣơng Mông,
tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ khái quát mà chƣa bàn kĩ về vấn đề “dòng ý
thức” của ông.
Nghiên cứu “Nghệ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương
Mông”, chúng tui hi vọng đóng góp một chút lí luận để giúp bạn đọc hiểu biết
hơn về nhà văn có ảnh hƣởng lớn đến độc giả Việt Nam nhƣ hiện nay, đồng
thời đƣa ra phƣơng pháp nghiên cứu theo hƣớng thi pháp học để khám phá
đặc điểm nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật của ông.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn Nghệ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Vương
Mông, sẽ làm rõ hơn vấn đề “dòng ý thức”( 意识流) trong một số tác
phẩm tiêu biểu của Vƣơng Mông nhƣ Hồ điệp( 蝴蝶), Mắt đêm( 夜
的眼) , Chiếc lá phong( 枫叶) , Dải cánh diều( 风筝飘带) Qua đó,
giúp ngƣời đọc thấy đƣợc cái hay, cái đẹp cái độc đáo trong tiểu thuyết
của ông.
4. Phạm vi tƣ liệu
Trong luận văn này, chúng tui sử dụng văn bản chính là Bản dịch Hồ
điệp của dịch giả Phạm Tú Châu, Nxb Công an nhân dân, H, 2006. Bản dịch
Cao lương đỏ và những truyện khác do PGS. TS Lê Huy Tiêu dịch, Nxb Văn
học, H, 2004.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Trong việc giải quyết đề tài, chúng tui vận dụng các phƣơng pháp sau:
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp khảo sát thống kê, phƣơng
pháp so sánh, phƣơng pháp liên ngành, phƣơng pháp tiếp cận văn hóa, xã hội,
lịch sử dƣới góc độ thi pháp học.
6. Bố cục Luận văn
Luận văn gồm: phần Mở đầu, nội dung 3 chƣơng, Kết luận, Tài liệu
tham khảo, Nội dung cụ thể của các chƣơng nhƣ sau:8
Chƣơng 1. “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA VƢƠNG MÔNG
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “DÒNG Ý THỨC” TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA VƢƠNG MÔNG.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
PHẦN NỘI DUNG.
CHƢƠNG 1:
“DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI.
1.1 Nền tảng ra đời nghệ thuật “dòng ý thức” trong văn học
1.1.1 Khái niệm “ý thức”, “dòng ý thức”
Từ khi loài ngƣời hình thành, tiến hóa, lao động kiếm sống, ý thức đã
phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Vậy “ý thức”(意
识) là gì? Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về “ý thức”, tựu chung lại
“ý thức” là phần “hồn” của con ngƣời, đó là khả năng nhận biết các sự kiện
tâm linh cũng nhƣ giác quan có khả năng nhận biết các sự kiện vật lý. Ý thức
bao gồm nhiều yếu tố: tri thức, ý chí, cảm giác, trong đó tri thức là căn bản.
Chủ nghĩa Duy Tâm( 唯 心 主 义) cho rằng: ý thức có trƣớc vật chất có sau
và ý thức sản sinh ra vật chất. Ngƣợc lại, Chủ nghĩa Duy Vật( 唯 物 主 义)
cho rằng: vật chất có trƣớc và sản sinh ra ý thức.
Tâm lí học hiện đại(现 代 心 理 学) cho rằng: “ý thức” của con
ngƣời là các phản ứng của cảm giác và tinh thần với những mức độ khác
nhau, bao gồm tƣ duy hợp lí từ mức độ thấp nhất với cảm giác mơ hồ trƣớc
khi hình thành ngôn ngữ đến mức độ cao nhất có đƣợc sự biểu đạt rõ ràng.
Trong thời khắc nhất định, ý thức của một con ngƣời là dòng liên tục không
dứt, đƣợc tạo thành từ cảm giác, tƣ duy, hồi ức, ảo giác, liên tƣởng ở mức độ
khác nhau. Cho đến nay, ý thức vẫn tiếp tục là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và đƣa ra nhiều khám phá mới mẻ, có đóng góp rất quan trọng
trong sáng tác văn học nghệ thuật.10
“Dòng ý thức” là một kĩ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại. Nó đƣợc
khơi nguồn từ công trình Nguyên lí tâm lí học (1890) của nhà tâm lí học, nhà
triết học thực dụng William James (1842- 1910). Ông cho rằng “ý thức” là
một dòng chảy, dòng sông, trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tƣởng
thƣờng xuyên đan xen, hòa quyện vào nhau một cách lạ lùng, “phi lôgic”.
Trong cuốn Dẫn luận phê bình văn học, các tác giả Mỹ phát biểu về khái
niệm “dòng ý thức”: “Một biến thái hiện đại của điểm nhìn ở ngôi thứ nhất,
đó là một phương tiện được gọi là dòng ý thức (...). Phương tiện này được sử
dụng bởi James Joyce trong Ulysses, bởi Virginia Wolf và đôi khi bởi
Faulkner, thường không giống nhau và không nên đồng nhất nó với lời giải
thích thêm của người kể chuyện về suy nghĩ của nhân vật.” [27, 69].
Nhà phê bình văn học Molibva lại đồng nhất “dòng ý thức”(意 识
流) với “độc thoại nội tâm”(内 心 独 白) : “Nó xuất hiện như diễn từ
không biểu đạt nên lời của các nhân vật hay như diễn từ của tác giả, nhân
danh mình mà nói, nhưng có thể coi như đã mượn từ vựng và giọng điệu
của nhân vật; hay như đối thoại bên trong ở đó giọng nói của nhân vật; bị
sẻ làm đôi thành hai giọng phân biệt và đối nghịch; nó xuất hiện dưới hình
thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và
hỗn loạn”. [27, 70].
Theo tiến sĩ Arvind Nawale (Ấn Độ), trong một bối cảnh văn học, thuật
ngữ “dòng ý thức” đƣợc dùng để chỉ một phƣơng pháp tự sự mà theo đó các
nhà viết tiểu thuyết mô tả những suy nghĩ và tình cảm không nói ra của nhân
vật, không sử dụng đến cách mô tả khách quan, hay những suy nghĩ và tình
cảm phong phú của nhân vật mà không quan tâm đến lập luận lôgic. Bằng kĩ
thuật dòng ý thức, nhà văn muốn phản ánh mọi lực lƣợng bên trong và bên
ngoài ảnh hƣởng đến tâm lí của nhân vật tại một thời điểm.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Tiểu thuyết “dòng ý thức” ra đời có đóng góp quan trọng từ Chủ nghĩa
trực giác của Henri Bergson và các học thuyết Tâm lý học, Phân Tâm học của
W. James và S. Freud.
1.1.2 Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson
Nhận thức trực giác là giai đoạn tiếp theo của hoạt động tiếp xúc với
hiện thực, tác động đến thế giới và khởi đầu cho một sự cảm thụ hoàn hảo dựa
trên việc khám phá chiều sâu bản thể của đối tƣợng. Vậy nên, nhiều nhà triết
học, mỹ học và nghệ sĩ đã chủ trƣơng sử dụng trực giác để chiếm lĩnh thế giới
một cách trọn vẹn có chiều sâu và đầy cá tính.
Cảm xúc thông thƣờng đối với đối tƣợng chƣa thể nảy sinh rung động
mãnh liệt dẫn đến nhu cầu sáng tạo. Trực giác lại giúp con ngƣời chìm ngập
nhanh chóng vào dòng ý thức và thực tại sâu thẳm. Nó không kết thúc ở đánh
giá phân tích đơn thuần nhƣ cách cảm nhận lý tính thông thƣờng, những nhận
xét lôgic của lý trí đối với cái đẹp và nghệ thuật đôi khi không tiếp cận đƣợc
dòng chảy bí ẩn bên trong. Tính chất trực tiếp của trực giác, mối liên hệ của
trực giác với tƣởng tƣợng và tình cảm con ngƣời đã cho phép coi trực giác là
yếu tố hết sức quan trọng của thụ cảm thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật.
Nhà triết học của Chủ nghĩa Duy ý chí (唯 意 志 主义) Friedrich
Wilhelm Nietzche chủ trƣơng nhận thức hiện thực bằng trực giác. “Trực giác
thủy chung là một sức mạnh sáng tạo tích cực”. Trực giác là một thấu thị gắn
với nhu cầu của bản năng và ý chí của sinh mệnh chủ thể. Nhà triết học Italia
Benedetto Croce với Chủ nghĩa biểu hiện ( 表 现 主 义) cũng xây dựng quan
niệm nghệ thuật với điểm xuất phát từ nguồn gốc của trực giác. Trực giác
không cần sự hỗ trợ của lý trí và không bị ràng buộc bởi định kiến nào. Trong
trực giác đã bao hàm quá trình sáng tạo và thƣởng thức mang đầy tính biểu
hiện.12
Trong thuyết Chủ nghĩa trực giác (直 觉 主 义) của Henri Bergson, thì
trực giác đƣợc đề cao, bởi trực giác phá vỡ đƣợc bức tƣờng ngăn cách nhận
thức của con ngƣời với vạn vật. Những quan sát bên ngoài chỉ đƣợc chuyển
hóa thành quan sát bên trong qua con đƣờng trực giác. Bergon cho rằng trực
giác khác với trí tuệ, nó cho ta bắt gặp đƣợc tức thời cái tuyệt đối, cái huyền
niệm- nó không do lý trí, không do trí tuệ nhƣng nó cho ta khả năng trực tiếp
đi vào trí tuệ, vào cái biết cao sâu, tinh tế nhất mà không qua suy tƣ, lý luận.
Giống nhƣ những nhà mỹ học, triết học trƣớc đó, Henri Bergson cũng
chủ trƣơng dùng trực giác để đi sâu nhận thức và khám phá những phƣơng
diện của cuộc sống và con ngƣời. Nhận thức thông thƣờng mang tính chất lý
tính không thể đi vào bản thể của đối tƣợng, vì còn phải dựa vào các giác
quan và ngôn ngữ là những thứ có tác dụng ngăn cách. Chỉ có trực giác mới
nhận thức bản thể một cách trọn vẹn và trực tiếp.
Từ nền tảng kiến thức của Chủ nghĩa trực giác của Bergson, văn học
phƣơng Tây hiện đại đã xuất hiện hiện tƣợng gọi là “dòng ý thức”. Khái niệm
“thời biến” của ông đã có ảnh hƣởng rất nhiều đến cấu trúc, thời gian- không
gian của dòng tiểu thuyết “dòng ý thức”.
1.1.3 Tâm lý học cơ năng William James và Phân tâm học Sigmund
Freud.
Tâm lý học cơ năng của James nhắc rất nhiều đến thuật ngữ “dòng ý
thức”. Trong chƣơng IX cuốn Nguyên lý tâm lý học của ông, “dòng ý thức”
đƣợc nhắc đến ít nhất tới năm lần và nó còn thƣờng xuyên đƣợc thay thế bằng
cách nói “dòng tƣ tƣởng”(思 想 流) . Đó là một cách nói tƣơng đối sinh
động, biểu hiện một cách dễ hiểu con đƣờng của những tâm tƣ, suy nghĩ,
những bối rối ở bên rìa vô thức của con ngƣời. “Dòng ý thức” không phải
biểu hiện một cách lẻ loi, vụn vặt, một điểm, một giọt. Thí dụ những từ dạng
“một chuỗi liền” hay “một loạt” v.v... đều không thích hợp nhƣ cách nói
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
trƣớc đó. Ý thức không phải là sự gắn nối của mảnh đoạn, mà là trôi chảy.
Dùng hình ảnh một “dòng sông” hay một luồng “nƣớc chảy” để biểu đạt nó
là rất hình tƣợng. Từ đó trở đi, ngƣời ta bắt đầu nhắc đến “dòng tƣ tƣởng”,
“dòng ý thức” hay là “dòng của đời sống chủ quan”.
Khái niệm này đã có một ảnh hƣởng trực tiếp và mạnh mẽ tới nền văn
học nghệ thuật hiện đại thời bấy giờ, hình thành nên bút pháp “dòng ý thức”.
Bút pháp “dòng ý thức” có nghĩa là ngƣời thuật chuyện thể hiện lại “dòng ý
thức” của nhân vật bao gồm những ý nghĩ, liên tƣởng, cảm xúc liên tục đan
xen vào nhau và chuyển động liên miên tiếp nối nhƣ một dòng nƣớc chảy.
Tuy nhiên, Tâm lý học cơ năng của William James mới chỉ dừng lại ở
việc miêu tả và giải thích trạng thái động của ý thức. Phải đến Phân tâm học
của Sigmund Freud cùng với việc phát hiện “bộ máy tâm thần”, tâm lý con
ngƣời mới đƣợc mổ xẻ, phân tích toàn diện, đa chiều hơn. Freud cho rằng:
“Quá trình tâm lý chủ yếu là thuộc về tiềm thức còn như quá trình tâm lý của
ý thức chẳng qua chỉ là một động tác bộ phận được phân tách ra từ toàn bộ
tâm linh. Chúng ta cần nhớ rằng trước nay người ta thường cho tâm lý là ý
thức, là đặc trưng của đời sống tâm lý, và tâm lý học được xem là khoa học
nghiên cứu nội dung của ý thức. Cách nhìn này quá rõ ràng đến nỗi bất kỳ
một sự phản đối nào cũng bị xem là gây rối. Nhưng trái lại, Phân tâm học
cho rằng tâm linh có bao hàm tác dụng của tình cảm, tư tưởng, dục vọng...
mà tư tưởng và dục vọng đều có thể là tiềm thức”. [11, 265],
Sigmund Freud đã nêu ra kết cấu ba tầng của hoạt động tâm lý con
ngƣời nhƣ sau:
- “Hệ thống vô thức: Đây là kho tàng của dục vọng và bản năng sinh
vật. Nhưng bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lượng tâm lý
mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc khoái lạc, và ra sức xâm tràn vào cõi ý
thức để được thoả mãn.14
- Hệ thống tiềm thức (tiền ý thức, hạ ý thức): Nó được cấu thành bởi
những kinh nghiệm được hồi tưởng, làm thành bộ phận trung gian mang tính
chất cảnh giới giữa hệ thống ý thức và vô thức, trong đó cất giấu lương tâm
và lý tưởng cá nhân được cấu thành bởi những chuẩn tắc, quy phạm và quan
niệm về giá trị, về xã hội, luân lý và tôn giáo... Đó là hạt nhân, đóng vai
“người kiểm tra” trong hệ thống tiềm thức, có nhiệm vụ ngăn cản không cho
những bản năng mạnh mẽ xâm nhập vào ý thức.
- Hệ thống ý thức, đối diện với thế giới bên ngoài hoàn thiện tác dụng
của những khí quan, phục tùng nguyên tắc hiện thực. Nó có nhiệm vụ bài trừ
những bản năng và dục vọng thú tính có tính chất tiên thiên ra khỏi ý thức.
Giữa hệ thống ý thức và vô thức luôn có trạng thái xung đột gay gắt”. [11,
268, 269].
Trong sự nghiệp sáng tác của Freud, Giải mộng là tác phẩm có giá trị
soi sáng những ngóc ngách trong tâm hồn của con ngƣời, làm sáng tỏ những
bí mật của nó. Trƣớc đó, hiện tƣợng giấc mơ đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
hƣớng đến, nhƣng Freud là ngƣời đầu tiên bàn về nó và vai trò cụ thể của nó
trong nghệ thuật một cách mạnh bạo, tƣờng tận và có hệ thống hơn cả.
Freud cho rằng ban ngày hàng loạt ƣớc muốn tiềm ẩn bị khống chế bởi
“tự ngã” và “siêu ngã” không thể bộc lộ. Đến đêm ngủ sự khống chế và giám
sát ấy lơi lỏng, những ƣớc muốn kia mới có khả năng bộc lộ ra. Nhƣng sự
giám sát và khống chế không phải là mất hết trong giấc ngủ, cho nên hàng
loạt ƣớc muốn tiềm ẩn kia phải thay đổi hình dạng, ngụy trang để đi vào giấc
mơ với nhiều hình ảnh thiên biến vạn hóa. Giấc mơ không phải là tiềm thức
mà là kết quả của tiềm thức đã đƣợc cải tạo bởi ý thức. Ngoài Giải mộng ra
những nghiên cứu của ông về “ẩn ức tình dục trong vô thức”, về “mặc cảm
Êdíp” hay “tình dục ấu thơ” đã tạo nên ảnh hƣởng sâu sắc cho văn học nghệ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
thuật trong việc khám phá, thể hiện “tảng băng chìm” bên trong tâm hồn con
ngƣời. Với Freud, “tác phẩm văn học trước hết là một giấc mơ,... giấc mơ
cũng có một ngữ pháp, nhờ đó mà sắp xếp lại được những hình ảnh- kí hiệu
lộn xộn, ngẫu nhiên theo một cách nào đó để tìm ra ý nghĩa.” [69, 12] .
1.1.4 “Dòng ý thức”- sự phát triển của “độc thoại nội tâm”
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 Thuật ngữ Văn học cho rằng: “Độc
thoại là phát ngôn dài dòng, rườm rà, không dự tính có một lời đáp nào
xuất hiện tức khắc hay hoàn toàn không nhằm nói với ai cả”. Còn “Độc
thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp
phản ánh quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm, (hay “lẩm
bẩm”) mô phỏng hoạt động suy nghĩ- xúc cảm của người trong dòng chảy
trực tiếp của nó”. [12, 197]. Trƣớc kia “độc thoại nội tâm” (内 心 独 白)
chỉ là một biện pháp nghệ thuật mà nhà tiểu thuyết sử dụng để miêu tả đời
sống nội tâm bên trong của nhân vật, làm phong phú thêm hình ảnh nhân
vật bên cạnh việc miêu tả ngoại hình và hành động bên ngoài. Với tiểu
thuyết hiện đại, “độc thoại nội tâm” không chỉ là một kỹ thuật tự sự mà còn
là nội dung, nghĩa là bên cạnh vai trò là một phƣơng tiện nó còn là mục
đích, đối tƣợng miêu tả. Và đỉnh cao của tiểu thuyết “độc thoại nội tâm”
ngƣời ta thấy xuất hiện thuật ngữ “dòng ý thức”.
Một số nhà phê bình sử dụng thuật ngữ “dòng ý thức” và “độc thoại nội
tâm” tƣơng đƣơng qua lại với nhau. Tuy nhiên, “dòng ý thức” có thể xem là
một thuật ngữ tổng quát, nghĩa là tất cả những phƣơng tiện đa dạng đƣợc nhà
văn sử dụng để truyền tải trạng thái, quá trình tâm lý tổng hợp của nhân vật.
“Độc thoại nội tâm” vì thế mà đƣợc coi là một loại của “dòng tâm tƣ”, có tác
dụng giới thiệu với bạn đọc tiến trình và nhịp điệu của dòng tâm tƣ một cách
tỉ mỉ, chính xác nhƣ là nó diễn ra trong tâm trí nhân vật. Trong “độc thoại nội16
tâm”, nhà văn không đƣợc quyền can thiệp dù chỉ là rất ít dƣới bất kỳ hình
thức nào, nhƣ ngƣời diễn tả, ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời nhận xét và không đƣợc
sắp xếp lại những quá trình tâm lý lộn xộn vào trong những câu văn ngữ pháp
hay thứ tự lôgic và mạch lạc. “Độc thoại nội tâm” trong ý nghĩa đầy đủ của
nó, đôi khi là sự miêu tả chính xác quá trình tâm lý của nhân vật, nhƣng vì
những cảm xúc, hình ảnh trong tâm trí, cảm giác và những dạng khác nhau
của suy nghĩ bản thân nó không tự nói thành lời, nên rõ ràng nhà văn chỉ có
thể biểu đạt chúng bằng cách biến đổi chúng vào một số dạng lời nói tƣơng
đƣơng. Phần lớn sự chuyển đổi này là vấn đề của quy tắc trong tự sự hơn là sự
tái hiện lộn xộn.
“Dòng ý thức” có phần tƣơng tự với “độc thoại nội tâm” và ngƣời ta
thƣờng hay nhầm lẫn với thủ pháp này, nhƣng thực chất “độc thoại nội tâm”
có một điểm hoàn toàn khác biệt là khả năng cho phép ngƣời độc thoại trực
tiếp nói với chính mình (thƣờng ở thì hiện tại). Còn ở “dòng ý thức”, ngƣời
thuật chuyện thƣờng đứng ở vị trí kẻ quan sát thứ ba, cấu trúc cú pháp và
trình tự thời gian bị đẩy tới một mức độ hoàn toàn hỗn loạn. Nói cách khác,
“dòng ý thức” là mức tới hạn, là dạng cực đoan của “độc thoại nội tâm”. Nhƣ
vậy “độc thoại nội tâm” và “dòng tâm tƣ” có tính hƣớng nội hơn so với độc
thoại, nó cho phép nhà văn nắm bắt đƣợc những ý nghĩ đang hình thành. Ranh
giới giữa “độc thoại nội tâm” và “dòng tâm tƣ” (dòng ý thức) rất khó phân
định cho thật tƣờng minh. Sự khác biệt, nhƣ đã đặt vấn đề ngay từ đầu, nằm ở
mức độ liều lƣợng “Nếu độc thoại nội tâm chỉ xuất hiện trong một số tình
huống đối thoại nhất định, thì truyện kể tâm tư là dòng chảy triền miên của ý
thức làm nên cốt truyện và vì vậy nó là giọng chủ đạo của lời kể.” [32, 27]

Hãy giành cho đôi trai gái một góc nhỏ để họ trao đổi tình yêu và ôm hôn
nhau!” [5, 200].
Sự độc đáo trong giọng điệu của Vƣơng Mông là chiếc chìa khóa vẫy
gọi ngƣời đọc bƣớc vào tác phẩm. Không ồn ào, mãnh liệt nhƣ văn phong của
Mạc Ngôn, văn Vƣơng Mông dung dị mà thấu đáo, thẩm thấu lắng sâu vào
bên trong với dòng cảm xúc suy tƣ bất tận nhƣng không kém phần tinh tế và
nhạy cảm trƣớc biến thái của cuộc đời.
Tiểu kết
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, trong đó các yếu tố tác
động và bổ sung cho nhau. Nghệ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết
Vương Mông không chỉ thể hiện qua nghệ thuật kết cấu, nhân vật, ngƣời kể
chuyện, mà còn thể hiện qua không- thời gian, bút pháp tƣợng trƣng, ngôn
ngữ, giọng điệu, của tác phẩm. Những cách cảm, cách nghĩ, những đổi mới
của nhà văn muốn đƣợc bạn đọc đón nhận và thấu hiểu thì cần có một
hình thức diễn đạt sao cho phù hợp với nó. Qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình
ảnh tƣợng trƣng, không- thời gian đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại
trong tác phẩm, cả một thế giới nghệ thuật đƣợc mở ra bằng nhiều hình thức
mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn.
Tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vƣơng Mông không có kiểu cốt truyện
truyền thống có thể tóm tắt đƣợc dễ dàng với nhiều tình tiết hấp dẫn, mà ở đó
là các mảnh vỡ của các sự kiện đƣợc tái hiện qua “dòng ý thức” các nhân vật.
Vƣơng Mông đã chuyển hƣớng quan tâm ở những biến cố bên ngoài vào sự
cố bên trong tâm hồn con ngƣời.
Văn học là sự sáng tạo muôn vẻ của hình thức và phong cách văn học.
Tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vƣơng Mông là một thế giới của những câu
chuyện mà quá khứ và hiện tại đan xen vào nhau trong lời kể đầy tâm trạng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi99
của ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba. Với nghệ thuật “dòng ý thức” Vƣơng
Mông đã tạo nên phong cách sáng tác của một nhà văn luôn tìm tòi đổi mới.
KẾT LUẬN
1. “Dòng ý thức” (意识流 là một sáng tạo có ảnh hƣởng lớn đến diện
mạo của văn học thế giới đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Cùng với sự phát
triển của Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson, các hệ thống lý luận tâm lý học
của W. James và Phân tâm học của Freud, nghệ thuật “dòng ý thức” ngày
càng hoàn thiện hơn. Bắt nguồn từ nƣớc Pháp, “dòng ý thức” đã tạo ra ảnh
hƣởng lớn cho văn học phƣơng Tây thế kỷ XX và lan sang cả nền văn học
phƣơng Đông, đặc biệt là văn học Trung Quốc. Văn học Trung Quốc đƣơng
đại không những phong phú về đề tài mà còn phong phú về bút pháp và
khuynh hƣớng sáng tác.
Đúng là văn học mênh mông nhƣ cuộc sống, không nên tƣớc bỏ đi
những gì phong phú, phức tạp của văn chƣơng. Bƣớc qua ngƣỡng cửa của
mọi ràng buộc và giới hạn văn chƣơng, tiểu thuyết Trung Quốc đƣơng đại
đang trăn trở với những thử nghiệm mới. Mặc dù không phải mọi đổi mới đều
thành công tốt đẹp. Điều quan trọng là nhà văn phải đứng trong lòng dân tộc,
kết hợp với những tinh hoa nghệ thuật của nhân loại để tạo nên những kiệt
tác. Nó góp phần làm nên cái mênh mông vô hạn của thế giới văn chƣơng.
2. Nghệ thuật “dòng ý thức” dẫn dắt ngƣời đọc đi vào thế giới nội tâm
của nhân vật. Đến với bốn tiểu thuyết: Hồ điệp(蝴 蝶), Mắt đêm(夜 的
眼) , Chiếc lá phong(枫 叶) , Dải cánh diều(风 筝 飘 带) chúng tôi
nhận thấy một lối viết lạ với mật độ xuất hiện lớn những hồi tƣởng, suy tƣ,
giấc mơ. Chúng đƣợc xâu chuỗi trong một dòng chảy bất tận của ý thức. Lối
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top