Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr. Et Perry)
Hàng nghìn năm phát triển của loài người cho đến thời đại của Hóa học tổng
hợp với các sản phẩm thuốc và hương liệu nhân tạo con người vẫn phải dựa vào các
sản phẩm từ thiên nhiên, chủ yếu là từ thực vật. Ngày nay, Hóa học các hợp chất thiên
nhiên nhiên vẫn tìm được ứng dụng của mình trong các sản phẩm dược từ các loại
thực phẩm chức năng, các loại thuốc thay thế, bổ sung hay dự phòng, các chất màu và
hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, và các chất thơm tinh tế cho các sản phẩm
nước hoa và hương liệu có giá trị cao. Dù cótính an toàn vì có nguồn gốc thiên nhiên,
khoa học vẫn cần giải quyết nhiều vấn đề phức tạp như cơ chế tác dụng thực sự của
các hợp chất thiên nhiên, cách thức chúng tương tác hiệp đồng với nhau khi tác dụng
lên các hệ sinh học, và con đường chuyển hóa chúng đi qua khi được đưa vào trong
các hệ sinh vật sống … cũng như bổ sung thêm cho các chất này nhiều tính chất phù
hợp cho các sản phẩm ứng dụng và tăng cường tác dụng sinh học.Các nghiên cứu này
chỉ có thể được thực hiện thành công trên cơ sở kiến thức khoa học toàn diện về thành
phần hóa học của các chất có trong các thực vật dùng làm thuốc, thực phẩm và hương
liệu.
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính nội tiết do mức glucose cao trong
máu. Chất peptid hocmon insulin trong cơ thể chuyển hóa đường, tinh bột và các
thực phẩm khác thành năng lượng, nếu chất này không được tạo thành hay sử
dụng hợp lý dẫn đến bệnh đái tháo đường các dạng I và II.Ở dạng I cơ thể không
thể tạo thành insulin, còn dạng II kết quả từ sự kháng insulin. Điều trị các bệnh tiểu
đường dạng II thường sử dụng các thuốc như insulin, sulphonyl urea, biguanide,
metformin, acarbose, thiazolidinedion, ví dụ như acarbose là thuốc ức chế enzym
thủy phân cacbohydrat α-glucosidase, qua đó làm chậm và giảm sự hấp thu và tiêu
hóa cacbohydrat. Các tài liệu dược lý học dân tộc cho thấy thế giới có khoảng 800
cây thuốc được ghi nhận có tác dụng điều trị đái tháo đường dạng II,con số được
kiểm chứng qua các thử nghiệm sinh học không nhiều, mặc dù các hoạt chất thuộc
các nhóm flavonoid, terpenoid-steroid, alkaloid, cacbohydrat, amino acid được phát
hiện qua một số mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo.Y học dân gian Việt Nam
cũng ghi nhận một vài cây thuốc có thể tác dụng lên bệnh đái tháo đường dạng II như
Mướp đắng (Momordica charantia L.) thuộc họ Cucurbitaceae, Ổi (Psidium2
guajava L.), Chuối hột (Musra barjoo Sieb.) thuộc họ Musaceae, Dây thìa canh
(Gymnema sylvestre), Xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ Anacardiaceae, Quế
(Cinnamomum cassia Bl.) thuộc họ Lauraceae, và Vối (Cleistocalyx operculatus
(Roxb.)Merr & Perry)thuộc họ Sim (Myrtaceae).Vối là một cây lớn mọc ở nhiều vùng
nông thôn miền Bắc, có nụ và lá được dùng để sắc nước uống. Một vài nghiên cứu
sàng lọc hoạt tính hạ đường huyết máu của các cao chiết từ lá và nụ Vối qua tác dụng
ức chế enzym -glucosidase được công bố trong những năm gần đây cho thấy cơ sở
khoa học của các ghi chép dân gian trên. Tuy nhiên cần có thêm các chứng cớ khoa
học liên kết được các tác dụng này với các chất thành phần có trong hỗn hợp phức tạp
của các cao chiết từ lá và nụ Vối. Nếu như có thể phát hiện được các hoạt chất ảnh
hưởng đến bệnh đái tháo đường sự sử dụng hợp lý cây thuốc này có thể được đưa ra,
dựa trên các phân tích cẩn thận về định tính và định lượng các hoạt chất và liều lượng
thuốc chứa lượng đủ hoạt chất được sử dụng. Các nghiên cứu hóa học trên cây Vối của
Việt Nam được thực hiện cho đến này còn thiếu hệ thống và chưa tương quan được
các thành phần hóa học với việc điều trị bệnh đái tháo đường, do đó, trong khuôn khổ
của một luận văn thạc sĩ nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu góp phần hệ
thống hóa các thành phần hóa học có trong lá cây Vối và liên hệ chúng với tác dụng
chữa bệnh đái tháo đường của lá cây Vối.
Các nội dung nghiên cứu chính của luận văn là:
1) Thực hiện các qui trình chiết etanol và etanol-nước để điều chế
các cao chiết có tác dụng ức chế enzym -glucosidase từ lá cây Vối.
2) Phân tách sắc ký phân tích và điều chế để phân lập các hợp chất
thành phần có trong các phần chiết etanol và etanol-nước từ lá cây Vối.
3) Xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập bằng các phương
pháp phổ hiện đại như MS và NMR.
4) Liên hệ các hợp chất được phân lập với tác dụng lên bệnh đái tháo
đường của lá cây Vối.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌ SIM–MYRTACEAE [8]
Họ Sim-Myrtaceae phân bố ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu ở
châu Mỹ và châu Úc.Họ Sim là một họ lớn gồm 90 chi và 3000 loài, các cây thuộc họ
Sim có đặc điểm thực vật như sau:
Cây gỗ lớn, cây nhỡ hay cây bụi. Lá đơn, hay mép có khía răng, lá thường
mọc đối nhau và có tuyến mỡ. Hoa mọc thành cụm ở nách hay ở đầu cành, có hình
xim hay hình chùm. Hoa đều lưỡng tính. Đài hình ống dính hoàn toàn vào bầu hay
chỉ dính một ít. Lá đài gồm 4-5 cánh xếp lợp vào nhau, ít có ống dài nguyên.
Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn và thông
thường có mép lá nhẵn (không khía răng cưa). Hoa thường có 5 cánh hoa, mặc dù ở
một vài chi thì cánh hoa rất nhỏ hay không có. Nhị hoa thường rất dễ thấy, có màu
sáng và nhiều về lượng.Nhị xếp thành một hay nhiều dãy rời nhau hoàn toàn hay dính
ở gốc thành ống ngăn: bao phấn đính ở lưng hay gốc. Đĩa mật không có hay nếu có thì
hình vành khăn, che kín ở phía gốc vòi. Bầu hoàn toàn hạ hay hạ một phần, có 4-5 ô
hay nhiều hơn; vòi đơn kéo dài, đầu tròn, rất ít khi chia 3-4 thùy; trong bầu thì noãn
xếp thành hai hay nhiều dãy. Quả nang hay thịt, có sợi và thường được bọc kín bởi
ống đài.Trong quả thường có 1 hạt, hạt có nội nhũ, phôi thẳng hay cong, đôi khi nạc
với hai lá mầm không xa nhau.
Các cây thuộc họ Sim thường mọc xen lẫn với các cây gỗ khác thành đai rừng
nhiệt đới, ít khi mọc thuần loại.
1.1.1. ChiCleistocalyx [5, 11]
Chi Cleistocalyx là một chi tương đối lớn của họ Sim. Ngoài đặc điểm chung
của họ Sim: thường là cây gỗ hay cây nhỡ, lá mọc đối, có cuống; phiến lá có gân bên
xếp hình lông chim.Cụm hoa ở nách hay ở ngọn, dạng chùy. Hoa lưỡng tính, đài có
các lá đài dính nhau từ trong nụ và khi rơi toàn bộ thành một vòng trên phần còn lại
của đài và bầu, các loài cây thuộc chi Cleistocalyx còn có đặc điểm thực vật riêng: quả
nạc, khi chín không nở. Vòi không có lông, ô quả không có vách ngang chia thành ô
nhỏ, ống đài nguyên hay rách bất định, đài nguyên thành mũ, quả mập có một hạt.Cụm
hoa xim hay chuỳ.
Sau đây là một số cây thay mặt thuộc chi Cleistocalyx thường thấy ở Việt Nam.4
1.1.1.1. Cleistocalyx circumcissa (Trâm ô)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc cao 15m, nhánh mảnh, lá có phiến xoan thon,
dài 4-7cm, chót có mũ, có đốm trong gân phụ, rất mảnh, nụ cao 13mm, rộng 3mm,
phần của đài và cánh hoa làm thành một lớp rụng sớm với nhị, noãn gồm 3 buồng, quả
mập.
Hình 1: Cleistocalyx circumcissa
Phân bố: rừng Biên Hoà.
1.1.1.2. Cleistocalyx nigrans (Trâm lá đen)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh vàng đỏ. Lá có phiến bầu dục, màu
nâu đen trên mặt lúc khô, gân phụ cách nhau 2-3mm, cuống dài 1cm. Chùm tụ tán cao
6cm ở ngọn nhánh, hoa trắng, nụ dài 5mm, hoa 5 cánh rụng 1 lượt, tiểu nhị nhiều. Quả
mập tròn, lúc khô đen, to hơn 1cm, một hạt.
Hình 2: Cleistocalyx nigrans
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Phân bố: rừng Bình Dương, Thủ Đức.
1.1.1.3. Cleistocalys nervosum(Trâm nắp vối)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc trung, nhánh non dẹp, không lông. Lá có phiến
bầu dục thon, dài 12-13cm, có đốm nâu, gân phụ vào 10 cặp, gân cách bìa 3-5mm.
Phát hoa ở nách lá rụng, cao 5-8cm, đài hình đĩa hơi đứng, nắp cao; hoa có 4 cánh, cao
3mm, có nhiều tiểu nhụy. Phì quả tròn hay dài, to 7-14mm, đỏ hay đỏ đen chói, nạc
ngọt, một hạt.
Hình 3: Cleistocalys nervosum
Phân bố: rừng Bắc Trung Nam.
1.1.1.4. Cleistocalyx rehnervinus(Vối gân mạng)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh tròn xám, to 2-3mm. Lá có
phiến bầu dục đến trái xoan, to 9-14x5,5-7cm chót lá rộng, đáy tròn gân phụ mịn,
cách nhau 4-8mm, gân cách bìa 2-3mm. Phát hoa ở lá và ngọn. Hoa như không
cọng, cao 7mm, đài rụng thành chóp, tiểu nhụy nhiều. Trái tròn, to 1,5mm, lùm bụi.6
Hình 4: Cleistocalyx rehnervinus
Phân bố: các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.
1.1.1.5. Cleistocalyx consperipuactatus (Vối nước)
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ thường xanh, cao 20-25m. Vỏ dày 6-8mm, màu
xám trắng hay nâu đen nhạt. Cành non màu nâu xám, hình vuông, lúc già hình cột
tròn. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục dạng trứng ngược dài 6-12cm, rộng 2,5-5,5cm,
đầu tròn tù. Hoa mọc cụm, sinh ra đầu cành.Hoa lưỡng tính, đài đính thành 1 thể
dạng mũ, lúc nở hoa rụng dạng vòng.Nhiều nhị, rời nhau, lúc chồi hoa cong vào.
Quả mọng hình cầu hay hình trứng, lúc chín có màu nâu tím. Một năm có 2 mùa
hoa nở vào tháng 3 và giữa tháng 7.
Hình 5: Cleistocalyx consperipuactatus
Phân bố: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng,
GiaLai-KonTum.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
1.1.2. Một số nghiên cứu dược lý về chi Cleistocalyx
Năm 2012, Charoensin S.và cộng sự đã đánh giá tác dụng chống đột biến dịch
chiết nước của Cleistocalyx nervosumvar. panialainvitrovà mô hình động vật thực
nghiệm [16]. Cleistocalyx nervosum var. paniala, được tìm thấy ở miền Bắc Thái Lan,
có quả ăn được chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic có tác dụng chống oxi
hóa. Dịch chiết nước của trái cây chín được đánh giá an toàn và tác dụng gây độc gen
và độc tính. Dịch chiếtC. nervosum không gây đột biến ở vi khuẩn Salmonella
typhimurium chủng TA98 và TA100 khi có và không có sự kích hoạt trao đổi chất,có
tác dụng chống gây đột biến trung bìnhvới độc tố aflatoxin B1. Phân tích phổ ESI-MS
cho thấy dịch chiết có một lượng lớn anthocyanin, bao gồm cyanidin-3,5-
diglucosid,cyanidin-3-glucosid và cyanidin-5-glucosid. C. nervosum ở nồng độ 5.000
mg/kg thể trọng không gây ra độc tính cấp tính ở chuột. Một thử nghiệm được thực
hiện để phát hiệnảnh hưởng của cáccleistogenlàm đứt gãy nhiễm sắc thể. Các dịch
chiết ở liều 1.000 mg/kg không gây ra sự hình thành vi nhân trong gan của chuột. Các
nghiên cứu này cung cấp dữ liệu cho thấy sự an toàn và hiệu lực chống gây đột
biếncủa dịch chiết nước trái cây C. nervosum.
Năm 2014, Taya S. và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của
Cleistocalyxnervosum (CE) trên diethylnitrosamine (DEN) và phenobarbital (PB)
gây stress oxy hóa trong giai đoạn đầu ung thư gan chuột. Chuột đực Wistar được
chia thành 4 nhóm, với nhóm 1 làđối chứng âm và nhóm 2 là nhóm tích cực được tiêm
DEN mỗi tuần một lần và PB trong nước uống trong 6 tuần. Hai tuần trước khi bắt đầu
điều trị DEN và PB, các nhóm 3 và 4 được cho ăn với liều 500 và 1000 mg/kg
CEStrong 8 tuần. Kết quả một số ổ GST-P, tổn thương tiền ung thư trong gan tăng
đáng kể trong chuột gây ung thư, nhưng giảm trong chuột được điều trị bằng 1000
mg/kg CE. CE gây giảm malondialdehyde trong huyết thanh và trong gan chuột được
điều trị với DEN và PB. Hơn nữa, CE tăng đáng kể peroxidase, hoạt tính của
glutathione và catalase trong gan chuột. Như vậy nghiên cứu đã chỉ ra rằng
Cleistocalyx nervosum (CE) điều chỉnh trạng thái chống oxy hóa và ngăn ngừa ung
thư[40].
Năm 2015, Manosroi J. vàcộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống lão hóa in
vitro của các chất chiết từ lá Cleistocalyxnervosum var. paniala[31].Lá cây được chiết
bằng nước, metanol, và chloroform bằng cách chiết siêu âm và chiết nóng.Các dịch8
chiết được xác định tổng phenolic và flavonoid. Các dịch chiếtở 0,001-10 mg/mlđược
thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính ức chế tyrosinase sử dụng phương
pháp so màu. Khả năng gây độc của dịch chiết ở 0,0001-1 mg/ml được xác định với
các nguyên bào sợi da người. Ngoài ra, các dịch chiết ở 0,001, 0,01 và 0,1 mg/ml
không có độc tính.Dịch chiết lạnh metanol lá già cho tổng sốliều phenolic cao nhất
511,44±18,23 mg GAE/mg và hàm lượng flavonoid 262,96±2,98 mg QE/mg. Dịch
chiết này cũngquét gốc tự do, ức chế sự peroxid hóa lipid, và ức chế tyrosinase với các
giá trị SC50, IPC50 và IC50là 0,02±0,004, 0,23±0,13 và 0,02±0,006 mg/ml. Dịch chiết ở
0,1 mg/ml ức chế MMP-2 cao nhất 91,14±1,67%.Dịch chiết lạnh metanol từ lá già có
thể được tiếp tục phát triển thành tác nhân chống lão hóa
KẾT LUẬN
Luận văn “Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác
dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr.et Perry)”
đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.Trong quá trình thực hiện đề
tài, chúng tui đã thu được các kết quả nghiên cứu như sau:
1. Đã lựa chọn được quy trình chiết với etanol và etanol-nước để điều chế
được từ lá cây Vối các phần chiết có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase và phân
tách sắc ký để phân lập được 10 hợp chấtthành phần chính nhằm đánh giá ảnh
hưởng của chúng đến tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối.
2.Sử dụng các phương pháp phổ hiện đại ESI-MS, 1H-NMR, 13C-NMR, và
DEPT đã xác định được cấu trúc của các chất được phân lập là 1-
tetratriacontanol(CO1), 2',4'-dihydroxy-6'-metoxy-3',5'-dimetylchalcon (CO2), β-
sitosterol (CO3), betulin (CO4), axit betulinic (CO5), axit oleanolic (CO6), axit
maslinic (CO7), kaempferol (CO8), quercetin (CO9), axit arjunolic (CO10).Trong
số các chất được phân lập có3 flavonoid: CO2, CO8, CO9;5 triterpenoid: CO4,
CO5, CO6, CO7, CO10;1 ancol mạch dài: CO1 và1 steroid: CO3. Các chất 1-
tetratriacontanol (CO1), betulin (CO4), axit maslinic (CO7),axit arjunolic
(CO10)lần đầu tiên được phân lập từ Cleistocalyx operculatus.
3.Trong số các chất được phân lập 9/10 chất đã được chứng tỏ hoạt tính ức
chế tốt enzym α-glucosidase qua đó góp phần giải thích tác dụng ức chế enzym α-
glucosidase của các dịch chiết etanol và etanol-nước và tác dụng điều trị tiểu
đường của cây Vối trong Y học cổ truyền
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr. Et Perry)
Hàng nghìn năm phát triển của loài người cho đến thời đại của Hóa học tổng
hợp với các sản phẩm thuốc và hương liệu nhân tạo con người vẫn phải dựa vào các
sản phẩm từ thiên nhiên, chủ yếu là từ thực vật. Ngày nay, Hóa học các hợp chất thiên
nhiên nhiên vẫn tìm được ứng dụng của mình trong các sản phẩm dược từ các loại
thực phẩm chức năng, các loại thuốc thay thế, bổ sung hay dự phòng, các chất màu và
hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, và các chất thơm tinh tế cho các sản phẩm
nước hoa và hương liệu có giá trị cao. Dù cótính an toàn vì có nguồn gốc thiên nhiên,
khoa học vẫn cần giải quyết nhiều vấn đề phức tạp như cơ chế tác dụng thực sự của
các hợp chất thiên nhiên, cách thức chúng tương tác hiệp đồng với nhau khi tác dụng
lên các hệ sinh học, và con đường chuyển hóa chúng đi qua khi được đưa vào trong
các hệ sinh vật sống … cũng như bổ sung thêm cho các chất này nhiều tính chất phù
hợp cho các sản phẩm ứng dụng và tăng cường tác dụng sinh học.Các nghiên cứu này
chỉ có thể được thực hiện thành công trên cơ sở kiến thức khoa học toàn diện về thành
phần hóa học của các chất có trong các thực vật dùng làm thuốc, thực phẩm và hương
liệu.
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính nội tiết do mức glucose cao trong
máu. Chất peptid hocmon insulin trong cơ thể chuyển hóa đường, tinh bột và các
thực phẩm khác thành năng lượng, nếu chất này không được tạo thành hay sử
dụng hợp lý dẫn đến bệnh đái tháo đường các dạng I và II.Ở dạng I cơ thể không
thể tạo thành insulin, còn dạng II kết quả từ sự kháng insulin. Điều trị các bệnh tiểu
đường dạng II thường sử dụng các thuốc như insulin, sulphonyl urea, biguanide,
metformin, acarbose, thiazolidinedion, ví dụ như acarbose là thuốc ức chế enzym
thủy phân cacbohydrat α-glucosidase, qua đó làm chậm và giảm sự hấp thu và tiêu
hóa cacbohydrat. Các tài liệu dược lý học dân tộc cho thấy thế giới có khoảng 800
cây thuốc được ghi nhận có tác dụng điều trị đái tháo đường dạng II,con số được
kiểm chứng qua các thử nghiệm sinh học không nhiều, mặc dù các hoạt chất thuộc
các nhóm flavonoid, terpenoid-steroid, alkaloid, cacbohydrat, amino acid được phát
hiện qua một số mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo.Y học dân gian Việt Nam
cũng ghi nhận một vài cây thuốc có thể tác dụng lên bệnh đái tháo đường dạng II như
Mướp đắng (Momordica charantia L.) thuộc họ Cucurbitaceae, Ổi (Psidium2
guajava L.), Chuối hột (Musra barjoo Sieb.) thuộc họ Musaceae, Dây thìa canh
(Gymnema sylvestre), Xoài (Mangifera indica L.) thuộc họ Anacardiaceae, Quế
(Cinnamomum cassia Bl.) thuộc họ Lauraceae, và Vối (Cleistocalyx operculatus
(Roxb.)Merr & Perry)thuộc họ Sim (Myrtaceae).Vối là một cây lớn mọc ở nhiều vùng
nông thôn miền Bắc, có nụ và lá được dùng để sắc nước uống. Một vài nghiên cứu
sàng lọc hoạt tính hạ đường huyết máu của các cao chiết từ lá và nụ Vối qua tác dụng
ức chế enzym -glucosidase được công bố trong những năm gần đây cho thấy cơ sở
khoa học của các ghi chép dân gian trên. Tuy nhiên cần có thêm các chứng cớ khoa
học liên kết được các tác dụng này với các chất thành phần có trong hỗn hợp phức tạp
của các cao chiết từ lá và nụ Vối. Nếu như có thể phát hiện được các hoạt chất ảnh
hưởng đến bệnh đái tháo đường sự sử dụng hợp lý cây thuốc này có thể được đưa ra,
dựa trên các phân tích cẩn thận về định tính và định lượng các hoạt chất và liều lượng
thuốc chứa lượng đủ hoạt chất được sử dụng. Các nghiên cứu hóa học trên cây Vối của
Việt Nam được thực hiện cho đến này còn thiếu hệ thống và chưa tương quan được
các thành phần hóa học với việc điều trị bệnh đái tháo đường, do đó, trong khuôn khổ
của một luận văn thạc sĩ nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu góp phần hệ
thống hóa các thành phần hóa học có trong lá cây Vối và liên hệ chúng với tác dụng
chữa bệnh đái tháo đường của lá cây Vối.
Các nội dung nghiên cứu chính của luận văn là:
1) Thực hiện các qui trình chiết etanol và etanol-nước để điều chế
các cao chiết có tác dụng ức chế enzym -glucosidase từ lá cây Vối.
2) Phân tách sắc ký phân tích và điều chế để phân lập các hợp chất
thành phần có trong các phần chiết etanol và etanol-nước từ lá cây Vối.
3) Xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập bằng các phương
pháp phổ hiện đại như MS và NMR.
4) Liên hệ các hợp chất được phân lập với tác dụng lên bệnh đái tháo
đường của lá cây Vối.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌ SIM–MYRTACEAE [8]
Họ Sim-Myrtaceae phân bố ở các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới, chủ yếu ở
châu Mỹ và châu Úc.Họ Sim là một họ lớn gồm 90 chi và 3000 loài, các cây thuộc họ
Sim có đặc điểm thực vật như sau:
Cây gỗ lớn, cây nhỡ hay cây bụi. Lá đơn, hay mép có khía răng, lá thường
mọc đối nhau và có tuyến mỡ. Hoa mọc thành cụm ở nách hay ở đầu cành, có hình
xim hay hình chùm. Hoa đều lưỡng tính. Đài hình ống dính hoàn toàn vào bầu hay
chỉ dính một ít. Lá đài gồm 4-5 cánh xếp lợp vào nhau, ít có ống dài nguyên.
Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc so le hay mọc đối, lá đơn và thông
thường có mép lá nhẵn (không khía răng cưa). Hoa thường có 5 cánh hoa, mặc dù ở
một vài chi thì cánh hoa rất nhỏ hay không có. Nhị hoa thường rất dễ thấy, có màu
sáng và nhiều về lượng.Nhị xếp thành một hay nhiều dãy rời nhau hoàn toàn hay dính
ở gốc thành ống ngăn: bao phấn đính ở lưng hay gốc. Đĩa mật không có hay nếu có thì
hình vành khăn, che kín ở phía gốc vòi. Bầu hoàn toàn hạ hay hạ một phần, có 4-5 ô
hay nhiều hơn; vòi đơn kéo dài, đầu tròn, rất ít khi chia 3-4 thùy; trong bầu thì noãn
xếp thành hai hay nhiều dãy. Quả nang hay thịt, có sợi và thường được bọc kín bởi
ống đài.Trong quả thường có 1 hạt, hạt có nội nhũ, phôi thẳng hay cong, đôi khi nạc
với hai lá mầm không xa nhau.
Các cây thuộc họ Sim thường mọc xen lẫn với các cây gỗ khác thành đai rừng
nhiệt đới, ít khi mọc thuần loại.
1.1.1. ChiCleistocalyx [5, 11]
Chi Cleistocalyx là một chi tương đối lớn của họ Sim. Ngoài đặc điểm chung
của họ Sim: thường là cây gỗ hay cây nhỡ, lá mọc đối, có cuống; phiến lá có gân bên
xếp hình lông chim.Cụm hoa ở nách hay ở ngọn, dạng chùy. Hoa lưỡng tính, đài có
các lá đài dính nhau từ trong nụ và khi rơi toàn bộ thành một vòng trên phần còn lại
của đài và bầu, các loài cây thuộc chi Cleistocalyx còn có đặc điểm thực vật riêng: quả
nạc, khi chín không nở. Vòi không có lông, ô quả không có vách ngang chia thành ô
nhỏ, ống đài nguyên hay rách bất định, đài nguyên thành mũ, quả mập có một hạt.Cụm
hoa xim hay chuỳ.
Sau đây là một số cây thay mặt thuộc chi Cleistocalyx thường thấy ở Việt Nam.4
1.1.1.1. Cleistocalyx circumcissa (Trâm ô)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc cao 15m, nhánh mảnh, lá có phiến xoan thon,
dài 4-7cm, chót có mũ, có đốm trong gân phụ, rất mảnh, nụ cao 13mm, rộng 3mm,
phần của đài và cánh hoa làm thành một lớp rụng sớm với nhị, noãn gồm 3 buồng, quả
mập.
Hình 1: Cleistocalyx circumcissa
Phân bố: rừng Biên Hoà.
1.1.1.2. Cleistocalyx nigrans (Trâm lá đen)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh vàng đỏ. Lá có phiến bầu dục, màu
nâu đen trên mặt lúc khô, gân phụ cách nhau 2-3mm, cuống dài 1cm. Chùm tụ tán cao
6cm ở ngọn nhánh, hoa trắng, nụ dài 5mm, hoa 5 cánh rụng 1 lượt, tiểu nhị nhiều. Quả
mập tròn, lúc khô đen, to hơn 1cm, một hạt.
Hình 2: Cleistocalyx nigrans
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Phân bố: rừng Bình Dương, Thủ Đức.
1.1.1.3. Cleistocalys nervosum(Trâm nắp vối)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc trung, nhánh non dẹp, không lông. Lá có phiến
bầu dục thon, dài 12-13cm, có đốm nâu, gân phụ vào 10 cặp, gân cách bìa 3-5mm.
Phát hoa ở nách lá rụng, cao 5-8cm, đài hình đĩa hơi đứng, nắp cao; hoa có 4 cánh, cao
3mm, có nhiều tiểu nhụy. Phì quả tròn hay dài, to 7-14mm, đỏ hay đỏ đen chói, nạc
ngọt, một hạt.
Hình 3: Cleistocalys nervosum
Phân bố: rừng Bắc Trung Nam.
1.1.1.4. Cleistocalyx rehnervinus(Vối gân mạng)
Đặc điểm thực vật: Cây đại mộc nhỏ, nhánh tròn xám, to 2-3mm. Lá có
phiến bầu dục đến trái xoan, to 9-14x5,5-7cm chót lá rộng, đáy tròn gân phụ mịn,
cách nhau 4-8mm, gân cách bìa 2-3mm. Phát hoa ở lá và ngọn. Hoa như không
cọng, cao 7mm, đài rụng thành chóp, tiểu nhụy nhiều. Trái tròn, to 1,5mm, lùm bụi.6
Hình 4: Cleistocalyx rehnervinus
Phân bố: các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam.
1.1.1.5. Cleistocalyx consperipuactatus (Vối nước)
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ thường xanh, cao 20-25m. Vỏ dày 6-8mm, màu
xám trắng hay nâu đen nhạt. Cành non màu nâu xám, hình vuông, lúc già hình cột
tròn. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục dạng trứng ngược dài 6-12cm, rộng 2,5-5,5cm,
đầu tròn tù. Hoa mọc cụm, sinh ra đầu cành.Hoa lưỡng tính, đài đính thành 1 thể
dạng mũ, lúc nở hoa rụng dạng vòng.Nhiều nhị, rời nhau, lúc chồi hoa cong vào.
Quả mọng hình cầu hay hình trứng, lúc chín có màu nâu tím. Một năm có 2 mùa
hoa nở vào tháng 3 và giữa tháng 7.
Hình 5: Cleistocalyx consperipuactatus
Phân bố: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng,
GiaLai-KonTum.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
1.1.2. Một số nghiên cứu dược lý về chi Cleistocalyx
Năm 2012, Charoensin S.và cộng sự đã đánh giá tác dụng chống đột biến dịch
chiết nước của Cleistocalyx nervosumvar. panialainvitrovà mô hình động vật thực
nghiệm [16]. Cleistocalyx nervosum var. paniala, được tìm thấy ở miền Bắc Thái Lan,
có quả ăn được chứa một lượng lớn các hợp chất phenolic có tác dụng chống oxi
hóa. Dịch chiết nước của trái cây chín được đánh giá an toàn và tác dụng gây độc gen
và độc tính. Dịch chiếtC. nervosum không gây đột biến ở vi khuẩn Salmonella
typhimurium chủng TA98 và TA100 khi có và không có sự kích hoạt trao đổi chất,có
tác dụng chống gây đột biến trung bìnhvới độc tố aflatoxin B1. Phân tích phổ ESI-MS
cho thấy dịch chiết có một lượng lớn anthocyanin, bao gồm cyanidin-3,5-
diglucosid,cyanidin-3-glucosid và cyanidin-5-glucosid. C. nervosum ở nồng độ 5.000
mg/kg thể trọng không gây ra độc tính cấp tính ở chuột. Một thử nghiệm được thực
hiện để phát hiệnảnh hưởng của cáccleistogenlàm đứt gãy nhiễm sắc thể. Các dịch
chiết ở liều 1.000 mg/kg không gây ra sự hình thành vi nhân trong gan của chuột. Các
nghiên cứu này cung cấp dữ liệu cho thấy sự an toàn và hiệu lực chống gây đột
biếncủa dịch chiết nước trái cây C. nervosum.
Năm 2014, Taya S. và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của
Cleistocalyxnervosum (CE) trên diethylnitrosamine (DEN) và phenobarbital (PB)
gây stress oxy hóa trong giai đoạn đầu ung thư gan chuột. Chuột đực Wistar được
chia thành 4 nhóm, với nhóm 1 làđối chứng âm và nhóm 2 là nhóm tích cực được tiêm
DEN mỗi tuần một lần và PB trong nước uống trong 6 tuần. Hai tuần trước khi bắt đầu
điều trị DEN và PB, các nhóm 3 và 4 được cho ăn với liều 500 và 1000 mg/kg
CEStrong 8 tuần. Kết quả một số ổ GST-P, tổn thương tiền ung thư trong gan tăng
đáng kể trong chuột gây ung thư, nhưng giảm trong chuột được điều trị bằng 1000
mg/kg CE. CE gây giảm malondialdehyde trong huyết thanh và trong gan chuột được
điều trị với DEN và PB. Hơn nữa, CE tăng đáng kể peroxidase, hoạt tính của
glutathione và catalase trong gan chuột. Như vậy nghiên cứu đã chỉ ra rằng
Cleistocalyx nervosum (CE) điều chỉnh trạng thái chống oxy hóa và ngăn ngừa ung
thư[40].
Năm 2015, Manosroi J. vàcộng sự đã nghiên cứu hoạt tính chống lão hóa in
vitro của các chất chiết từ lá Cleistocalyxnervosum var. paniala[31].Lá cây được chiết
bằng nước, metanol, và chloroform bằng cách chiết siêu âm và chiết nóng.Các dịch8
chiết được xác định tổng phenolic và flavonoid. Các dịch chiếtở 0,001-10 mg/mlđược
thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính ức chế tyrosinase sử dụng phương
pháp so màu. Khả năng gây độc của dịch chiết ở 0,0001-1 mg/ml được xác định với
các nguyên bào sợi da người. Ngoài ra, các dịch chiết ở 0,001, 0,01 và 0,1 mg/ml
không có độc tính.Dịch chiết lạnh metanol lá già cho tổng sốliều phenolic cao nhất
511,44±18,23 mg GAE/mg và hàm lượng flavonoid 262,96±2,98 mg QE/mg. Dịch
chiết này cũngquét gốc tự do, ức chế sự peroxid hóa lipid, và ức chế tyrosinase với các
giá trị SC50, IPC50 và IC50là 0,02±0,004, 0,23±0,13 và 0,02±0,006 mg/ml. Dịch chiết ở
0,1 mg/ml ức chế MMP-2 cao nhất 91,14±1,67%.Dịch chiết lạnh metanol từ lá già có
thể được tiếp tục phát triển thành tác nhân chống lão hóa
KẾT LUẬN
Luận văn “Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác
dụng điều trị tiểu đường của cây Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb. Merr.et Perry)”
đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.Trong quá trình thực hiện đề
tài, chúng tui đã thu được các kết quả nghiên cứu như sau:
1. Đã lựa chọn được quy trình chiết với etanol và etanol-nước để điều chế
được từ lá cây Vối các phần chiết có hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase và phân
tách sắc ký để phân lập được 10 hợp chấtthành phần chính nhằm đánh giá ảnh
hưởng của chúng đến tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối.
2.Sử dụng các phương pháp phổ hiện đại ESI-MS, 1H-NMR, 13C-NMR, và
DEPT đã xác định được cấu trúc của các chất được phân lập là 1-
tetratriacontanol(CO1), 2',4'-dihydroxy-6'-metoxy-3',5'-dimetylchalcon (CO2), β-
sitosterol (CO3), betulin (CO4), axit betulinic (CO5), axit oleanolic (CO6), axit
maslinic (CO7), kaempferol (CO8), quercetin (CO9), axit arjunolic (CO10).Trong
số các chất được phân lập có3 flavonoid: CO2, CO8, CO9;5 triterpenoid: CO4,
CO5, CO6, CO7, CO10;1 ancol mạch dài: CO1 và1 steroid: CO3. Các chất 1-
tetratriacontanol (CO1), betulin (CO4), axit maslinic (CO7),axit arjunolic
(CO10)lần đầu tiên được phân lập từ Cleistocalyx operculatus.
3.Trong số các chất được phân lập 9/10 chất đã được chứng tỏ hoạt tính ức
chế tốt enzym α-glucosidase qua đó góp phần giải thích tác dụng ức chế enzym α-
glucosidase của các dịch chiết etanol và etanol-nước và tác dụng điều trị tiểu
đường của cây Vối trong Y học cổ truyền
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links