Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ các vấn đề liên quan tới kết cấu, người tự sự, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu. Đi sâu khai thác đặc điểm nhân vật và các kiểu nhân vật. Làm rõ nghệ thuật kết cấu thời gian, không gian đó là sự phá vỡ trật tự thời gian, thời gian trong mối quan hệ với không gian, sự đa dạng của không gian. Chỉ ra nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật tiểu thuyết của Mạc Ngôn
PHẠM THỊ NHUNG – CAO HỌC VĂN QH - 2007 - X 3
1. Lý do chọn đề tài:
Văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết và lâu
dài. Từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, ở các mức độ khác nhau văn học
Trung Quốc luôn có những ảnh hưởng nhất định tới nền văn học Việt Nam. Xuất
phát từ lý do đó, trong quá trình tìm hiểu, chúng tui có sự lưu ý đặc biệt tới hiện
tượng này. Bởi xét đến cùng việc nghiên cứu văn học nước ngoài, một mặt nào đó
cũng là để hiểu hơn nền văn học nước nhà trong mối tương quan so sánh khách
quan. Nền văn học Trung Quốc vừa gần gũi vừa có nét tương đồng, lại vừa có
những thành tựu vượt xa chúng ta. Tìm hiểu hiện tượng này hứa hẹn nhiều điều lý
thú và hấp dẫn.
Nếu như trong nền văn học cổ điển Trung Quốc chúng ta thường nhắc đến
những bộ tiểu thuyết nổi tiếng như: Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung,
Thủy Hử của Thi Nại Am hay Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần… thì trong nền
văn học đương đại, chúng ta lại bắt gặp rất nhiều tên tuổi các nhà văn được bạn đọc
trong và ngoài nước biết đến. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến như: Vương Mông,
Giả Bình Ao, Lục Văn Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công….
Đặc biệt, trong số đó không thể không nhắc tới nhà văn Mạc Ngôn - Nhà văn của
vùng đất Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi đương đại thời kỳ đổi mới, tác phẩm của
Mạc Ngôn đã làm thay đổi diện mạo của nền văn học đương đại. Được xem là nhà
văn có bút lực phát triển nhất hiện nay ở Trung Quốc, là “nhân vật khai phá của thế kỷ
XX” ở Châu Á, Mạc Ngôn đã và đang trở thành một hiện tượng trên văn đàn Trung
Quốc và Thế giới. Mới đây, ông đã được trao giải thưởng Nobel văn học 2012. Giải
thưởng đó là sự ghi nhận và đánh giá chính xác nhất về những gì Mạc Ngôn đã
cống hiến cho nền văn học Trung Quốc và thế giới. Lựa chọn Mạc Ngôn để nghiên
cứu và tìm hiểu, chúng tui muốn thông qua một cây bút xuất sắc để có cái nhìn
khách quan về quá trình đổi mới nền văn học của Trung Quốc, cũng như thấy được
nét đặc sắc của cây bút này.

Mạc Ngôn thành công ở cả trên ba thể loại là tiểu thuyết, truyện vừa và truyện
ngắn. Đặc biệt, ở thể loại tiểu thuyết, không ít các tác phẩm của ông được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới và được giới nghiên cứu đánh giá cao như: Báu vật của
đời, Đàn hương hình, Gia tộc cao lương đỏ…. Ở Việt Nam, các tiểu thuyết của
Mạc Ngôn đã được xuất bản khá đầy đủ, được đông đảo bạn đọc quan tâm, được
các nhà nghiên cứu phê bình chú ý và đánh giá cao.
Một tác phẩm gần đây nhất của ông cũng được bạn đọc trong nước và thế giới
quan tâm là Sống đọa thác đầy. Đây được coi là cuốn tiểu thuyết khẳng định thêm
một lần nữa sức mạnh tài năng và ngòi bút phi thường của nhà văn vùng đất Cao
Mật này.
Sống đọa thác đầy (生死疲劳) là tác phẩm mới của Mạc Ngôn, được xuất bản
năm 2007. Tác phẩm đánh dấu sự thành công đỉnh cao của ông cả về nội dung và
hình thức: thể hiện được cuộc sống và những bước đi lên của lịch sử đất nước
Trung Quốc; nghệ thuật thể hiện mang đậm tính hiện đại phương Tây, cách tiếp cận
mới mẻ, tạo ấn tượng đối với độc giả khiến họ muốn tìm tòi và khám phá.
Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của Mạc Ngôn trong thể loại tiểu
thuyết chính là nghệ thuật tự sự và các nhân tố cấu thành nghệ thuật tự sự trong tác
phẩm. Từ kết cấu câu chuyện, người tự sự, điểm nhìn, nhân vật, không – thời
gian… Tất cả những yếu tố mới lạ và độc đáo này được bắt gặp trong hầu hết các
tiểu thuyết của ông và độc giả sẽ càng thấy mới lạ hơn trong Sống đọa thác đầy.
Trước đây, ông từng nói nếu chưa đọc Báu vật của đời sẽ không thể hiểu được
Mạc Ngôn. Ông cũng đã từng nói tác phẩm Tứ thập nhất pháo là “nhành cây xanh
trên cái cây già nua màu đen”. Và khi Sống đọa thác đầy ra đời thì ông tiếp tục đưa
ra thông điệp của tác phẩm này chính là “nhánh mới trên cái cây già nua” đó. Hình
thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt rất nhiều so với các cuốn tiểu thuyết trước
của Mạc Ngôn. Nội dung được kể trong đó cũng khác với nội dung của Tứ thập
nhất pháo hay Báu vật của đời. Ông cũng đã từng nói, điều kiện tiên quyết để mỗi
nhà văn cầm bút sáng tác là khi nhận thấy cuốn sách mình đang viết là mới, có phát
triển trên cơ sở cũ và không hề lặp lại.
Trên hành trình của sáng tạo nghệ thuật, Mạc Ngôn đã sớm khẳng định cho
mình một phong cách riêng không giống với bất kỳ con đường sáng tác của một nhà
văn nào. Ông luôn mong muốn viết ra những cái gì thuộc về riêng mình, nó khác
với nhà văn phương Tây và cũng khác với các nhà văn của đất nước ông. Đó là
động lực khiến ông hăng say tìm tòi để đổi mới, không ngừng sáng tạo phong cách
độc đáo cho riêng mình. Theo ông, sự sáng tạo “không phải là sự chen nhau chạy
theo mốt mà là cách viết về những gì mà mình đã quen thuộc, dùng ngòi bút tả thực,
đồng thời dựa vào sức tưởng tượng để tạo ra những mùi vị không tồn tại và thực sự
không có thực để làm cho tiểu thuyết có cảm giác của sự sống” [27].
Ở Việt Nam, ngoài một số bài báo mang tính chất giới thiệu, đã có các công
trình khoa học nghiên cứu về tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Tuy nhiên, trên thực tế
cũng chưa có nhiều. Đặc biệt, để có một công trình nghiên cứu riêng về tiểu thuyết
nổi tiếng Sống đọa thác đầy thì rất hiếm thấy. Vì thế, đề tài này được thực hiện sẽ
hết sức cần thiết, góp phần tìm hiểu thêm về nghệ thuật và phong cách viết tiểu
thuyết của nhà văn vùng Đông Bắc Cao Mật.
Tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã chinh phục được nhiều bạn đọc trong và ngoài
nước. Đó là bởi không những ông đã đi sâu miêu tả đời sống chân thực của con
người, phong tục tập quán ở nông thôn, những xung đột ý thức mới và cũ trong
cuộc cải cách… mà quan trọng hơn là phong cách nghệ thuật độc đáo của ông.
Phong cách đó không giống với bất cứ của một nhà văn nào trên thế giới.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tiểu thuyết của Mạc Ngôn nói chung
và cụ thể là yếu tố nghệ thuật tự sự về kết cấu và người kể chuyện, nhân vật trong tiểu
thuyết Sống đọa thác đầy, chúng tui muốn khám phá sâu hơn về khía cạnh nghệ thuật,
phong cách viết truyện để thấy được cái “không giống một ai” của ông.
2. Lịch sử vấn đề:
Trên thực tế, các tác phẩm của Mạc Ngôn đã trở thành đối tượng của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới. Họ tìm hiểu các tác phẩm của nhà văn này trên nhiều
phương diện khác nhau như: đề tài, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu…
Trong đó, vấn đề về nghệ thuật tự sự và tìm hiểu yếu tố mới lạ vẫn được nhiều nhà
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top