Link tải luận văn miễn phí cho ae
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, củ nghệ đã được sử dụng phổ biến ở một số nước châu Á như một
thứ gia vị chính giúp điều hương, tạo mùi vị và màu sắc hấp dẫn cho thực phẩm.
Không những thế, nghệ còn được biết đến như một loại thuốc quý dùng để trị mụn
nhọt, làm liền sẹo, làm lành vết thương,… và đặc biệt dùng để chữa các bệnh có
liên quan đến dạ dày. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta
đã phát hiện ra nhóm chất màu curcuminoid – tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là
nhóm hoạt chất chính tạo nên các tác dụng sinh học quan trọng của củ nghệ.
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng quay trở về sử dụng các sản
phẩm từ thiên nhiên, việc phát triển những hoạt chất có nguồn gốc thảo dược ngày
càng trở thành mối quan tâm lớn đối với ngành Dược Việt Nam. Trong đó, nhóm
chất màu curcuminoid được chiết xuất từ thân rễ của cây Nghệ vàng (Curcuma
longa) đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học bởi các tác dụng sinh học
quan trọng. Curcumin là thành phần chính được tìm thấy trong thân rễ cây Nghệ
vàng, ngoài ra còn có các curcuminoid khác là demethoxycurcumin,
bisdemethoxycurcumin. Curcumin đã được nghiên cứu và chứng minh với các tác
dụng dược lý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, chống
ung thư, làm lành vết thương, làm liền sẹo,...[3], [9].
Mặc dù curcumin có nhiều tác dụng quan trọng, tuy nhiên lại có nhược điểm là
khó tan trong nước, độ ổn định kém, bị chuyển hóa nhanh chóng khi sử dụng theo
đường uống; do đó sinh khả dụng của curcumin thấp. Mặt khác, curcumin lại có
màu vàng và khó rửa sạch nên nhu cầu sử dụng curcumin bị hạn chế, đặc biệt trong
mỹ phẩm. Với những hạn chế của curcumin thì việc sử dụng curcumin trong các
chế phẩm dùng ngoài da và mỹ phẩm dần được thay thế bằng tetrahydrocurcumin,
một chất được bán tổng hợp từ curcumin. Tetrahydrocurcumin không có màu nên
được sử dụng rộng rãi hơn, hơn nữa các nghiên cứu cũng cho thấy
tetrahydrocurcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tốt
hơn curcumin [17], [19], [25]. Tetrahydrocurcumin được coi là chất chuyển hóa cuối cùng của curcumin trong cơ thể, do đó nếu sử dụng tetrahydrocurcumin thay
thế thì có thể khắc phục được nhược điểm sinh khả dụng kém của curcumin [19].
Để góp phần nghiên cứu tổng hợp nguyên liệu làm thuốc và làm phong phú
thêm các dẫn chất curcuminoid, chúng tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu bán tổng
hợp tetrahydrocurcumin từ curcumin” với các mục tiêu sau:
1.Bán tổng hợp được tetrahydrocurcumin từ curcumin ở quy mô phòng thí
nghiệm và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng.
2.Thử tác dụng chống oxy hóa của dẫn chất bán tổng hợp được.
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CURCUMIN
1.1.1. Cấu trúc, tính chất
a. Công thức cấu tạo
H
3CO
HO
OCH
3
OH
O O
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của curcumin
- Tên khoa học: (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)hepta-1,6-dien-
3,5-dion.
- Tên khác: Diferuloylmethan.
- Công thức phân tử: C21H20O6.
- Khối lượng phân tử: 368,37 đvC [29].
b. Tính chất vật lý
Dạng thù hình: Tinh thể hình kim hay bột
vô định hình màu vàng cam.
Độ tan:
- Curcumin thực tế không tan trong nước ở pH
acid và trung tính, tan được trong kiềm. Curcumin
hòa tan được trong nước khi có mặt các chất hoạt
động bề mặt như: natri dodecylsulfat, cetylpyridin
bromid, gelatin, polysaccharid, polyethylenglycol,
cyclodextrin [13].
Hình 1.2. Bột curcumin
- Curcumin tan được trong acid acetic, ethanol, methanol, aceton,
dimethylsulfoxid, dicloromethan, cloroform, ethyl acetat, ít tan trong n-hexan,
không tan trong ether [2], [29].
- Điểm chảy: 183oC [2], [29].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, củ nghệ đã được sử dụng phổ biến ở một số nước châu Á như một
thứ gia vị chính giúp điều hương, tạo mùi vị và màu sắc hấp dẫn cho thực phẩm.
Không những thế, nghệ còn được biết đến như một loại thuốc quý dùng để trị mụn
nhọt, làm liền sẹo, làm lành vết thương,… và đặc biệt dùng để chữa các bệnh có
liên quan đến dạ dày. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta
đã phát hiện ra nhóm chất màu curcuminoid – tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng là
nhóm hoạt chất chính tạo nên các tác dụng sinh học quan trọng của củ nghệ.
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng quay trở về sử dụng các sản
phẩm từ thiên nhiên, việc phát triển những hoạt chất có nguồn gốc thảo dược ngày
càng trở thành mối quan tâm lớn đối với ngành Dược Việt Nam. Trong đó, nhóm
chất màu curcuminoid được chiết xuất từ thân rễ của cây Nghệ vàng (Curcuma
longa) đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học bởi các tác dụng sinh học
quan trọng. Curcumin là thành phần chính được tìm thấy trong thân rễ cây Nghệ
vàng, ngoài ra còn có các curcuminoid khác là demethoxycurcumin,
bisdemethoxycurcumin. Curcumin đã được nghiên cứu và chứng minh với các tác
dụng dược lý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng virus, chống
ung thư, làm lành vết thương, làm liền sẹo,...[3], [9].
Mặc dù curcumin có nhiều tác dụng quan trọng, tuy nhiên lại có nhược điểm là
khó tan trong nước, độ ổn định kém, bị chuyển hóa nhanh chóng khi sử dụng theo
đường uống; do đó sinh khả dụng của curcumin thấp. Mặt khác, curcumin lại có
màu vàng và khó rửa sạch nên nhu cầu sử dụng curcumin bị hạn chế, đặc biệt trong
mỹ phẩm. Với những hạn chế của curcumin thì việc sử dụng curcumin trong các
chế phẩm dùng ngoài da và mỹ phẩm dần được thay thế bằng tetrahydrocurcumin,
một chất được bán tổng hợp từ curcumin. Tetrahydrocurcumin không có màu nên
được sử dụng rộng rãi hơn, hơn nữa các nghiên cứu cũng cho thấy
tetrahydrocurcumin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tốt
hơn curcumin [17], [19], [25]. Tetrahydrocurcumin được coi là chất chuyển hóa cuối cùng của curcumin trong cơ thể, do đó nếu sử dụng tetrahydrocurcumin thay
thế thì có thể khắc phục được nhược điểm sinh khả dụng kém của curcumin [19].
Để góp phần nghiên cứu tổng hợp nguyên liệu làm thuốc và làm phong phú
thêm các dẫn chất curcuminoid, chúng tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu bán tổng
hợp tetrahydrocurcumin từ curcumin” với các mục tiêu sau:
1.Bán tổng hợp được tetrahydrocurcumin từ curcumin ở quy mô phòng thí
nghiệm và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng.
2.Thử tác dụng chống oxy hóa của dẫn chất bán tổng hợp được.
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CURCUMIN
1.1.1. Cấu trúc, tính chất
a. Công thức cấu tạo
H
3CO
HO
OCH
3
OH
O O
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của curcumin
- Tên khoa học: (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)hepta-1,6-dien-
3,5-dion.
- Tên khác: Diferuloylmethan.
- Công thức phân tử: C21H20O6.
- Khối lượng phân tử: 368,37 đvC [29].
b. Tính chất vật lý
Dạng thù hình: Tinh thể hình kim hay bột
vô định hình màu vàng cam.
Độ tan:
- Curcumin thực tế không tan trong nước ở pH
acid và trung tính, tan được trong kiềm. Curcumin
hòa tan được trong nước khi có mặt các chất hoạt
động bề mặt như: natri dodecylsulfat, cetylpyridin
bromid, gelatin, polysaccharid, polyethylenglycol,
cyclodextrin [13].
Hình 1.2. Bột curcumin
- Curcumin tan được trong acid acetic, ethanol, methanol, aceton,
dimethylsulfoxid, dicloromethan, cloroform, ethyl acetat, ít tan trong n-hexan,
không tan trong ether [2], [29].
- Điểm chảy: 183oC [2], [29].
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links