daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đồ án tốt nghiệp HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5G
Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 2
I.Giới thiệu chung 2
1.Lịch sử ra đời và phát triển 2
2. Phân loại hệ thống thông tin di động 4
II. Một số thế hệ mạng di động 7
1.Hệ thống thông tin di động thế hệ 1G (First Generation) 9
2.Hệ thống thông tin di động thế hệ 2G (Second Generation) 12
3.Hệ thống thông tin di động thế hệ 3G (Third Generation) 13
III. Kết luận chương I 16
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ 17
TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G 17
I.Giới thiệu chung 17
II.Mô hình cấu trúc mạng 4G 18
1.Yêu cầu cấu trúc mạng mới của mạng 4G 18
2.Một số kỹ thuật mới nhằm làm tăng tốc độ đường truyền 21
3.Mô hình cấu trúc mạng 4G 25
III.Công nghệ mạng 4G 27
1.Công nghệ tiền 4G 27
2.Công nghệ LTE Advanced của thế hệ 4G 31
IV. Kết luận chương II 44
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 5G 45
I.Giới thiệu chung 45
II.Cấu trúc mạng 5G 51
1.Flatter IP network 52
2.Hệ thống Aggregator 52
3.Công nghệ 5G 53
4.Cấu trúc mạng 5G giả định 57
III. Kết luận chương III 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, khi các ngành công nghiệp đang trên đà phát triển thì trong lĩnh vực công nghiệp viễn thông cũng đã và đang phát triển theo từng ngày với nhiều công nghệ mới và dịch vụ ưu đãi. Sự phát triển công nghệ theo xu hướng IP hóa và tích hợp các công nghệ mới. Trong những năm vừa qua mạng thông tin thế hệ thứ ba ra đời mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích như dịch vụ mới,… nhưng nó cũng có một số nhược điểm như tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 2Mbps cho nên rất khó cho việc download các loại file dữ liệu có dung lương lớn, khả năng đáp ứng thời gian thực như hội nghị truyền hình là chưa cao, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dùng, tính mở của mạng chưa cao và khả năng tích hợp các mạng khác chưa tốt,… . Do vậy phải có mạng di động mới để khắc phục những những nhược điểm này.
Từ đó, người ta đã bắt đầu nghiên cứu mạng di động mới có tên gọi là hệ thống mạng di động 4G.Việc nghiên cứu công nghệ mới giúp ta nắm bắt được xu hướng của các công nghệ hiện nay để đáp ứng các nhu cầu thị trường trong tương lai.
Do vậy em chọn đề tài "Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G".
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN
o Chương I : Tổng quan về hệ thống thông tin di động
o Chương II : Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G
o ChươngIII: Hệ thống thông tin di động 5G
Đề tài này có nhiều kiến thức mới mà nội dụng đồ án lại rộng, trong thời gian ngắn, việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên lý thuyết, dịch văn bản từ tiếng anh, kiến thức em còn hạn chế,… Do đề tài nghiên cứu mới khó có thể không tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn trong đồ án nên em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ, chỉ bảo thêm của thầy giáo, cô giáo và bạn bè.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
I.Giới thiệu chung
1.Lịch sử ra đời và phát triển
Ở cuối thế kỷ thứ 19 Marconi đã chỉ ra rằng thông tin vô tuyến có thể liên lạc trên cự ly xa, máy phát và máy thu có khả năng liên lạc di động với nhau. Nhưng thời đó người ta liên lạc chủ yếu bằng điện báo Morse.
Trong những năm 1895, hệ thống thông tin liên lạc không dây là một trong những hệ thống phát triển nhanh nhất của các thông tin liên lạc thời xưa. Nó sử dụng các dịch vụ băng thông rộng của di động.
Các khái niệm về hệ thống di động được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm AT & T Bell để giải quyết các vấn đề công suất các hệ thống thông tin di động đầu. Trái ngược với các thông tin di động: Đầu tiên hệ thống, mà chỉ có một trạm trung tâm (BS) bao phủ toàn bộ vùng phủ sóng khu vực, hệ thống tế bào phân chia vùng phủ sóng vào các tế bào không chồng chéo nhau và hoạt động với BS riêng của mình. Bằng cách khai thác một thực tế rằng sức mạnh của một tín hiệu truyền với khoảng cách, cùng một tần số tương tự có thể được tái sử dụng trong tiểu tế bào mà không cần giới thiệu nhiễu liên cell nặng.như một hệ quả, khả năng làm tăng đáng kể việc sử dụng gói của phổ tần số.
Đến năm 1928 sở cảnh sát Bayone – Mỹ đã bắt đầu triển khai mạng vô tuyến truyền thanh đầu tiên. Do là mạng vô tuyến truyền thanh đầu tiên nên các máy di động tốn nguồn và khá cồng kềnh được đặt trên ô tô để liên lạc về 1 trạmgốc BS ở trung tâm. Chất lượng liên lạc lại cực kỳ kém do đặc điểm địa hình truyền sóng di động rất phức tạp mà các máy chỉ gồm 10 đèn điện tử thực hiện các chức năng tối thiểu.
Hệ thống điện thoại cố định phát triển nhanh và hình thành mạng PSTN ( Public Switching Telephone Network) song suốt thời gian dài vô tuyến di động không phát triển do hạn chế về công nghệ. Mạng PSTN bao gồm đường dây điện thoại, cáp quang, truyền dẫn vi ba liên kết, các mạng di động, vệ tinh thông tin liên lạc, và dây cáp điện thoại dưới đáy biển, tất cả các kết nối với nhau bởi các trung tâm chuyển mạch, do đó cho phép hầu hết các máy điện thoại để liên lạc với nhau. Ban đầu là một mạng lưới các đường dây cố định tương tự hệ thống thoại. Mạng PSTN hiện nay gần như hoàn toàn kỹ thuật số trong của mạng lõi và bao gồm điện thoại di động và các mạng khác, cũng như điện thoại cố định.
Trong năm 1947 Bell Labs đã cho ra ý tưởng về mạng điện thoại di động tế bào: Các máy đi động được tự do và chuyển vùng từ vùng tế bào này sang vùng tế bào khác. Các tế bào được thiết kế nhằm phủ kín vùng phủ sóng ( là vùng địa lý được cung cấp dịch vụ di động), kết nối thành mạng thông qua chuyển mạch tổng đài đi động và được bố trí tại trung tâm vùng. Những người sử dụng di động có thể di chuyển được trong vùng phủ sóng của các trạm gốc (Base station).
Nhưng ý tưởng của Bell Labs đã không được sử dụng do hạn chế về mặt công nghệ.
Năm 1979 thì mạng di động tế bào đầu tiên đã được đưa vào sử dụng ở Mỹ và phát triển rất nhanh do doanh thu thu lớnvà tính thuận tiện trong việc sử dụng. Mạng đi động tế bào được ra đời nhờ các tiến bộ kỹ thuật về:
- Có các hệ thống chuyển mạch tự động với tốc độ chuyển mạch lớn, dung lương cao.
- Sử dụng kỹ thuật vi mạch : VLSI ra đời ( Very Large Scale Integrated Circuit) nó có thể tích hợp các linh kiện từ hàng trăm ngàn đến 106 transistor trong 1 máy điện thoại di động. Do vậy có thể giải quyết được những khó khăn trong việc truyền sóng di động.
Hệ thống thông tin di động tế bào số hay còn được gọi là hệ thống thông tin di động (Mobile Systems) là hệ thống thông tinliên lạc được truy cập với nhiều điểm khác nhau (access point or base stations) trên một vùng tế bào hay còn gọi là các Cell.
Cell (tế bào hay ô): là đơn vị cơ sở của mạng mà tại đó trạm MS ( trạm di động) tiến hành việc trao đổi các thông tin với mạng thông qua trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Stations)

Hình 1.1. Cấu trúc mạng tế bào
2. Phân loại hệ thống thông tin di động
2.1. Phân loại theo đặc tính tín hiệu.
- Analog: Thế hệ 1,thoại điều tần analog, các tín hiệu điều khiển đã được số hóa toàn bộ.
- Digital: Thế hệ 2 và cao hơn, thoại, điều khiển đều số hóa. Ngoài dịch vụ thoại nó còn có khả năng phục vụ các dịch vụ khác như truyền số liệu,.....
2.2. Phân loại theo cấu trúc hệ thống
- Các mạng vô tuyến tế bào: Cung cấp cac dịch vụ trên diện rộng với khả năng lưu động (roaming) toàn cầu (liên mạng).
- Vô tuyến viễn thông không dây (CT: Cordless Telecome) cung cấp dịch vụ trên diện hẹp, các giải pháp kỹ thuật đơn giản, không có khả năng roaming.
- Vành vô tuyến địa phương (WLL: Wireless Local Loop): Cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến với chất lương như điện thoại cố định cho một vành đai quanh một tram gốc, không có khả năng roaming. Mục đích nhằm cung cấp dịch vụ điện thoại cho các vùng mật độ dân cư thấp, mạng lưới điện thoại cố định chưa phát triển.
2.3. Phân loại theo cách đa truy nhập vô tuyến
a.Đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA
Mỗi thuê bao truy nhập mạng bằng 1 tần số, băng tần chung W được chia thành N kênh vô tuyến. Mỗi một thuê bao truy nhập và liên lạc trên kênh liên lạc trên kênh con trong suốt thời gian liên lạc.
+Ưu điểm: yêu cầu về đồng bộ không quá cao, thiết bị đơn giản.
+Nhược điểm:
- Thiết bị tram gốc cồng kềnh do có bao nhiêu kênh (tần số sóng mang kênh con) thì tại trạm gốc phải có bấy nhiêu máy thu phát.
- cần đảm bảo các khoảng cách bảo vệ giữa từng kênh bị sóng mang chiếm nhằm mục đích phòng ngừa sự không hoàn thiện của các bộ lọc và các bộ dao động. Các máy thu đường lên hay đường xuống chọn sóng mang cần thiết và theo tần số phù hợp.
Như vậy để đảm bảo FDMA tốt thì tần số phải được phân chia và quy hoạch thống nhất trên toàn thế giới.
b. Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA
Các phổ mà quy định cho liên lạc thông tin di động được chia ra thành các dải tần liên lạc, mỗi dải tần liên lạc này sẽ dùng chung cho N kênh liên lạc. Trong mỗi kênh liên lạc là một khe thời gian trong chu kỳ một khung. Các thuê bao dùng chung một tần số song luân phiên nhau về thời gian, mỗi thuê bao được chỉ định cho một khe thời gian trong cấu trúc khung.
+Ưu điểm:
-Trạm gốc đơn giản do với một tần số chỉ cần một máy thu phát phục vụ được nhiều người truy nhập và được phân biệt nhau về thời gian.
- Các tín hiệu của thuê bao được truyền dẫn số
-Giảm nhiễu giao thoa
+Nhược điểm:
-Yêu cầu về đồng bộ ngặt nghèo.
- Loại máy điện thoại di động mà dùng kỹ thuật số TDMA phức tạp hơn loại máy điện thoại di động dùng kỹ thuật FDMA. Hệ thống xử lý số đối với tín hiệu trong MS tương tự có khả năng xử lý không quá 106 lệnh trong một giây, còn trong MS số TDMA phải có khả năng xử lý hơn 50x106/s
c. Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA
Các thuê bao dùng chung một tần số trên suốt thời gian liên lạc. CDMA phân biệt nhau nhờ kỹ thuật mã trải phổ khác nhau, nhờ đó hầu như không gây nhiễu lẫn nhau.Những thiết bị mà người sử dụng được phân biệt với nhau nhờ dùng một mã đặc trưng, riêng biệt không trùng với ai.
+Ưu điểm:
-Hiệu quả sử dụng phổ cao, có khả năng chuyển vùng miền và đơn giản trong kế hoạch phân bổ tần số.
- Khả năng chống nhiễu và bảo mật cao, thiết bị trạm gốc đơn giản (1 máy thu phát).
- Dải tần tín hiệu hoạt động rộng hàng MHz .
- Những kỹ thuật trải phổ trong hệ thống truy nhập này cho phép tín hiệu vô tuyến sử dụng có cường độ trường hiệu quả hơn FDMA, TDMA
+Nhược điểm:
- Yêu cầu về đồng bộ và điều khiển công suất rất ngặt nghèo, chênh lệch công suất thu tại trạm gốc từ các máy di động trong một tế bào phải nhỏ hơn hay bằng 1dB, trái lại thì số kênh phục vụ được.
-Kỹ thuật trải phổ phức tạp.

Hình 1.2. Các công nghệ đa truy nhập
2.4. Phân loại theo cách song song
+ FDD (Frequecy Divition Duplex: Song công phân chia theo tần số). Nó đượcthu phát đồng thời ở 2 tần số khác nhau, phát 1 tần số và thu 1 tần số. Băng tần công tác gồm 2 dải tần dành cho đường lên up-link từ MS tới BS và đường xuống down-link từ BS tới MS. Đường lên luôn là dải tần thấp và MS có công suất nhỏ hơn, thường di động và có khả năng bị che khuất. Khi đó với giải pháp tần thấp hơn (bước sóng lớn hơn) thì khả năng bị che khuất giảm.
+ TDD (Time Divition Duplex: Song công phân chia theo thời gian). Một tần số chia 8 khe thời gian.Khung thời gian công tác được chia đôi, 1 nửa cho đường lên, 1 nửa cho đường xuống.
II. Một số thế hệ mạng di động
Các thế hệ di động khác nhau đều có bốn khía cạnh chính là:
- Truy cập vô tuyến
- Tốc độ dữ liệu
- Băng thông
- Cấu hình chuyển mạch

Hình 1.3.Lộ trình phát triển của hệ thống thông tin di động tế bào.
Thế hệ ra đời đầu tiên vào thập niên 80 là mạng thông tin thế hệ 1G, mạng này dùng tín hiệu tương tự (analog), băng thông khác nhau từ 10 đến 30 Khz tùy thuộc vào loại hệ thống và dịch vụ, dịch vụ chủ yếu là thoại. Tuy mạng này chứa đựng nhiều khuyết điểm về kỹ thuật nhưng nó đã đánh dấu sự đổi mới và là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử truyền thông.Chính vì thế, để chứng kiến sự chuyển biến, thay đổi của mạng thông tin di động trên khắp thế giới thì vào đầu những năm 90 người ta người ta cho ra đời thế hệ thứ hai là mạng 2G với băng thông số 200 MHz. Mạng 2G được phân ra làm 2 loại: dựa trên nền tảng đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA và dựa trên nền tảng đa truy nhập phân chia theo mã CDMA. Để đánh dấu điểm mốc thời điểm bắt đầu của mạng 2G là sự ra đời của công nghệ D-AMPS (hay IS-136) trên nền tảng TDMA được áp dụng ở Mỹ. Sau đó là mạng CdmaOne (hay IS-95) trên nền tảng CDMA được áp dụng phổ biến ở châu Mỹ và một phần châu Á. Tiếp theo là công nghệ mạng GSM dựa trên nền tảng TDMA được ra đời đầu tiên tại châu Âu và sau đó triển khai trên toàn thế giới. Mạng 2G đã đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, tiêu biểu như khả năng di động,chất lượng thoại và hình ảnh đen trắng.Tiếp nối mạng 2G là mạng thông tin di động thế hệ di động thứ ba là mạng 3G. Sự cải tiến nổi bật nhấtcủa mạng 3G trong dịch vụ so với thế hệ 2G là khả năng đáp ứng truyền thông với chuyển mạch gói tốc độ cao với băng thông rộng 5 MHz giúp cho việc triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện với hình ảnh động. Mạng 3G với mô hình mạng UMTS dựa trên nền kỹ thuật công nghệ WCDMA và mạng CDMA2000 trên nền CDMA.
Theo nguyên lý dung lượng kênh truyền Shannon:
C=B.log2(1+S/N)
Trong đó:
- C là dung lượng kênh (bit/s)
- B là băng thông của hệ thống thông tin (Hz)
- S/N là tỉ số công suất tín hiệu trên công suất tạp âm
Theo chuẩn của ITU thì tỉ số S/N tầm 12 dB

III. Kết luận chương III
Sau khi tìm hiểu chương III: “Hệ thống thông tin di động 5G” thì mạng thế hệ di động 5G là một mạng mới, phải đến năm 2020 mới chính thức đưa vào sử dụng nên trong bài nghiên cứu chỉ là giả định, do vậy không thể nghiên cứu kỹ mặt công nghệ.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu thì mạng này so với mạng di động thế hệ trước thì nó sử dụng trạm HAPS được treo lơ lửng giống như một vệ tinh tầm thấp. Giúp cho diện tích phủ sóng rộng hơn.Đổi mới trong việc truyền dẫn góp phần mang lại nhiều ứng dụng mới.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu qua đề tài:"Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G"nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ts. Phạm văn Phước em đã hiểu thêm nhiều về cấu trúc cũng như công nghệ được áp dụng trong các mạng di động từ mạng 1G, 2G, 3G, 4G và 5G.
Nhờ sự phát triển của công nghệ qua từng thời kỳ mà nó giúp cho con người gắn kết với nhau, cuộc sống văn minh hơn và hiểu biết thêm về lịch sử. Cũng nhờ các mạng di động này nó làm cho con người không còn khoảng cách. Ví dụ như 2 người ở khoảng cách rất xa nhưng nhờ vào công nghệ mạng và các thiết bị đầu cuối khác nhau nó sẽ giúp ta trao đổi tài liệu, thông tin một cách đơn giản nhất, thuận tiện nhất.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top