Tải miễn phí luận văn
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulina platensis trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu và ứng dụng tảo Spirulina
platensis trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.2. Vị trí, phân loại và cấu tạo hình thái của tảo Spirulina platensis 5
1.1.3. Phân bố 6
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng 7
1.1.5. Ứng dụng của tảo Spirulina 10
1.1.6. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tảo Spirulina platensis đối với
nghề nuôi trồng thủy sản 10
1.2. Vài nét về đặc điểm sinh học và quy trình kĩ thuật nuôi tôm Thẻ Chân
trắng 13
1.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm Thẻ Chân trắng 13
1.2.1.1. Tên gọi 13
1.2.1.2. Nguồn gốc và phân bố 13
1.2.1.3. Hình thái cấu tạo 13
1.2.1.4. Tập tính sống 14
1.2.1.5. Đặc điểm sinh sản 14
1.2.2. Kỹ thuật nuôi tôm Thẻ Chân trắng 15
1.2.2.1. Chọn vùng nuôi 15
1.2.2.2. Xây dựng công trình ao nuôi 15
1.2.2.3. Chuẩn bị ao nuôi 16
1.2.2.4. Thời vụ, chọn và thả giống 17
1.2.2.5. Quản lý chăm sóc 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1. Phương pháp trồng và thu sinh khối tảo Spirulina platensis 19
2.3.1.1. Nhân giống tảo trong phòng 19
2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của tảo Spirulina
platensis 21
2.3.1.3. Phương pháp nuôi trồng tảo ngoài trời 22
2.3.1.4. Phương pháp thu hoạch, sấy khô và bảo quản tảo 22
2.3.2. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của tảo
Spirulina platensis 23
2.3.3. Phương pháp tạo chế phẩm tảo và chế biến thức ăn bổ sung 23
2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 24
2.3.5. Tiến hành nuôi và theo dõi 24
2.3.6. Phương pháp cân trọng lượng và đo kích thước tôm 25
2.3.7. Phương pháp xác định tăng trưởng trung bình trong ngày của
tôm 26
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Sinh trưởng của tảo Spirulina platensis trong các điều kiện môi trường
dinh dưỡng khác nhau 27
3.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh của tảo Spirulina platensis trồng tại Vườn thực
nghiệm khoa Sinh - Đại học Vinh 30
3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Spirulina platensis lên quá trình sinh
trưởng của tôm Thẻ Chân trắng 31
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Spirulina platensis lên quá trình
sinh trưởng của tôm Thẻ Chân trắng sau 30 ngày thả tôm giống 32
3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Spirulina platensis lên quá trình
sinh trưởng của tôm Thẻ Chân trắng sau 45 ngày thả tôm giống 35
3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Spirulina platensis lên quá trình
sinh trưởng của tôm Thẻ Chân trắng sau 60 ngày thả tôm giống 38
3.3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm tảo Spirulina platensis lên quá trình
sinh trưởng của tôm Thẻ Chân trắng sau 90 ngày thả tôm giống 40
3.3.5. Sự tăng trưởng bình quân trong ngày về chiều dài thân và trọng
lượng của tôm Thẻ Chân trắng 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Tảo Spirulina là thực vật hiển vi, dạng sợi đa bào, sống ở nước kiềm giàu bicacbonat natri (NaHCO3) và là loài tảo có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài protein (chiếm 50 - 70% trọng lượng khô), nó còn có đầy đủ thành phần với nhiều loại axit amin không thay thế, giàu axit béo (đặc biệt - linolenic acid), vitamin (nhất là vitamin nhóm B trong đó có B12), giàu sắc tố (nhất là - caroten), khoáng đa lượng, vi lượng; hơn nữa, nó còn chứa một số chất có khả năng kích thích sinh trưởng…[12]. Bởi vậy, tảo Spirulina được xem là nguồn dinh dưỡng và dược liệu quý đã được nghiên cứu, nuôi trồng và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Hoa Kỳ, Mêhicô, Cuba, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan...Các sản phẩm từ tảo Spirulina mà các nước này đã sản xuất ở dạng viên nén hay bột khô (thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh…) với nhiều tên gọi khác nhau. Mặt khác, tảo Spirulina còn là nguồn thức ăn bổ sung đối với động vật, chủ yếu ở dạng chế phẩm, dịch tảo tươi hay khô để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm các đối tượng vật nuôi như lợn, gà, vịt, cá, tằm, ong…đặc biệt là tôm [31, 44].
Trên thị trường, tôm là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Những năm gần đây, nghề nuôi tôm được xem là ngành phát triển phát triển nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Trên thế giới có khoảng 50 quốc gia nuôi tôm- chủ yếu tập trung ở hai khu vực Nam Mỹ, và Đông Nam Á, trong đó Đông Nam Á (điển hình như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… và Việt Nam) chiếm khoảng 80% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới [5].
Tôm Thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) là loài được nuôi phổ biến ở Châu Mỹ, sản lượng tôm Thẻ Chân trắng chỉ đứng sau sản lượng tôm Sú. Điểm đặc biệt của loài tôm này là tăng trưởng nhanh, thích nghi rộng với môi trường - nhất là khi ao nuôi bị ngọt hóa vào mùa mưa, yêu cầu về nguồn dinh dưỡng thức ăn thấp, chất thịt tươi ngon, thời gian nuôi ngắn và ít bị nhiễm bệnh đốm trắng hơn tôm Sú. Với những ưu điểm kể trên, những năm gần đây ở khu vực Châu Á (bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, ..và cả Việt Nam) đã phát triển mạnh phong trào nuôi tôm Thẻ Chân trắng [37].
Từ thực tế trên, chúng tui chọn đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Spirulina platensis (Nordst.) Geitler lên sự sinh trưởng của tôm Thẻ Chân trắng (Lipopenaeus vannamei) tại Công ty nuôi trồng thủy sản Việt Anh - Kỳ Anh - Hà Tĩnh”
Mục tiêu của đề tài là: nghiên cứu ảnh hưởng của tảo Spirulina platensis lên sự sinh trưởng của tôm Thẻ Chân trắng (Lipopenaeus vannamei) ở các giai đoạn khác nhau, trên cơ sở đó nhằm tạo “chế phẩm tảo” để ứng dụng trong nghề nuôi trồng Thủy sản ở địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links