Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Hoa quả sau khi thu hoạch vẫn là những tế tào sống và vẫn tiếp tục các hoạt
động hô hấp và trao đổi chất thông qua một số quá trình biến đổi. Chính những biến
đổi này làm cho quả nhanh chín, nhanh già, nhũn... dẫn tới hỏng nếu không áp dụng
biện pháp đặc biệt để làm chậm quá trình này.
Trước nhu cầu bức thiết về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, từ lâu đã có
nhiều công trình nghiên cứu trong nước nhằm tìm ra cách thức bảo quản rau quả có
hiệu quả phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một số qui trình bảo quản sơ bộ đã được
công bố như phương pháp rửa kết hợp thanh trùng nhẹ cho một số loại rau quả.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như xử lý nhiệt, hoá chất, bảo quản trong
một số loại bao bì. Các phương pháp này có thể kéo dài thời hạn bảo quản của hoa
quả nhưng không nhiều, mặt khác lại không giữ được giá trị cảm quan bên ngoài
cho hoa quả nên việc áp dụng trong thực tế chưa được rộng rãi.
Hiện nay, có 2 công nghệ bảo quản hoa quả đang được nghiên cứu và sử
dụng khá phổ biến là bảo quản bằng lớp phủ ăn được và bảo quản bằng màng bao
gói khí quyển biến đổi (MAP).
Lớp phủ ăn được áp dụng trực tiếp trên bề mặt quả bằng cách nhúng, phun
hay quét để tạo ra một khí quyển biến đổi. Lớp màng bán thấm tạo thành trên bề
mặt hoa quả sẽ giảm bớt quá trình hô hấp và kiểm soát sự mất độ ẩm, nhờ đó duy trì
chất lượng và kéo dài thời hạn sử dụng của quả tươi. Các loại rau quả được chọn để
bảo quản cũng rất đa dạng như cà chua, cam, bưởi, vải, nhãn, dứa, hồng, xoài... Hầu
hết các nghiên cứu đều cho kết quả khả quan.
Công nghệ thứ hai là bảo quản bằng màng bao gói khí quyển biến đổi. Đây là
phương pháp bảo quản mà quả được đựng trong túi màng mỏng có tính thẩm thấu
chọn lọc hay đựng trong sọt có lót màng bao gói. Thậm chí quả còn được đựng
trong container lớn được lót bằng vật liệu tổng hợp có tính thẩm thấu chọn lọc đối
với các loại khí.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu bảo quản quả bằng màng polyme gần đây bắt
đầu được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình đã công bố cho thấy
các nghiên cứu đều tập trung vào việc sử dụng màng MAP và dung dịch tạo lớp phủ
ăn được nhập ngoại để bảo quản quả mà chưa có công trình nào đề cập chế tạo các
vật liệu này. Với mong muốn góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết mà thực
tế đặt ra, đề tài “Nghiên cứu chế tạo và tính chất của màng polyme ứng dụng để
bảo quản quả” nhằm nghiên cứu và chế tạo vật liệu có thể đáp ứng nhu cầu bảo
quản rau quả sau thu hoạch, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Với mục tiêu đó, những nhiệm vụ mà luận án phải thực hiện là:
a) Nghiên cứu chế tạo vật liệu dạng dung dịch từ shellac
- Tạo màng và xác định tính chất của màng shellac với chất hóa dẻo (hình
thái học, tính chất cơ lý, tính chất nhiệt của màng).
b) Nghiên cứu chế tạo vật liệu bảo quản quả dạng nhũ tương polyvinyl axetat
(PVAc)
- Nghiên cứu quá trình tổng hợp PVAc bằng phương pháp trùng hợp nhũ
tương;
- Sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá độ chuyển hóa, độ bền nhũ,
trọng lượng phân tử trung bình (TLPTTB), hình thái học bề mặt, cấu trúc, tính chất
nhiệt của sản phẩm.
c) Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP)
trên cơ sở polyethylen (PE) với các phụ gia vô cơ
- Nghiên cứu quá trình trộn và cắt hạt nhựa, phân tích khả năng trộn và phân
tán phụ gia đồng thời sử dụng một số phương pháp phân tích đánh giá.
- Nghiên cứu quá trình thổi màng và đánh giá các tính chất của màng MAP
(chiều dày màng, hình thái học bề mặt, tính chất cơ lý, độ bền mối hàn).
d) Nghiên cứu và thử nghiệm vật liệu bảo quản cho 2 loại quả (vải và mận),
đánh giá các tính chất của quả trong quá trình bảo quản: hao hụt khối lượng, tỷ lệ hư
hỏng, hàm lượng đường, độ cứng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các phương pháp bảo quản rau, quả tươi sau thu hoạch
Hầu hết quá trình suy giảm khối lượng và chất lượng của hoa quả tươi đều
diễn ra trong giai đoạn từ khi thu hoạch đến khi tiêu thụ. Ước tính tỷ lệ tổn thất hoa
quả sau thu hoạch do hư hỏng có thể lên tới 20-80% [1]. Nguyên nhân là do hoa quả
sau khi thu hoạch vẫn là những tế bào sống và vẫn tiếp tục các hoạt động hô hấp và
trao đổi chất thông qua một số quá trình biến đổi. Chính những biến đổi này làm
cho hoa quả nhanh chín, nhanh già, nhũn… dẫn tới hỏng nếu không áp dụng biện
pháp đặc biệt để làm chậm các quá trình này [2]. Rau quả sau thu hoạch thường trải
qua một số biến đổi như: biến đổi sinh hoá, biến đổi vật lý và biến đổi hoá học.
Hiểu rõ đặc tính hô hấp của quả tươi cũng như cơ chế của những biến đổi trên có
thể kéo dài thời hạn bảo quản của chúng.
1.1.1. Trao đổi chất sau thu hoạch và bảo quản các sản phẩm tươi
1.1.1.1. Quá trình chín và thời hạn sử dụng
Quá trình chín là một quá trình thoái hóa được điều chỉnh nội sinh dẫn đến
hỏng và thối rữa không thể dừng lại nhưng chỉ có thể làm chậm lại. Trong khi hư
hỏng và thối rữa góp phần quan trọng làm tổn thất sau thu hoạch, thì quá trình chín
gây ra tổn thất thậm chí còn cao hơn. Trong quá trình chín, sản phẩm dễ bị tổn
thương do nấm tấn công. Tất cả các hoocmôn tố thực vật chính bao gồm auxin,
giberela, cytokinin, abscisic axit và đặc biệt là etylen, đều gây ảnh hưởng tới một
trong các quá trình chín và lão hóa [3]. Tuy nhiên, lão hóa đi kèm với quá trình chín
của quả. Khái niệm và phân biệt giữa 2 hiện tượng này là khá khó khăn và đôi khi
còn gây nhầm lẫn. Quá trình lão hóa là một quá trình tự nhiên và thoái hóa liên quan
đến sự già hóa. Đặc trưng của quá trình lão hóa đối với sản phẩm tươi sau thu hoạch
có thể được mô tả bởi những thay đổi như làm giảm clorophyl, thoái hóa màng tế
bào, giảm hàm lượng RNA và protein, làm biến đổi cấu trúc (có thể dẫn đến làm
mềm và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực)… [4].
1.1.1.2. Hô hấp
Hô hấp là quá trình trao đổi chất quan trọng nhất diễn ra trong bất kỳ tế bào
sống nào. Hô hấp được mô tả là sự phân hủy oxy hóa của các chất nền phức tạp có
trong tế bào, chẳng hạn như cacbohydrat, protein và chất béo thành những phân tử
đơn giản hơn (CO2 và H2O) với việc sản sinh năng lượng và các phân tử khác được
sử dụng bởi tế bào cho các phản ứng tổng hợp. Mục đích chính của hô hấp là để
cung cấp năng lượng và các chất giúp tế bào thực hiện các phản ứng trao đổi chất
cần thiết cho việc duy trì tổ chức tế bào [5].
Hô hấp có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hay kỵ khí, tùy thuộc vào sự
sẵn có của oxy. Đối với rau, quả sau thu hoạch, phần lớn năng lượng được cung cấp
bởi hô hấp hiếu khí, chủ yếu liên quan đến ba con đường trao đổi chất: chuyển hóa
glucozit, chu kỳ tricacboxylic axit (TCA) và vận chuyển electron. Tuy nhiên, trong
điều kiện mức độ nồng độ oxy thấp (thường nhỏ hơn 1-2% đối với thực vật), hô hấp
kỵ khí (lên men) được bắt đầu, trong đó pyruvat chủ yếu bị chuyển hóa thành etanol
và axetalđehyt [6].
Hô hấp cũng là một chỉ số tuyệt vời của vấn đề trao đổi chất; nó cũng có thể
được dùng như một tiêu chuẩn hữu ích cho việc bảo quản sản phẩm tươi. Mặc dù
mối liên hệ chính xác giữa hô hấp và thời hạn sử dụng đã không được cụ thể ở
phạm vi nhất định, tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm liên quan đến tốc độ hô hấp của
chúng. Sản phẩm có tốc độ hô hấp thấp (táo, hành tây, khoai tây, cà rốt...) có thể
bảo quản dài hơn trong khi sản phẩm hô hấp nhanh, như dâu tây và nấm có thời hạn
bảo quản ngắn. Như vậy, sản phẩm trồng trọt có thể được phân loại vào nhóm khác
nhau về khả năng bảo quản tốc độ hô hấp của chúng [7].
Do tốc độ hô hấp là một chỉ số quan trọng của quá trình trao đổi chất của sản
phẩm sau thu hoạch, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ này sẽ được xem xét chính
trong quá trình bảo quản rau quả tươi sau thu hoạch. Nhiều công nghệ bảo quản sản
phẩm tươi liên quan đến hô hấp nhờ điều khiển điều kiện môi trường (ví dụ như
nhiệt độ thấp và khí quyển biến đổi O2 thấp và CO2 cao) [8, 9].
1.1.1.3. Hao hụt do thoát hơi nước
Mất nước có thể gây ra những thay đổi không mong muốn về ngoại quan như
héo và quắt, làm mềm tế bào, hụt trọng lượng và làm thay đổi hương vị. Nó cũng
gây mất nước, làm tăng tốc quá trình lão hóa. Hầu hết rau quả không còn khả năng
thương mại hóa khi chúng bị mất đi 5-10% trọng lượng tươi. Nước mất chủ yếu là
do sự thoát hơi của sản phẩm tươi [10]. Động lực của quá trình vận chuyển ẩm là
gradient áp suất hơi từ bề mặt sản phẩm đến môi trường bảo quản. Trừ khi áp suất
hơi nước trong khí quyển bảo quản cân bằng áp suất trên bề mặt sản phẩm, còn lại
thì hàm lượng ẩm sẽ liên tục bay hơi khỏi vỏ sản phẩm. Như vậy, các đặc điểm của
sản phẩm như cấu trúc bề mặt của lớp biểu bì và diện tích bề mặt riêng của quả tiếp
xúc với không khí ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bay hơi. Áp suất hơi nước trên bề
mặt sản phẩm thường gần bằng áp suất hơi nước bão hòa tại nhiệt độ nhất định,
trong khi trong không khí bảo quản áp suất hơi nước sẽ thấp hơn so với hơi bão hòa.
Vì nhiều yếu tố có liên quan đến thoát hơi, một thuật ngữ tổng quát được gọi là "hệ
số thoát hơi" được sử dụng trong thực tế để định lượng quá trình thoát hơi nước
[11].
Trao đổi chất, tốc độ thoát hơi cũng có liên quan với quá trình trao đổi chất hô
hấp. Tốc độ sản sinh ra nước liên quan trực tiếp đến tỷ lệ hấp thụ O2 và sinh nhiệt.
Người ta ước tính rằng chỉ có 42% lượng nhiệt có thể được sử dụng cho các phản
ứng tổng hợp, phần nhiệt còn lại này được sử dụng cho bay hơi. Bất kỳ phương
pháp nào làm giảm tốc độ hô hấp đều có thể góp phần giảm thoát hơi. Tuy nhiên, rất
ít biết về thoát hơi trong điều kiện khí quyển biến đổi. Mặc dù không thể ngăn ngừa
sự thoát hơi, nhưng một số biện pháp có thể làm giảm hao hụt thoát hơi, chẳng hạn
như việc bảo quản ở độ ẩm cao, bao phim từng sản phẩm, và nhiệt độ thấp, có thể
làm tăng độ ẩm tương đối trong luồng bảo quản sản phẩm [12-14].
1.1.1.4. Các yếu tố gây suy giảm chất lượng
Rối loạn sinh lý: Sản phẩm tươi thường bị các rối loạn sinh lý khác nhau có
nguồn gốc từ việc tiếp xúc với nhiệt độ không mong muốn, C2H4, O2 thấp (<1%),
CO2 cao (> 12%) và sự mất cân bằng dinh dưỡng. Trong số các điều kiện môi
trường bất lợi gây ra rối loạn sinh lý, bảo quản ở nhiệt độ quá thấp thường hay gặp
Kết quả thu được cho thấy, tất cả các mẫu đều chỉ có một dạng giản đồ
TGA. Mẫu màng có phụ gia có độ bền nhiệt cao hơn so với màng PE, nhiệt
độ bắt đầu phân huỷ lớn hơn và tổn hao trọng lượng ở 4950C nhỏ hơn. Điều
này có thể giải thích do độ bền nhiệt của phụ gia lớn hơn rất nhiều so với
nhựa PE nên đã phân tán nhiệt nhận được, do vậy mà có độ bền nhiệt lớn hơn
so với mẫu đối chứng.
So sánh từng loại phụ gia ta nhận thấy mẫu chứa phụ gia bentonit có độ
bền nhiệt lớn hơn so với 2 mẫu còn lại. Độ bền nhiệt của mẫu có chứa phụ gia
zeolit và silica khá bằng nhau. Điều này có thể là do độ bền nhiệt của bentonit
lớn hơn hai phụ gia còn lại. Mẫu CE44 có độ bền nhiệt cao hơn so với mẫu
PE, tuy nhiên cũng chỉ tương đương với các mẫu có phụ gia còn lại.
* Nhiệt vi sai quét (DSC): Giản đồ DSC của các loại màng MAP được
trình bày trên hình 3.29.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
Hoa quả sau khi thu hoạch vẫn là những tế tào sống và vẫn tiếp tục các hoạt
động hô hấp và trao đổi chất thông qua một số quá trình biến đổi. Chính những biến
đổi này làm cho quả nhanh chín, nhanh già, nhũn... dẫn tới hỏng nếu không áp dụng
biện pháp đặc biệt để làm chậm quá trình này.
Trước nhu cầu bức thiết về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, từ lâu đã có
nhiều công trình nghiên cứu trong nước nhằm tìm ra cách thức bảo quản rau quả có
hiệu quả phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một số qui trình bảo quản sơ bộ đã được
công bố như phương pháp rửa kết hợp thanh trùng nhẹ cho một số loại rau quả.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như xử lý nhiệt, hoá chất, bảo quản trong
một số loại bao bì. Các phương pháp này có thể kéo dài thời hạn bảo quản của hoa
quả nhưng không nhiều, mặt khác lại không giữ được giá trị cảm quan bên ngoài
cho hoa quả nên việc áp dụng trong thực tế chưa được rộng rãi.
Hiện nay, có 2 công nghệ bảo quản hoa quả đang được nghiên cứu và sử
dụng khá phổ biến là bảo quản bằng lớp phủ ăn được và bảo quản bằng màng bao
gói khí quyển biến đổi (MAP).
Lớp phủ ăn được áp dụng trực tiếp trên bề mặt quả bằng cách nhúng, phun
hay quét để tạo ra một khí quyển biến đổi. Lớp màng bán thấm tạo thành trên bề
mặt hoa quả sẽ giảm bớt quá trình hô hấp và kiểm soát sự mất độ ẩm, nhờ đó duy trì
chất lượng và kéo dài thời hạn sử dụng của quả tươi. Các loại rau quả được chọn để
bảo quản cũng rất đa dạng như cà chua, cam, bưởi, vải, nhãn, dứa, hồng, xoài... Hầu
hết các nghiên cứu đều cho kết quả khả quan.
Công nghệ thứ hai là bảo quản bằng màng bao gói khí quyển biến đổi. Đây là
phương pháp bảo quản mà quả được đựng trong túi màng mỏng có tính thẩm thấu
chọn lọc hay đựng trong sọt có lót màng bao gói. Thậm chí quả còn được đựng
trong container lớn được lót bằng vật liệu tổng hợp có tính thẩm thấu chọn lọc đối
với các loại khí.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu bảo quản quả bằng màng polyme gần đây bắt
đầu được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình đã công bố cho thấy
các nghiên cứu đều tập trung vào việc sử dụng màng MAP và dung dịch tạo lớp phủ
ăn được nhập ngoại để bảo quản quả mà chưa có công trình nào đề cập chế tạo các
vật liệu này. Với mong muốn góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết mà thực
tế đặt ra, đề tài “Nghiên cứu chế tạo và tính chất của màng polyme ứng dụng để
bảo quản quả” nhằm nghiên cứu và chế tạo vật liệu có thể đáp ứng nhu cầu bảo
quản rau quả sau thu hoạch, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Với mục tiêu đó, những nhiệm vụ mà luận án phải thực hiện là:
a) Nghiên cứu chế tạo vật liệu dạng dung dịch từ shellac
- Tạo màng và xác định tính chất của màng shellac với chất hóa dẻo (hình
thái học, tính chất cơ lý, tính chất nhiệt của màng).
b) Nghiên cứu chế tạo vật liệu bảo quản quả dạng nhũ tương polyvinyl axetat
(PVAc)
- Nghiên cứu quá trình tổng hợp PVAc bằng phương pháp trùng hợp nhũ
tương;
- Sử dụng các phương pháp phân tích đánh giá độ chuyển hóa, độ bền nhũ,
trọng lượng phân tử trung bình (TLPTTB), hình thái học bề mặt, cấu trúc, tính chất
nhiệt của sản phẩm.
c) Nghiên cứu công nghệ chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP)
trên cơ sở polyethylen (PE) với các phụ gia vô cơ
- Nghiên cứu quá trình trộn và cắt hạt nhựa, phân tích khả năng trộn và phân
tán phụ gia đồng thời sử dụng một số phương pháp phân tích đánh giá.
- Nghiên cứu quá trình thổi màng và đánh giá các tính chất của màng MAP
(chiều dày màng, hình thái học bề mặt, tính chất cơ lý, độ bền mối hàn).
d) Nghiên cứu và thử nghiệm vật liệu bảo quản cho 2 loại quả (vải và mận),
đánh giá các tính chất của quả trong quá trình bảo quản: hao hụt khối lượng, tỷ lệ hư
hỏng, hàm lượng đường, độ cứng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các phương pháp bảo quản rau, quả tươi sau thu hoạch
Hầu hết quá trình suy giảm khối lượng và chất lượng của hoa quả tươi đều
diễn ra trong giai đoạn từ khi thu hoạch đến khi tiêu thụ. Ước tính tỷ lệ tổn thất hoa
quả sau thu hoạch do hư hỏng có thể lên tới 20-80% [1]. Nguyên nhân là do hoa quả
sau khi thu hoạch vẫn là những tế bào sống và vẫn tiếp tục các hoạt động hô hấp và
trao đổi chất thông qua một số quá trình biến đổi. Chính những biến đổi này làm
cho hoa quả nhanh chín, nhanh già, nhũn… dẫn tới hỏng nếu không áp dụng biện
pháp đặc biệt để làm chậm các quá trình này [2]. Rau quả sau thu hoạch thường trải
qua một số biến đổi như: biến đổi sinh hoá, biến đổi vật lý và biến đổi hoá học.
Hiểu rõ đặc tính hô hấp của quả tươi cũng như cơ chế của những biến đổi trên có
thể kéo dài thời hạn bảo quản của chúng.
1.1.1. Trao đổi chất sau thu hoạch và bảo quản các sản phẩm tươi
1.1.1.1. Quá trình chín và thời hạn sử dụng
Quá trình chín là một quá trình thoái hóa được điều chỉnh nội sinh dẫn đến
hỏng và thối rữa không thể dừng lại nhưng chỉ có thể làm chậm lại. Trong khi hư
hỏng và thối rữa góp phần quan trọng làm tổn thất sau thu hoạch, thì quá trình chín
gây ra tổn thất thậm chí còn cao hơn. Trong quá trình chín, sản phẩm dễ bị tổn
thương do nấm tấn công. Tất cả các hoocmôn tố thực vật chính bao gồm auxin,
giberela, cytokinin, abscisic axit và đặc biệt là etylen, đều gây ảnh hưởng tới một
trong các quá trình chín và lão hóa [3]. Tuy nhiên, lão hóa đi kèm với quá trình chín
của quả. Khái niệm và phân biệt giữa 2 hiện tượng này là khá khó khăn và đôi khi
còn gây nhầm lẫn. Quá trình lão hóa là một quá trình tự nhiên và thoái hóa liên quan
đến sự già hóa. Đặc trưng của quá trình lão hóa đối với sản phẩm tươi sau thu hoạch
có thể được mô tả bởi những thay đổi như làm giảm clorophyl, thoái hóa màng tế
bào, giảm hàm lượng RNA và protein, làm biến đổi cấu trúc (có thể dẫn đến làm
mềm và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực)… [4].
1.1.1.2. Hô hấp
Hô hấp là quá trình trao đổi chất quan trọng nhất diễn ra trong bất kỳ tế bào
sống nào. Hô hấp được mô tả là sự phân hủy oxy hóa của các chất nền phức tạp có
trong tế bào, chẳng hạn như cacbohydrat, protein và chất béo thành những phân tử
đơn giản hơn (CO2 và H2O) với việc sản sinh năng lượng và các phân tử khác được
sử dụng bởi tế bào cho các phản ứng tổng hợp. Mục đích chính của hô hấp là để
cung cấp năng lượng và các chất giúp tế bào thực hiện các phản ứng trao đổi chất
cần thiết cho việc duy trì tổ chức tế bào [5].
Hô hấp có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hay kỵ khí, tùy thuộc vào sự
sẵn có của oxy. Đối với rau, quả sau thu hoạch, phần lớn năng lượng được cung cấp
bởi hô hấp hiếu khí, chủ yếu liên quan đến ba con đường trao đổi chất: chuyển hóa
glucozit, chu kỳ tricacboxylic axit (TCA) và vận chuyển electron. Tuy nhiên, trong
điều kiện mức độ nồng độ oxy thấp (thường nhỏ hơn 1-2% đối với thực vật), hô hấp
kỵ khí (lên men) được bắt đầu, trong đó pyruvat chủ yếu bị chuyển hóa thành etanol
và axetalđehyt [6].
Hô hấp cũng là một chỉ số tuyệt vời của vấn đề trao đổi chất; nó cũng có thể
được dùng như một tiêu chuẩn hữu ích cho việc bảo quản sản phẩm tươi. Mặc dù
mối liên hệ chính xác giữa hô hấp và thời hạn sử dụng đã không được cụ thể ở
phạm vi nhất định, tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm liên quan đến tốc độ hô hấp của
chúng. Sản phẩm có tốc độ hô hấp thấp (táo, hành tây, khoai tây, cà rốt...) có thể
bảo quản dài hơn trong khi sản phẩm hô hấp nhanh, như dâu tây và nấm có thời hạn
bảo quản ngắn. Như vậy, sản phẩm trồng trọt có thể được phân loại vào nhóm khác
nhau về khả năng bảo quản tốc độ hô hấp của chúng [7].
Do tốc độ hô hấp là một chỉ số quan trọng của quá trình trao đổi chất của sản
phẩm sau thu hoạch, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ này sẽ được xem xét chính
trong quá trình bảo quản rau quả tươi sau thu hoạch. Nhiều công nghệ bảo quản sản
phẩm tươi liên quan đến hô hấp nhờ điều khiển điều kiện môi trường (ví dụ như
nhiệt độ thấp và khí quyển biến đổi O2 thấp và CO2 cao) [8, 9].
1.1.1.3. Hao hụt do thoát hơi nước
Mất nước có thể gây ra những thay đổi không mong muốn về ngoại quan như
héo và quắt, làm mềm tế bào, hụt trọng lượng và làm thay đổi hương vị. Nó cũng
gây mất nước, làm tăng tốc quá trình lão hóa. Hầu hết rau quả không còn khả năng
thương mại hóa khi chúng bị mất đi 5-10% trọng lượng tươi. Nước mất chủ yếu là
do sự thoát hơi của sản phẩm tươi [10]. Động lực của quá trình vận chuyển ẩm là
gradient áp suất hơi từ bề mặt sản phẩm đến môi trường bảo quản. Trừ khi áp suất
hơi nước trong khí quyển bảo quản cân bằng áp suất trên bề mặt sản phẩm, còn lại
thì hàm lượng ẩm sẽ liên tục bay hơi khỏi vỏ sản phẩm. Như vậy, các đặc điểm của
sản phẩm như cấu trúc bề mặt của lớp biểu bì và diện tích bề mặt riêng của quả tiếp
xúc với không khí ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bay hơi. Áp suất hơi nước trên bề
mặt sản phẩm thường gần bằng áp suất hơi nước bão hòa tại nhiệt độ nhất định,
trong khi trong không khí bảo quản áp suất hơi nước sẽ thấp hơn so với hơi bão hòa.
Vì nhiều yếu tố có liên quan đến thoát hơi, một thuật ngữ tổng quát được gọi là "hệ
số thoát hơi" được sử dụng trong thực tế để định lượng quá trình thoát hơi nước
[11].
Trao đổi chất, tốc độ thoát hơi cũng có liên quan với quá trình trao đổi chất hô
hấp. Tốc độ sản sinh ra nước liên quan trực tiếp đến tỷ lệ hấp thụ O2 và sinh nhiệt.
Người ta ước tính rằng chỉ có 42% lượng nhiệt có thể được sử dụng cho các phản
ứng tổng hợp, phần nhiệt còn lại này được sử dụng cho bay hơi. Bất kỳ phương
pháp nào làm giảm tốc độ hô hấp đều có thể góp phần giảm thoát hơi. Tuy nhiên, rất
ít biết về thoát hơi trong điều kiện khí quyển biến đổi. Mặc dù không thể ngăn ngừa
sự thoát hơi, nhưng một số biện pháp có thể làm giảm hao hụt thoát hơi, chẳng hạn
như việc bảo quản ở độ ẩm cao, bao phim từng sản phẩm, và nhiệt độ thấp, có thể
làm tăng độ ẩm tương đối trong luồng bảo quản sản phẩm [12-14].
1.1.1.4. Các yếu tố gây suy giảm chất lượng
Rối loạn sinh lý: Sản phẩm tươi thường bị các rối loạn sinh lý khác nhau có
nguồn gốc từ việc tiếp xúc với nhiệt độ không mong muốn, C2H4, O2 thấp (<1%),
CO2 cao (> 12%) và sự mất cân bằng dinh dưỡng. Trong số các điều kiện môi
trường bất lợi gây ra rối loạn sinh lý, bảo quản ở nhiệt độ quá thấp thường hay gặp
Kết quả thu được cho thấy, tất cả các mẫu đều chỉ có một dạng giản đồ
TGA. Mẫu màng có phụ gia có độ bền nhiệt cao hơn so với màng PE, nhiệt
độ bắt đầu phân huỷ lớn hơn và tổn hao trọng lượng ở 4950C nhỏ hơn. Điều
này có thể giải thích do độ bền nhiệt của phụ gia lớn hơn rất nhiều so với
nhựa PE nên đã phân tán nhiệt nhận được, do vậy mà có độ bền nhiệt lớn hơn
so với mẫu đối chứng.
So sánh từng loại phụ gia ta nhận thấy mẫu chứa phụ gia bentonit có độ
bền nhiệt lớn hơn so với 2 mẫu còn lại. Độ bền nhiệt của mẫu có chứa phụ gia
zeolit và silica khá bằng nhau. Điều này có thể là do độ bền nhiệt của bentonit
lớn hơn hai phụ gia còn lại. Mẫu CE44 có độ bền nhiệt cao hơn so với mẫu
PE, tuy nhiên cũng chỉ tương đương với các mẫu có phụ gia còn lại.
* Nhiệt vi sai quét (DSC): Giản đồ DSC của các loại màng MAP được
trình bày trên hình 3.29.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links