Để làm tốt bài nghị luận về tư tưởng đạo lí
Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng
Bài văn mẫu cho các bạn:
Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quí báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than … tất cả đều từ rừng mà ra.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.
Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại.
Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi lớn thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …
Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng, … ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ, … và lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau?
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phuãnh đất trống đồi trọc … đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ đưc[jbaor tồn và ngày càng phát triển.
Suy nghĩ về vai trò của rừng và việc bảo vệ rừng
Bài văn mẫu cho các bạn:
Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản quí báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than … tất cả đều từ rừng mà ra.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.
Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại.
Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi lớn thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …
Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng: “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng, … ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ, … và lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau?
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phuãnh đất trống đồi trọc … đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ đưc[jbaor tồn và ngày càng phát triển.