love_sweet_wepro
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả: Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA của trẻ em. Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kết luận và kiến nghị cần thiết giúp giảm thiểu tổn thương ở trẻ.
Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sức khỏe tinh thần là một vấn đề đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến tính
mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Đã có rất nhiều nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam nói về sức khỏe tinh thần của trẻ em. Thực tế
những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần đang
nổi lên như stress, RLLA, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinh trường học,
vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể...
Các rối loạn tinh thần ở trẻ em và thanh thiếu niên có nguyên nhân từ các yếu
tố sinh học, môi trường hay kết hợp cả hai. Chẳng hạn về các yếu tố sinh học
như yếu tố di truyền, cân bằng sinh hoá trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh
trung ương (chấn thương sọ não). Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức
khoẻ tâm thần như bị bạo hành, bị thảm hoạ, mất người thân…
Trong các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, RLLA được nhiều nhà khoa
học quan tâm nhắc đến rất nhiều ở mọi lứa tuổi. Trong nghiên cứu
“Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ
em và thanh thiếu niên hiện nay” của trung tâm Nghiên cứu tâm lý Trẻ em
(1995), Nguyễn Khắc Viện cho biết trong 352 hồ sơ tâm lý thì tỉ lệ trẻ được
chẩn đoán là tâm căn là 31,53% [17]. Nguyễn Công Khanh sử dụng thang
đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở, cho biết có
17,65 – 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [3]
RLLA không chỉ ảnh hưởmg đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy, RLLA ở thanh thiếu
niên đang được quan tâm và nghiên cứu nhằm phát hiện, can thiệp và giải
quyết sớm các RLLA trong thanh thiếu niên.
1.2. Gia đình là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của
trẻ. Trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ có biểu hiện RLLA có thể là do ảnh hưởng
của việc không được sống cùng cả cha và mẹ, cũng có thể là do hoàn cảnh
kinh tế gia đình, cũng có thể là do cách cha mẹ giáo dục trẻ chưa đúng hoặc
do trẻ sống trong môi trường có bạo lực… Khi nghiên cứu trên 600 học sinh
trung học phổ thông, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có
RLLA. Và một trong bốn nhóm nguyên nhân ảnh hướng tới RLLA của các
em là nguyên nhân gia đình, trong đó BLGĐ là yếu tố ảnh hưởng đến RLLA
nhiều, chỉ xếp sau yếu tố e sợ về kinh tế gia đình [10]. Trong một điều tra
phúc lợi trẻ em ở Canada, Lil Tonmyr và các cộng sự cho biết, trong số 4.381
trẻ em từ 10 – 15 tuổi thì có 25 % các em có vấn đề về lo âu, trầm cảm, trong
đó nguyên nhân tiếp xúc với BLGĐ là nguyên nhân ảnh hưởng đến RLLA
nhiều nhất (11%), sau đó mới đến các nguyên nhân khác [31]
Với những lý do trên, chúng tui lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu biểu hiện
rối loạn lo âu của học sinh Trường Trung học Cơ sở Phương Mai – Hà Nội
khi sống trong gia đình có bạo lực” nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện
RLLA của học sinh THCS, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu những
biểu hiện RLLA ở học sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA của lứa tuổi thiếu niên khi sống
trong gia đình có bạo lực.
- Đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu biểu hiện RLLA ở lứa tuổi thiếu
niên khi sống trong gia đình có bạo lực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo
lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện
RLLA của trẻ em.
2.2.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với
biểu hiện RLLA.
2.2.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kết luận và kiến nghị cần
thiết giúp giảm thiểu tổn thương ở trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện RLLA của học sinh THCS khi sống trong gia đình có bạo
lực.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 143 học sinh tham gia vào nghiên cứu làm bảng hỏi sàng lọc BLGĐ.
- 57 học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia vào nghiên cứu
làm trắc nghiệm Stai và Beck để chẩn đoán biểu hiện của RLLA.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về mặt nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu: Biểu hiện RLLA của trẻ sống trong gia
đình có bạo lực.
4.2. Phạm vi về mặt khách thể
Do khách thể nghiên cứu là trẻ vị thành niên nên việc lựa chọn mẫu
nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và
phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của trẻ cũng như sự đồng ý của những
người quản lý, nuôi dưỡng trẻ.
Khách thể nghiên cứu trong độ tuổi từ 11 – 15 ở các gia đình có hoàn
cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau, trình độ học vấn của cha
mẹ khác nhau.
5. Giả thuyết khoa học
Trẻ vừa chứng kiến BLGĐ và vừa là nạn nhân của BLGĐ có biểu hiện
RLLA nhiều hơn trẻ chỉ chứng kiến hay chỉ là nạn nhân trong môi trường gia
đình có bạo lực.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp trắc nghiệm dùng để khảo sát thực trạng
Sử dụng trắc nghiệm đánh giá lo âu Stai và trắc nghiệm đánh giá lo âu
Beck để chẩn đoán biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn trẻ vị thành niên để làm rõ hơn những kết quả định
lượng thu được từ phương pháp sử dụng thang đo. Đồng thời, phỏng vấn giáo
viên, bạn bè và hàng xóm xung quanh nơi trẻ sống, cha mẹ trẻ (nếu có thể).
6.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ xin ý kiến của các chuyên gia tâm
lý học, giáo dục học, xã hội học về những vấn đề có liên quan đến luận văn.
6.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi về BLGĐ để sàng lọc thực trạng BLGĐ ở trường
THCS Phương Mai.
Sử dụng bảng hỏi về dân số để lấy thông tin của học sinh.
6.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 21.0 và Excel để xử lý những kết
quả thu được.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Miêu tả: Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA của trẻ em. Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện RLLA. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kết luận và kiến nghị cần thiết giúp giảm thiểu tổn thương ở trẻ.
Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sức khỏe tinh thần là một vấn đề đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến tính
mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Đã có rất nhiều nghiên
cứu trên thế giới và ở Việt Nam nói về sức khỏe tinh thần của trẻ em. Thực tế
những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần đang
nổi lên như stress, RLLA, ám ảnh, trầm cảm, tự sát trong học sinh trường học,
vấn đề “hysterya tập thể”, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể...
Các rối loạn tinh thần ở trẻ em và thanh thiếu niên có nguyên nhân từ các yếu
tố sinh học, môi trường hay kết hợp cả hai. Chẳng hạn về các yếu tố sinh học
như yếu tố di truyền, cân bằng sinh hoá trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh
trung ương (chấn thương sọ não). Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức
khoẻ tâm thần như bị bạo hành, bị thảm hoạ, mất người thân…
Trong các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, RLLA được nhiều nhà khoa
học quan tâm nhắc đến rất nhiều ở mọi lứa tuổi. Trong nghiên cứu
“Bước đầu nhận dạng và phân loại các biểu hiện tâm bệnh lý thường gặp ở trẻ
em và thanh thiếu niên hiện nay” của trung tâm Nghiên cứu tâm lý Trẻ em
(1995), Nguyễn Khắc Viện cho biết trong 352 hồ sơ tâm lý thì tỉ lệ trẻ được
chẩn đoán là tâm căn là 31,53% [17]. Nguyễn Công Khanh sử dụng thang
đánh giá lo âu của Spiebeger trên 503 học sinh trung học cơ sở, cho biết có
17,65 – 19,2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [3]
RLLA không chỉ ảnh hưởmg đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy, RLLA ở thanh thiếu
niên đang được quan tâm và nghiên cứu nhằm phát hiện, can thiệp và giải
quyết sớm các RLLA trong thanh thiếu niên.
1.2. Gia đình là môi trường đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của
trẻ. Trong gia đình, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ có biểu hiện RLLA có thể là do ảnh hưởng
của việc không được sống cùng cả cha và mẹ, cũng có thể là do hoàn cảnh
kinh tế gia đình, cũng có thể là do cách cha mẹ giáo dục trẻ chưa đúng hoặc
do trẻ sống trong môi trường có bạo lực… Khi nghiên cứu trên 600 học sinh
trung học phổ thông, Nguyễn Hằng Phương cho biết có 130 học sinh có
RLLA. Và một trong bốn nhóm nguyên nhân ảnh hướng tới RLLA của các
em là nguyên nhân gia đình, trong đó BLGĐ là yếu tố ảnh hưởng đến RLLA
nhiều, chỉ xếp sau yếu tố e sợ về kinh tế gia đình [10]. Trong một điều tra
phúc lợi trẻ em ở Canada, Lil Tonmyr và các cộng sự cho biết, trong số 4.381
trẻ em từ 10 – 15 tuổi thì có 25 % các em có vấn đề về lo âu, trầm cảm, trong
đó nguyên nhân tiếp xúc với BLGĐ là nguyên nhân ảnh hưởng đến RLLA
nhiều nhất (11%), sau đó mới đến các nguyên nhân khác [31]
Với những lý do trên, chúng tui lựa chọn đề tài:“Nghiên cứu biểu hiện
rối loạn lo âu của học sinh Trường Trung học Cơ sở Phương Mai – Hà Nội
khi sống trong gia đình có bạo lực” nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện
RLLA của học sinh THCS, từ đó đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu những
biểu hiện RLLA ở học sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA của lứa tuổi thiếu niên khi sống
trong gia đình có bạo lực.
- Đề xuất kiến nghị nhằm giảm thiểu biểu hiện RLLA ở lứa tuổi thiếu
niên khi sống trong gia đình có bạo lực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề cơ bản về “ bạo
lực gia đình”, “rối loạn lo âu”, “học sinh Trung học cơ sở” từ đó xây dựng cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của BLGĐ đối với biểu hiện
RLLA của trẻ em.
2.2.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện RLLA và ảnh hưởng của BLGĐ đối với
biểu hiện RLLA.
2.2.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số kết luận và kiến nghị cần
thiết giúp giảm thiểu tổn thương ở trẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện RLLA của học sinh THCS khi sống trong gia đình có bạo
lực.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 143 học sinh tham gia vào nghiên cứu làm bảng hỏi sàng lọc BLGĐ.
- 57 học sinh sống trong gia đình có bạo lực tham gia vào nghiên cứu
làm trắc nghiệm Stai và Beck để chẩn đoán biểu hiện của RLLA.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về mặt nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu: Biểu hiện RLLA của trẻ sống trong gia
đình có bạo lực.
4.2. Phạm vi về mặt khách thể
Do khách thể nghiên cứu là trẻ vị thành niên nên việc lựa chọn mẫu
nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và
phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của trẻ cũng như sự đồng ý của những
người quản lý, nuôi dưỡng trẻ.
Khách thể nghiên cứu trong độ tuổi từ 11 – 15 ở các gia đình có hoàn
cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau, trình độ học vấn của cha
mẹ khác nhau.
5. Giả thuyết khoa học
Trẻ vừa chứng kiến BLGĐ và vừa là nạn nhân của BLGĐ có biểu hiện
RLLA nhiều hơn trẻ chỉ chứng kiến hay chỉ là nạn nhân trong môi trường gia
đình có bạo lực.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tập, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp trắc nghiệm dùng để khảo sát thực trạng
Sử dụng trắc nghiệm đánh giá lo âu Stai và trắc nghiệm đánh giá lo âu
Beck để chẩn đoán biểu hiện RLLA của trẻ khi sống trong gia đình có bạo lực.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn trẻ vị thành niên để làm rõ hơn những kết quả định
lượng thu được từ phương pháp sử dụng thang đo. Đồng thời, phỏng vấn giáo
viên, bạn bè và hàng xóm xung quanh nơi trẻ sống, cha mẹ trẻ (nếu có thể).
6.2.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ xin ý kiến của các chuyên gia tâm
lý học, giáo dục học, xã hội học về những vấn đề có liên quan đến luận văn.
6.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi về BLGĐ để sàng lọc thực trạng BLGĐ ở trường
THCS Phương Mai.
Sử dụng bảng hỏi về dân số để lấy thông tin của học sinh.
6.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 21.0 và Excel để xử lý những kết
quả thu được.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: bao luc tinh than o hoc sinh thcs, phiếu khảo sát rối loạn lo âu, khảo sát rối loạn tâm lý của nghiên cứu khoa học, các biểu hiện của rối loạn âu lo ở học sinh wikipedia, biểu hiện của rối loạn lo âu trong học tập, rối loạn lo âu xã hội ở học sinh thcs, luận văn bạo lực gia đình và rối loạn tâm lí trẻ