cartoonhy18
New Member
Luận văn: | Nghiên cứu biến tính bentonit và ứng dụng để hấp phụ, xúc tác phân hủy các hợp chất phenol trong nước bị ô nhiễm : Luận án TS. Hóa học: 62 44 41 01 |
Nhà xuất bản: | ĐHKHTN |
Ngày: | 2011 |
Chủ đề: | Hóa môi trường Biến tính bentonit Hợp chất phenol Ô nhiễm nước |
Miêu tả: | 211 tr. + CD-ROM+Tóm tắt Luận án TS. Hóa môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 Nghiên cứu có hệ thống về quá trình biến tính Bentonit bằng ba muối amoni hữu cơ: BHDDMA, DMDODA và BSDMA. Trong số bốn yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chế Bent – hữu cơ là hàm lượng muối amoni hữu cơ, pH huyền phù Bent, nhiệt độ và thời gian tổng hợp, chỉ có hàm lượng muối amoni hữu cơ là ảnh hưởng đáng kể đến khoảng cách lớp của Bent – hữu cơ. Tổng hợp thành công xúc tác Ag – TiO2/Bent bằng phương pháp biến tính sol – gel có sử dụng dung môi và không có dung môi. Khảo sát một cách có hệ thống ảnh hưởng của lượng Ag biến tính vào TiO2, nhiệt độ và thời gian nung mẫu đến thành phần pha, kích thước và hoạt tính của xúc tác Ag – TiO2/Bent. Đề xuất cơ chế hoạt động của xúc tác Ag – TiO2/Bent trong phản ứng phân huỷ các hợp chất phenol. Nguyên nhân dẫn đến xúc tác có khả năng hoạt động trong vùng ánh sáng khả kiến là do hình thành sự cộng hưởng plasmon bề mặt của vật liệu. Tuy nhiên, xúc tác Ag – TiO2/Bent thể hiện hoạt tính mạnh hơn với nguồn kích thích là bức xạ mặt trời, vì dưới tác dụng của bức xạ mặt trời hiệu ứng plasmon hình thành mạnh hơn bức xạ vùng khả kiến Electronic Resources |
Kiểu: | text |
Định dạng: | text/pdf |
You must be registered for see links