luungoclong_2
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………….1
NỘI DUNG CHÍNH…………………………….…………2
1. Lý luận chung…………………………………………..………..2
2. Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành………………………………………………..………….7
3. Ý nghĩa của biện pháp BL tài sản………………….………………..17
KẾT LUẬN…………………………………………….……………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...………………20
LỜI NÓI ĐẦU.
Pháp luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS, vai trò này được thể hiện ngay trong Điều 1 của BLDS năm 2005 khi xác định nhiệm vụ của BLDS. Theo đó, “ BLDS có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và độ an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng “Quốc tế hóa toàn cầu” đã tạo ra các mỗi giao lưu dân sự ở Việt Nam trở nên phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho các quan hệ dân sự, đặc biệt là các quan hệ nghĩa vụ, nhu cầu áp dụng các BPBĐ trở nên thiết yếu. Các chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng đã ý thức được cần thiết lập BPBĐ thực hiện NVDS và qua đó bảo vệ quyền lợi của mỗi chủ thể. Muốn áp dụng các BPBĐ có hiệu quả thì sự hiểu rõ về lợi ích cũng như sự phù hợp của từng biện pháp đối với từng loại giao địch là cần thiết.
Tìm hiểu về các BPBĐ, đặc trưng cơ bản của pháp luật về các BPBĐ thực hiện NVDS là sự quy định trước trách nhiệm theo sự thỏa thuận của các chủ thể. Theo quy định của BLDS có những BPBĐ sau: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
Trong phạm vi bài viết này, em xin đi sâu vào tìm hiểu làm rõ vấn đề: “Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”
NỘI DUNG CHÍNH.
1. Lý luận chung.
1.1. Định nghĩa NVDS.
Theo quy định tại Điều 280 BLDS: “ NVDS là việc mà theo đó, một hay nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hay giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hay không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Nghĩa vụ được dùng trong đời sống hằng ngày là sự xử sự mà một người phải thực hiện vì lợi ích của một hay nhiều người khác. Theo PLDS thì NVDS là quan hệ được pháp luật quy định bao gồm: chủ thể, khách thể và nội dung.
Về mặt chủ thể, mỗi bên chủ thể có thể bao gồm một hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng tham gia. NVDS bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ giữa hai bên chủ thể. Chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là những cá nhân, tổ chức được xác định cụ thể tham gia vào một bên trong quan hệ nghĩa vụ thì được gọi là chủ thể, họ có thể là người có nghĩa vụ, có thẻ là người có quyền. Điều này cho thấy quan hệ NVDS cũng khác với quan hệ sở hữu ở chỗ trong quan hệ sở hữu chỉ xác định được một bên chủ thể là chủ sở hữu tài sản.
Quyền và NVDS của hai bên tham gia: Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên này có bao nhiêu quyền thì bên kia có bấy nhiêu nghĩa vụ tương ứng. Ví dụ; trong hợp đông mua bán nhà, bên bán có quyền yêu cầu bên mua giao tiền đúng thời hạn, đúng địa điểm và đủ tiền theo hợp đồng, ngược lại bên mùa có nghĩa vụ trả tiền đầy đủ cho bên bán giao tiền đúng hạn,…
Nếu trong quan hệ sở hữu, người chủ sở hữu là người có quyền, được thực hiện bằng chính hành vi của họ thì trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của bên này lại được thực hiện thông qua hành vi của bên kia và khi người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có quyền được sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Kết quả của nghĩa vụ phải thực hiện là đáp ứng được một lợi ích vật chất nào đó của người mang quyền. Thông thường, lợi ích mà chủ thể hướng tới là một lợi ích vật chất (một vật cụ thể…), nhưng cũng có thể là một lợi ích tinh thần.
1.2. Cơ sở của NVDS.
Một câu hỏi được đặt ra, tại sao “Nghĩa vụ” lại được đặt ra trong quan hệ giữa con người trong xã hội? Tại sao một hay nhiều người này lại có nghĩa vụ với một hay nhiều người kia? Muốn trả lời câu hỏi này ta cần tìm hiểu cơ sở hình thành của NVDS.
Trên thực tế, thông thường nghĩa vụ được hình thành thông qua thỏa thuận giữa các bên nên cơ sở của nghĩa vụ là sự tự do ý chí. Bởi lẽ, các chủ thể tự ràng buộc nhau vào một cam kết nhất định và cùng quy định cách thức thực hiện nghĩa vụ cũng như hưởng quyền của mỗi bên. Để thỏa mãn các nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng, nghĩa vụ con người được thiết lập một cách đa dạng, phong phú và rất tự nhiên qua hành vi có ý thức của chủ thể như: Mua bán, thuê mướn, chuyên chở… Khi thực hiện những hành vi này, ý chí của chúng ta tự do nhưng nó được định hướng bởi nhu cầu của bản thân, cũng như mục đích của việc thực hiện hành vi. Chính sự tự do của ý chí là cơ sở tạo lập quyền và nghĩa vụ một cách tự nhiên nhất theo thỏa thuận của các bên và do vậy, mọi tiền đề trong việc tạo lập nghĩa vụ không không còn quan trọng, mà quan trọng chính là nội dung của thỏa thuận của các bên đã có hiệu lực, bởi nội dung của thỏa thuận đó đã xác định phạm vi của nghĩa vụ, đồng thời ấn định phạm vi quyền được hưởng. BLDS 1995 đã ghi nhận sự tự do ý chí của các chủ thể khi thiết lập nghĩa vụ hay nói cách khác khi giao kết hợp đồng qua hai điều luật cụ thể: Điều 395 “Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự” và điều 404 “Hiệu lực các hợp đồng dân sự” . Theo quy định tại các điều luật này các chủ thể được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng và cũng có quyền sửa đổi hợp đồng, hủy bỏ hiệu lực hợp đồng.
Tuy nhiên, sự tự do tuyệt đối có thể đưa đến tình trạng kẻ mạnh bóc lột kể yếu. Thực tế, đã có những hợp đồng trong đó một bên kí kết vào vị thế yếu kém hơn bên kia một cách rõ rệt. Vì vậy, để nhằm chi phối loại hợp đồng này, Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950 đã quy định: “ Nếu vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch, thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu”. Sự tự do ý chí quá đà có thể dẫn đến sự thỏa thuận “ vô chính phủ” làm ảnh hưởng đến đạo dức, lợi ích chung của cộng đồng xã hội, do đó nhằm ngăn chặn tình trạng này BLDS 1995 của nước ta cũng nghi nhận rõ vấn đề này ở khoản 1, Điều 395: “ Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Chính sự quy định của pháp luật về việc phải tôn trọng nền trật tự công cộng, ý chí của cá nhân không thể tách rời lợi ích chung của xã hội đã làm cho sự tự do ý chí của cá nhân bị thu hẹp lại và ở một chừng mực nhất định cơ sở của của nghĩa vụ đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ sự tự do của ý chí sang pháp luật. Các quy định của pháp luật đã phần nào hạn chế quyền tự do, cam kết thỏa thuận của chủ thể khi tham vào các giao dịch dân sự.
1.3. Khái niệm các BPBĐ.
Trong giao lưu dân sự, nguyên tắc tự nguyện, tự do xác lập GDDS luôn được đề cao và chú trọng. Mỗi bên trong GDDS đều cố gắng thể hiện cho bên kia biết được chữ “tín” luôn được họ đặt lên hàng đầu và đặt niềm tin vào hành xử của bên kia, nhằm mong muốn mục đích của giao dịch đạt được, quyền lợi của hai bên đều được tôn trọng và bảo vệ. Trong chừng mực nhất định, khi các bên gặp gỡ nhau và “lòng tin” đã trở thành thước đo hành xử thì khi giao kết hợp đồng họ không phải tuân theo bất kỳ loại hình thức giao dịch cụ thể nào, mà chỉ cần giao kết bằng miệng. Sự “bất tín” của một trong các bên sẽ làm cô lập khả năng tham gia giao dịch của chính bên đó. Mặc dù vậy, những rủi ro, những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của con người, cũng như sự cố tình hành xử “bất tín” của bên có nghĩa vụ đã nảy sinh vấn đề: “Bảo đảm quyền lợi của bên có quyền như thế nào?” Chủ có quyền trong GDDS cần có “tấm lá chắn” để bảo vệ lợi ích của bản thân. Vậy, “tấm lá chắn” đó có thể là gì?
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………….1
NỘI DUNG CHÍNH…………………………….…………2
1. Lý luận chung…………………………………………..………..2
2. Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành………………………………………………..………….7
3. Ý nghĩa của biện pháp BL tài sản………………….………………..17
KẾT LUẬN…………………………………………….……………….19
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………...………………20
LỜI NÓI ĐẦU.
Pháp luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS, vai trò này được thể hiện ngay trong Điều 1 của BLDS năm 2005 khi xác định nhiệm vụ của BLDS. Theo đó, “ BLDS có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và độ an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng “Quốc tế hóa toàn cầu” đã tạo ra các mỗi giao lưu dân sự ở Việt Nam trở nên phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Để đảm bảo an toàn cho các quan hệ dân sự, đặc biệt là các quan hệ nghĩa vụ, nhu cầu áp dụng các BPBĐ trở nên thiết yếu. Các chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng đã ý thức được cần thiết lập BPBĐ thực hiện NVDS và qua đó bảo vệ quyền lợi của mỗi chủ thể. Muốn áp dụng các BPBĐ có hiệu quả thì sự hiểu rõ về lợi ích cũng như sự phù hợp của từng biện pháp đối với từng loại giao địch là cần thiết.
Tìm hiểu về các BPBĐ, đặc trưng cơ bản của pháp luật về các BPBĐ thực hiện NVDS là sự quy định trước trách nhiệm theo sự thỏa thuận của các chủ thể. Theo quy định của BLDS có những BPBĐ sau: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
Trong phạm vi bài viết này, em xin đi sâu vào tìm hiểu làm rõ vấn đề: “Nghĩa vụ của người bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành”
NỘI DUNG CHÍNH.
1. Lý luận chung.
1.1. Định nghĩa NVDS.
Theo quy định tại Điều 280 BLDS: “ NVDS là việc mà theo đó, một hay nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hay giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hay không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Nghĩa vụ được dùng trong đời sống hằng ngày là sự xử sự mà một người phải thực hiện vì lợi ích của một hay nhiều người khác. Theo PLDS thì NVDS là quan hệ được pháp luật quy định bao gồm: chủ thể, khách thể và nội dung.
Về mặt chủ thể, mỗi bên chủ thể có thể bao gồm một hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng tham gia. NVDS bao giờ cũng tồn tại mối liên hệ giữa hai bên chủ thể. Chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ là những cá nhân, tổ chức được xác định cụ thể tham gia vào một bên trong quan hệ nghĩa vụ thì được gọi là chủ thể, họ có thể là người có nghĩa vụ, có thẻ là người có quyền. Điều này cho thấy quan hệ NVDS cũng khác với quan hệ sở hữu ở chỗ trong quan hệ sở hữu chỉ xác định được một bên chủ thể là chủ sở hữu tài sản.
Quyền và NVDS của hai bên tham gia: Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Bên này có bao nhiêu quyền thì bên kia có bấy nhiêu nghĩa vụ tương ứng. Ví dụ; trong hợp đông mua bán nhà, bên bán có quyền yêu cầu bên mua giao tiền đúng thời hạn, đúng địa điểm và đủ tiền theo hợp đồng, ngược lại bên mùa có nghĩa vụ trả tiền đầy đủ cho bên bán giao tiền đúng hạn,…
Nếu trong quan hệ sở hữu, người chủ sở hữu là người có quyền, được thực hiện bằng chính hành vi của họ thì trong quan hệ nghĩa vụ, quyền của bên này lại được thực hiện thông qua hành vi của bên kia và khi người mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có quyền được sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Kết quả của nghĩa vụ phải thực hiện là đáp ứng được một lợi ích vật chất nào đó của người mang quyền. Thông thường, lợi ích mà chủ thể hướng tới là một lợi ích vật chất (một vật cụ thể…), nhưng cũng có thể là một lợi ích tinh thần.
1.2. Cơ sở của NVDS.
Một câu hỏi được đặt ra, tại sao “Nghĩa vụ” lại được đặt ra trong quan hệ giữa con người trong xã hội? Tại sao một hay nhiều người này lại có nghĩa vụ với một hay nhiều người kia? Muốn trả lời câu hỏi này ta cần tìm hiểu cơ sở hình thành của NVDS.
Trên thực tế, thông thường nghĩa vụ được hình thành thông qua thỏa thuận giữa các bên nên cơ sở của nghĩa vụ là sự tự do ý chí. Bởi lẽ, các chủ thể tự ràng buộc nhau vào một cam kết nhất định và cùng quy định cách thức thực hiện nghĩa vụ cũng như hưởng quyền của mỗi bên. Để thỏa mãn các nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng, nghĩa vụ con người được thiết lập một cách đa dạng, phong phú và rất tự nhiên qua hành vi có ý thức của chủ thể như: Mua bán, thuê mướn, chuyên chở… Khi thực hiện những hành vi này, ý chí của chúng ta tự do nhưng nó được định hướng bởi nhu cầu của bản thân, cũng như mục đích của việc thực hiện hành vi. Chính sự tự do của ý chí là cơ sở tạo lập quyền và nghĩa vụ một cách tự nhiên nhất theo thỏa thuận của các bên và do vậy, mọi tiền đề trong việc tạo lập nghĩa vụ không không còn quan trọng, mà quan trọng chính là nội dung của thỏa thuận của các bên đã có hiệu lực, bởi nội dung của thỏa thuận đó đã xác định phạm vi của nghĩa vụ, đồng thời ấn định phạm vi quyền được hưởng. BLDS 1995 đã ghi nhận sự tự do ý chí của các chủ thể khi thiết lập nghĩa vụ hay nói cách khác khi giao kết hợp đồng qua hai điều luật cụ thể: Điều 395 “Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự” và điều 404 “Hiệu lực các hợp đồng dân sự” . Theo quy định tại các điều luật này các chủ thể được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng và cũng có quyền sửa đổi hợp đồng, hủy bỏ hiệu lực hợp đồng.
Tuy nhiên, sự tự do tuyệt đối có thể đưa đến tình trạng kẻ mạnh bóc lột kể yếu. Thực tế, đã có những hợp đồng trong đó một bên kí kết vào vị thế yếu kém hơn bên kia một cách rõ rệt. Vì vậy, để nhằm chi phối loại hợp đồng này, Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950 đã quy định: “ Nếu vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch, thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu”. Sự tự do ý chí quá đà có thể dẫn đến sự thỏa thuận “ vô chính phủ” làm ảnh hưởng đến đạo dức, lợi ích chung của cộng đồng xã hội, do đó nhằm ngăn chặn tình trạng này BLDS 1995 của nước ta cũng nghi nhận rõ vấn đề này ở khoản 1, Điều 395: “ Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Chính sự quy định của pháp luật về việc phải tôn trọng nền trật tự công cộng, ý chí của cá nhân không thể tách rời lợi ích chung của xã hội đã làm cho sự tự do ý chí của cá nhân bị thu hẹp lại và ở một chừng mực nhất định cơ sở của của nghĩa vụ đã có sự chuyển đổi cơ bản, từ sự tự do của ý chí sang pháp luật. Các quy định của pháp luật đã phần nào hạn chế quyền tự do, cam kết thỏa thuận của chủ thể khi tham vào các giao dịch dân sự.
1.3. Khái niệm các BPBĐ.
Trong giao lưu dân sự, nguyên tắc tự nguyện, tự do xác lập GDDS luôn được đề cao và chú trọng. Mỗi bên trong GDDS đều cố gắng thể hiện cho bên kia biết được chữ “tín” luôn được họ đặt lên hàng đầu và đặt niềm tin vào hành xử của bên kia, nhằm mong muốn mục đích của giao dịch đạt được, quyền lợi của hai bên đều được tôn trọng và bảo vệ. Trong chừng mực nhất định, khi các bên gặp gỡ nhau và “lòng tin” đã trở thành thước đo hành xử thì khi giao kết hợp đồng họ không phải tuân theo bất kỳ loại hình thức giao dịch cụ thể nào, mà chỉ cần giao kết bằng miệng. Sự “bất tín” của một trong các bên sẽ làm cô lập khả năng tham gia giao dịch của chính bên đó. Mặc dù vậy, những rủi ro, những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của con người, cũng như sự cố tình hành xử “bất tín” của bên có nghĩa vụ đã nảy sinh vấn đề: “Bảo đảm quyền lợi của bên có quyền như thế nào?” Chủ có quyền trong GDDS cần có “tấm lá chắn” để bảo vệ lợi ích của bản thân. Vậy, “tấm lá chắn” đó có thể là gì?
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links