phuocli2005
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất
cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó
được sản xuất hàng ngày trong gan, mỗi ngày từ 1,5g – 2g.
Trong máu người, lượng cholesterol thường dao động trong khoảng từ 3.6 mM
đến 7.8 mM, và trong cơ thể người khoẻ mạnh, tổng lượng cholesterol xấp xỉ 5.2mM.
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại sản sinh ra lượng cholesterol nhiều hơn mức cần thiết,
tạo ra một lượng cholesterol dư thừa luân chuyển trong dòng máu và là tác nhân liên
quan chặt chẽ với rất nhiều bệnh hiểm cùng kiệt như: bệnh tim mạch vành, xơ cứng động
mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh nghẽn mạch máu não, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng
huyết áp,… Do đó xác định chính xác và khống chế nồng độ cholesterol trong máu ở
mức cho phép là việc rất cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên.
Trong đề tài này, công nghệ chế tạo linh kiện nano (nanofabrication) sẽ được dùng
để chế tạo sợi nano vàng trên đế silic có lớp cách điện SiO2/SiN. Sau đó, trên bề mặt
của các sợi vàng này, enzyme cholesterol oxidase được cố định thông qua những
nhóm chức năng như –SH, –CHO và –NH2 để tạo nên hệ kết hợp sợi nano vàng –
enzyme, và tạo thành cảm biến sinh học, sử dụng cho việc định lượng cholesterol.
Với hệ cảm biến nano sinh học này, cholesterol bị oxi hoá bởi cholesterol oxidase
(ChOx) để thu được đồng thời hai sản phẩm là ketone và hydrogen peroxide (H2O2).
Nồng độ H2O2 tạo ra sẽ được đo bởi phép đo điện hóa quét thế vòng tuần hoàn (CV–
cyclic voltammetry), từ đó cho phép xác định được hàm lượng cholesterol tương ứng
trong dung dịch, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu chế tạo một bộ cảm biến hoàn chỉnh
để xác định nồng độ cholesterol toàn phần trong máu người.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về cholesterol và cảm biến sinh học
1.1.1 Tổng quan về cholesterol
1.1.1.1 Cholesterol là gì?
Cholesterol có tên gọi xuất phát từ tiếng Hi Lạp chole- (mật) và stereos (rắn), vì nó
được phát hiện lần đầu ở dạng rắn trong sỏi mật.
Cholesterol là một dạng chất béo có trong máu, có vai trò tạo nên lớp màng cho
các tế bào, được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể hay do cơ thể hấp thu
được qua ăn uống. Cholesterol có mặt ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, không hòa tan
trong máu mà lưu thông khắp nơi nhờ vào sự hỗ trợ của các chất “protein vận
chuyển” (transporter protein).
Cholesterol có nhiều loại khác nhau, thường gặp là ba loại có tác động tới sức
khỏe đó là cholesterol HDL (High-density lipoprotein), cholesterol LDL (Low-density
lipoprotein) và chất béo triglyceride. Trong khi cholesterol HDL được xem là tốt vì
giảm được lượng chất béo dư thừa trong cơ thể bằng cách chuyển chúng từ hệ thống
động mạch tới gan để xử lý và thải ra ngoài, thì cholesterol LDL bị xem là xấu do tích
tụ nhiều ở động mạch khiến động mạch ngày càng hẹp đi, cản trở tuần hoàn máu, dễ
dẫn đến các bệnh tim mạch cũng như nhiều sự cố khác.
Lượng cholesterol trong máu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di
truyền, chế độ dinh dưỡng, béo phì, tuổi tác, giới tính, thói quen sinh hoạt… Lượng
cholesterol trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng các chất béo dư thừa bám vào thành
mạch máu, lâu ngày khiến chúng bị chai (bệnh xơ cứng động mạch) hay thu nhỏ lại,
gây cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tai
biến mạch máu não.
Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl CoA theo đường HMG-CoA
reductase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20–25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày
(~1 g/ngày) xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng
thận và cơ quan sinh sản. Với một người khoảng 68 kg, tổng lượng cholesterol trung
bình trong cơ thể khoảng 35g (35.000 mg). Trong một ngày lượng nội sinh trung bình
khoảng 1000 mg và từ thức ăn trung bình khoảng 200 đến 300 mg. Sự di chuyển
cholesterol trong cơ thể có tính chất tuần hoàn, nó được bài tiết ở gan qua mật đến cơ
quan tiêu hóa. Khoảng 50% lượng cholesterol bài tiết được tái hấp thu ở ruột non vào
hệ tuần hoàn. Phytosterols có thể cạnh tranh với cholesterol trong công tác tái hập thu
của ruột vì vậy làm suy giảm độ tái hấp thu của cholesterol vào máu. [1-3]
Một số thông tin cơ bản:
- Công thức phân tử: C27H46O
- Tên IUPAC: (3β)-cholest-5-en-3-ol
- Tên khoa học: 2,15-dimethyl-14-(1,5-dimethylhexyl)tetracyclo
[8.7.0.02,7.011,15] heptacos -7-en-5-ol
- Khối lượng phân tử: 386.65 g/mol
- Hình dạng: tinh thể rắn màu trắng
- Khối lượng riêng: 1.052 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 148-150ºC
- Nhiệt độ sôi: 360 ºC (phân hủy)
- Độ tan trong nước: 0.095mg/L
- Tan trong các dung môi: acetone, benzene, chloroform, ethanol, ether, hexan,
methanol, isopropyl myristate.
1.1.1.2 Vai trò của cholesterol trong cơ thể
Khoảng 80% lượng cholesterol trong cơ thể được chuyển thành cholic acid tại gan,
cholic acid sẽ kết hợp với các thành phần khác hình thành muối mật có tác dụng xác
tác trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất béo.
- Một tỷ lệ nhỏ cholesterol được sử dụng theo các con đường:
+ Được tuyến thượng thận sử dụng để tổng hợp hormone vỏ tuyến thượng thận,
+ Hình thành estrogen và progesterol tại buồng trứng,
+ Được dịch hoàn sử dụng để tổng hợp testostereone,
+ Cholesterol tham gia cấu trúc màng tế bào,
+ Một lượng nhỏ cholesterol có mặt tại biểu bì da, cùng với các chất béo khác,
cholesterol tạo cho da các chức năng:
Kháng lại việc hấp thu các chất hòa tan trong nước
Kháng tác động của nhiều hóa chất
Ngăn cản quá trình bốc hơi nước từ da
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất
cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó
được sản xuất hàng ngày trong gan, mỗi ngày từ 1,5g – 2g.
Trong máu người, lượng cholesterol thường dao động trong khoảng từ 3.6 mM
đến 7.8 mM, và trong cơ thể người khoẻ mạnh, tổng lượng cholesterol xấp xỉ 5.2mM.
Tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại sản sinh ra lượng cholesterol nhiều hơn mức cần thiết,
tạo ra một lượng cholesterol dư thừa luân chuyển trong dòng máu và là tác nhân liên
quan chặt chẽ với rất nhiều bệnh hiểm cùng kiệt như: bệnh tim mạch vành, xơ cứng động
mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh nghẽn mạch máu não, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng
huyết áp,… Do đó xác định chính xác và khống chế nồng độ cholesterol trong máu ở
mức cho phép là việc rất cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên.
Trong đề tài này, công nghệ chế tạo linh kiện nano (nanofabrication) sẽ được dùng
để chế tạo sợi nano vàng trên đế silic có lớp cách điện SiO2/SiN. Sau đó, trên bề mặt
của các sợi vàng này, enzyme cholesterol oxidase được cố định thông qua những
nhóm chức năng như –SH, –CHO và –NH2 để tạo nên hệ kết hợp sợi nano vàng –
enzyme, và tạo thành cảm biến sinh học, sử dụng cho việc định lượng cholesterol.
Với hệ cảm biến nano sinh học này, cholesterol bị oxi hoá bởi cholesterol oxidase
(ChOx) để thu được đồng thời hai sản phẩm là ketone và hydrogen peroxide (H2O2).
Nồng độ H2O2 tạo ra sẽ được đo bởi phép đo điện hóa quét thế vòng tuần hoàn (CV–
cyclic voltammetry), từ đó cho phép xác định được hàm lượng cholesterol tương ứng
trong dung dịch, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu chế tạo một bộ cảm biến hoàn chỉnh
để xác định nồng độ cholesterol toàn phần trong máu người.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về cholesterol và cảm biến sinh học
1.1.1 Tổng quan về cholesterol
1.1.1.1 Cholesterol là gì?
Cholesterol có tên gọi xuất phát từ tiếng Hi Lạp chole- (mật) và stereos (rắn), vì nó
được phát hiện lần đầu ở dạng rắn trong sỏi mật.
Cholesterol là một dạng chất béo có trong máu, có vai trò tạo nên lớp màng cho
các tế bào, được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể hay do cơ thể hấp thu
được qua ăn uống. Cholesterol có mặt ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, không hòa tan
trong máu mà lưu thông khắp nơi nhờ vào sự hỗ trợ của các chất “protein vận
chuyển” (transporter protein).
Cholesterol có nhiều loại khác nhau, thường gặp là ba loại có tác động tới sức
khỏe đó là cholesterol HDL (High-density lipoprotein), cholesterol LDL (Low-density
lipoprotein) và chất béo triglyceride. Trong khi cholesterol HDL được xem là tốt vì
giảm được lượng chất béo dư thừa trong cơ thể bằng cách chuyển chúng từ hệ thống
động mạch tới gan để xử lý và thải ra ngoài, thì cholesterol LDL bị xem là xấu do tích
tụ nhiều ở động mạch khiến động mạch ngày càng hẹp đi, cản trở tuần hoàn máu, dễ
dẫn đến các bệnh tim mạch cũng như nhiều sự cố khác.
Lượng cholesterol trong máu cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di
truyền, chế độ dinh dưỡng, béo phì, tuổi tác, giới tính, thói quen sinh hoạt… Lượng
cholesterol trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng các chất béo dư thừa bám vào thành
mạch máu, lâu ngày khiến chúng bị chai (bệnh xơ cứng động mạch) hay thu nhỏ lại,
gây cản trở tuần hoàn máu, dẫn đến nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tai
biến mạch máu não.
Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl CoA theo đường HMG-CoA
reductase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20–25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày
(~1 g/ngày) xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng
thận và cơ quan sinh sản. Với một người khoảng 68 kg, tổng lượng cholesterol trung
bình trong cơ thể khoảng 35g (35.000 mg). Trong một ngày lượng nội sinh trung bình
khoảng 1000 mg và từ thức ăn trung bình khoảng 200 đến 300 mg. Sự di chuyển
cholesterol trong cơ thể có tính chất tuần hoàn, nó được bài tiết ở gan qua mật đến cơ
quan tiêu hóa. Khoảng 50% lượng cholesterol bài tiết được tái hấp thu ở ruột non vào
hệ tuần hoàn. Phytosterols có thể cạnh tranh với cholesterol trong công tác tái hập thu
của ruột vì vậy làm suy giảm độ tái hấp thu của cholesterol vào máu. [1-3]
Một số thông tin cơ bản:
- Công thức phân tử: C27H46O
- Tên IUPAC: (3β)-cholest-5-en-3-ol
- Tên khoa học: 2,15-dimethyl-14-(1,5-dimethylhexyl)tetracyclo
[8.7.0.02,7.011,15] heptacos -7-en-5-ol
- Khối lượng phân tử: 386.65 g/mol
- Hình dạng: tinh thể rắn màu trắng
- Khối lượng riêng: 1.052 g/cm3
- Nhiệt độ nóng chảy: 148-150ºC
- Nhiệt độ sôi: 360 ºC (phân hủy)
- Độ tan trong nước: 0.095mg/L
- Tan trong các dung môi: acetone, benzene, chloroform, ethanol, ether, hexan,
methanol, isopropyl myristate.
1.1.1.2 Vai trò của cholesterol trong cơ thể
Khoảng 80% lượng cholesterol trong cơ thể được chuyển thành cholic acid tại gan,
cholic acid sẽ kết hợp với các thành phần khác hình thành muối mật có tác dụng xác
tác trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất béo.
- Một tỷ lệ nhỏ cholesterol được sử dụng theo các con đường:
+ Được tuyến thượng thận sử dụng để tổng hợp hormone vỏ tuyến thượng thận,
+ Hình thành estrogen và progesterol tại buồng trứng,
+ Được dịch hoàn sử dụng để tổng hợp testostereone,
+ Cholesterol tham gia cấu trúc màng tế bào,
+ Một lượng nhỏ cholesterol có mặt tại biểu bì da, cùng với các chất béo khác,
cholesterol tạo cho da các chức năng:
Kháng lại việc hấp thu các chất hòa tan trong nước
Kháng tác động của nhiều hóa chất
Ngăn cản quá trình bốc hơi nước từ da
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links