nuhocsinh_111

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây : Đề tài NCKH. QT.01.50
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2004
Chủ đề: Cấu trúc địa chất
Sơn Tây
Địa mạo học
Miêu tả: 62 tr
Phân tích đặc điểm địa mạo khu vực trong mối liên quan với cấu trúc địa chất, tân kiến tạo và các quá trình ngoại sinh. Làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, giảm thiểu tai biến thiên nhiên. Đồng thời tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các tài liệu đã có về các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển địa hình. Phân tích cấu trúc địa chất, biên tập và xây dựng bản đồ địa chất, địa mạo tỷ lệ 1: 100.000, xây dựng các sơ đồ biến động lòng sông Hồng và sông Đáy trong Holocen
Data KHCN Thư mục kỉ niệm 100 năm Đại Học Quốc GiaHN
BÁO CÁO TÓM TẮT
a. Tên đề tài:
Tiếng Việt• Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu
trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây
Tiếng Anh: Study of Geomorphological conditions and their connection with
geological structure of Bavi - SonTay area
Mã số: QT-01-50
b. Chủ trì đề tài: PGS.TS. Đặng Vãn Bào
c. Các cán bộ tham gia
1. ThS. Nguyễn Hiệu
2. NCS. Trần Thanh Hà
3. HVCH. Bùi Thị Lê Hoàn
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu: Làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo khu vực trong mối liên quan với cấu
trúc địa chất, tân kiến tạo và các quá trình ngoại sinh, làm cơ sở cho việc sử dụng
hợp lý lãnh thổ, giảm thiểu tai biến thiên nhiên. Một mục tiêu nữa trong đề tài này
được chúng tui kỳ vọng là xây dựng và biên tập được các tờ bản đồ địa mạo, bản đồ
địa chất với các điểm khảo sát có sự đa dạng, chuẩn mực với những vấn đề địa mạo
mới, tạo ra sự tò mò, gợi mở, làm cơ sở cho việc thực tập của sinh viên ngành Địa lý,
Địa chất.
Nội dung nghiên cứu:
1. Phân tích đặc điểm cấu trúc địa chất, thạch học và vai trò của chúng đối với sự
hình thành, phát triển địa hình.
2. Nghiên cứu các đặc trưng địa mạo khu vực Ba Vì - Sơn Tây, xây dựng bản đổ
địa mạo khu vực theo nguyên tắc nguồn gốc - lịch sử.
3. Xây dựng sơ đồ biến động lòng sông Hồng và Sòng Đáy trong Holocen.
4. Viết báo cáo đặc điểm địa mạo và mối liên hệ của nó với cấu trúc địa chất.
e. Các kết quả đạt được
Cấu trúc địa chất - thạch học và đặc điểm tân kiến tạo là các nhân tố ảnh
hưởng đáng kể nhất tới địa hình bề mặt Trái Đất và chính địa hình lại là bức tranh
phản ánh đầy đủ nhất các nhân tố trên. Như vậy, có thể nói rằng, việc nghiên cứu địa
mạo một cách sâu sắc với các đơn vị địa mạo được hội tụ một cách đầy đủ và đúng
đắn nhất các nhân tố thành tạo chúng sẽ phản ánh và thay mặt được cho hợp phàn nền
tảng rắn của cảnh quan sinh thái. Đề tài Nghiên cihi đặc điểm địa mạo và mối liên
quan của nó với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây là một ví dụ để thể hiện tư
tưởng trên. Với mục tiêu là làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo khu vực trong mối liên
quan với cấu trúc địa chất, tân kiến tạo và các quá trình ngoại sinh, làm cơ sở cho
việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, giảm thiểu tai biến thiên nhiên, tập thể tác giả đã tiến
hành thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu đã có về các nhân tố ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển địa hình; phân tích cấu trúc địa chất, đặc trưng địa mạo; biên
1
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phitập và xây dụng các bản đổ địa chất, địa mạo tỷ lệ 1: ÌOO.OOO, xây đựng các sư đổ
biến động lòng sông Hồng đoạn Sơn Tây - Đan Phượng. Để thực hiện các nhiệm vụ
đặt ra, đề tài đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu địa chất, địa mạo
truyền thống với các phương pháp úng dụng công nghệ viên thám - GIS. Ngoài phần
mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 4 chương với nội dung chính được thể hiện dưới đây:
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tê - xã hội và lịch sử nghiên cứu
địa chất -địa mạo
Khu vực nghiên cứu thuộc phạm vi các huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, huyện
Phúc Thọ, Thạch Thất,., tỉnh Hà Tây, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía
tây. Mặc dù có diện tích không rộng, song địa hình khu vực nghiên cứu khá đa
dạng với núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng và thung lũng với hai dòng sông
lớn ở phía bắc và tây là sông Hồng và sông Đà. Ớ phía tây vùng nghiên cứu, trên
nền địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao không lớn, khối núi Ba Vì nổi lên 3
đỉnh cao trên 1000m với sườn có dạng bất đối xứng, sườn tây dốc hơn sườn đông.
Phía bắc và đồng của khu vực chủ yếu là địa hình gò đồi thoải và đồng bằng.
Về khí hậu, vùng nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của gió mùa Đỏng Bắc nên có mùa đông
tương dối lạnh. Khí hậu phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa lạnh khô hanh vào
nửa đầu mùa và có mưa phùn ẩm ướt vào cuối mùa; mùa nóng trùng với mùa mưa
là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam. Tính phi địa đới của khí hậu thể hiện
khá rõ theo đai cao. Trên đỉnh núi Ba Vì, ở độ cao địa hình trên 600m có khí hậu
khá mát mẻ vào mùa hè, thuận lợi cho việc xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng.
Lượng mưa tăng dần từ 2000mm/năm ở dưới chân lên 2500mm/ năm ở phần địa
hình cao của khối núi Ba Vì.
Khu vực Ba Vì - Sơn Tây có sự đa dạng về thản thực vật. Vườn Quốc gia
Ba Vì từ độ cao 100 m trở lên còn bảo tồn được lớp phủ thực vật khá xanh tốt với
3 kiểu thảm thực vật: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín
thường xanh hỗm hợp cây lá rộng, lá kim và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới núi thấp. Theo số liệu điều tra thì đến nay, tại Vườn Quốc gia Ba Vì đã phát
hiện được 450 loài thuộc 128 họ thực vật, trong đó có 8 loài quý hiếm. Trên vùng
đồi xung quanh Ba Vi phát triển các kiểu thảm thực vật tự nhiên như trảng cây bụi
thứ sinh; trảng cỏ thứ sinh; nương rẫy tạm thời hoang hoá và các thảm thực vật
cây trồng.
Dân cư sống ở khu vực xung quanh núi Ba Vì gồm chủ yếu 3 dân tộc: dân
tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là dân tộc Mường (2.720 hộ) và dân tộc
Dao (300 hộ với 1.676 người). Kinh tế trong vùng đệm của Vườn Quốc gia còn
khó khăn, nghề chính là nông nghiệp. Dân tộc Dao chỉ chiếm 4 % dân số, song
tình trạng du canh du cư vẫn còn, có ảnh hưởng xấu tới môi trường khu vực. Hiện
tại, xung quanh khối núi Ba Vì đã có nhiều nhà đầu tự xây dựng các khu du lịch
sinh thái, thu hút đáng kể khách du lịch trong và ngoài nước.
Là một khối núi nổi cao ven đồng bằng với nhiều vấn đề địa chất, địa mạo
lý thú, công tác nghiên cứu địa chất địa mạo khu vực Ba Vì đã được quan tâm từ
khá sớm. Đã có nhiều loại bản đồ địa chất, địa mạo và nhiều bài viết về vùng núi
Ba Vì, song các kết quả không thống nhất. Đáng chú ý là mặc dù thành phần
2thạch học của đá cấu tạo nên núi Ba Vì ít thay đổi, song vị trí địa tầng của chúng
lại có sự khác nhau đáng kể giữa các tác giả, từ Jura - Kreta (Bản đồ địa chất tỷ lệ
1: 500.000, A,E. Dovjikov, 1965) đến P2-T, (Bản đồ địa chất tỷ lệ i: 200.000), p?
(Bản đổ địa chất tỷ lộ 1: 1.000.000, Phan Cự Tiến chủ biên, 1988) và T, (Bản đồ
địa chất tỷ lệ 1: 50.000). Các nghiên cứu địa chất - địa mạo chi tiết nhất là công
tắc đo vẽ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 của Liên đoàn Bản đồ
Địa chất dưới sự chủ biên của Ngô Quang Toàn. Tuy nhiên, trong các tài liệu
công bố thì tập atlat về Hà Nội (trong đỏ có cả huyện Ba Vì) là đầy đủ nhất về
điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực.
Chương 2: Đặc điểm địa chất khu vực
Đá cổ nhất cấu tạo nên khu vực Ba Vì - Sơn Tây là các đá biến chất thuộc phức
hệ Sông Hồng tuổi Proterozoi phân bố rìa tây nam địa hào Sồng Hổng. Các thành tạo
Paleozoi gồm các đá biến chất hệ tầng Bến Kế tuổi Cambri - Ordovic phân bô ở sườn
đông nam núi Ba VI và khu vực Thanh thuỷ (theo tài liệu của Phan Cự Tiến).
Tại trung tâm vùng nghiên cứu, khối núi Ba Vì cấu tạo chủ yếu bởi các đá phun
trào bazan porphyr và tuf aglomerat màu xám lục nhạt. Phần đỉnh núi cấu tạo bởi
cuội kết mà cuội và xi măng đều là đá phun trào bazan, đó là tập dưới cùng của các
rầm tích hệ tầng Cò Nòi tuổi Triat hạ. Các thành tạo Mesozoi gồm chủ yếu là các
trầm tích lục nguyên, có cấu tạo dạng phức nếp lồi mà trục trùng với đỉnh núi Ba Vì,
đã bị bóc mòn. Các thành tạo Nêogen với thành phần chủ yếu là cuội kết, chuyển lên
ít cát kết, sét kết xen ít thấu kính than nâu lấp đầy các trũng địa hào phương tây bắc -
đông nam tại khu vực Suối Hai và Trung Hà. Các thành tạo Đệ tứ gồm trầm tích hệ
tầng Hà Nội với thành phần chủ yếu là cuội sỏi mài tròn không đồng nhất. Các trầm
tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn cấu tạo nên các gò đồi thoải của thềm
10 - 15m; các trầm tích sét bột màu xám xanh, xám đen được thành tạo trong thời kỳ
biển tiến Flandrian cực đại và các thành tạo aluvi với cát bột sét xám vàmg phân bố
dọc các thế hệ lòng sông.
Về cấu trúc địa chất, khu vực nghiên cứu có cấu trúc khối tảng - uốn nếp. Khối
núi Ba Vì được cấu tạo bởi môt nếp lồi mà phần nhân lộ ra các đá cổ nhất là hệ tầng
Bến Kế và trầm tích núi lửa hệ tầng Viên Nam. Cánh của nếp lồi này gồm các đá
trầm tích hệ tầng Cò Nòi, hệ tầng Suối Bàng tuổi Triat. Khối sụt dạng địa hào Suối
Hai ở phía bắc khối núi khối tảng - nếp lồi Ba Vì được lấp đầy bởi các trầm tích
neogen hạt thô xen các thấu kính than nâu. Hệ thống đứt gãy chính trong khu vực
đều kéo dài phương tây bắc - đông nam, phù hợp với phương của các cấu trúc uốn
nếp. Dọc theo sông Đà có lẽ phải tồn tại một hệ đứt gãy phương á kinh tuyến, đó là
hệ đứt gãy hoạt động mạnh trong Kainozoi.
Chương 3. Đặc điểm địa mạo và mối liên quan với cấu trúc địa chất
Về đặc điểm địa mạo, nét dặc trưng là địa hình khu vực có tính phân bậc rõ
ràng. Các bậc địa hình có độ cao 1000 - 1200m phân bố trên đỉnh Ba Vì, các bậc 400
- 600m, 200 - 300m phân bố trên sườn khối núi, là di tích của các bề mặt san bằng
tuổi Neogen. Bề mặt có độ cao 80 - 120 khá phổ biến xung quanh chân núi Ba VI
chính là pedimen tuổi đầu Đệ tứ bị phân cắt tạo nên đồi trung bình. Các bậc địa hình
40 - 60m, 20 - 30m, 10 - 15m là các bậc thềm sông (phía bắc và tây Ba Vì) hoặc
thềm biển (phía đông Ba VI).
3
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCác bề mặt có độ cao 20 - 30m, 15 - 20 có diện phân bố khá rộng rãi ở phía
đông khu vực nghiên cứu, trên mặt còn nhiều cuội thạch anh mài tròn khá, có lẽ là di
tích của các bậc thềm biển cổ. Dấu vết của biển để lại rõ hơn ở bề mặt có độ cao từ 4
- 6 m phân bố ở phía tây của sông Đáy cổ. Đó là các bề mặt bằng phẳng cấu tạo bởi
sét bột màu xám xanh, xám đen.
Hình thái hiện tại của địa hình khu vực Ba Vì - Sơn Tây phản ánh khá rõ nét
cấu trúc địa chất - tân kiến tạo. Đồng thời với quá trình bóc mòn chọn lọc, sự hiện
diện của khối núi Ba Vì thể hiện một quan hệ thuận giữa bình đồ địa hình với cấu
trúc địa chất và hoạt đông tân kiến tạo, đó là khối núi trên cấu trúc nếp lồi được nâng
dạng vòm tân kiến tạo với hệ thống sông suối dạng toả tia. Sông Hồng, sông Đà,
sông Đáy chảy khá thẳng do được định hướng theo các đứt gãy hoạt động mạnh
trong tân kiến tạo.
Lịch sử phát triển địa hình của khu vực được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn
Neogen với sự hoạt động mạnh của quá trình nội sinh, trong mối tương tác với quá
trình ngoại sinh mà dấu ấn để lại là các bề mặt san bằng trên đỉnh và sườn khối núi
Ba Vì và cấu tạo của trầm tích lấp đầy vùng sụt địa hào Suối Hai, Trung Hà. Giai
đoạn Đệ tứ với sự ưu trội của nhân tố ngoại sinh mà điển hình là giao động mực nước
biển để tạo nên các bề mặt thềm biển, thềm sồng khá phổ biến ở xung quanh khối
núi Ba Vì.
Chương 4. Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường trên
cơ sở địa mạo
Theo hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ, khu vực Sơn Tây - Ba Vì được chia thành
4 vùng theo vị trí so với khối núi trung tâm Ba Vì: 1. Vùng núi trung bình Ba Vì; 2.
Vùng đổi trung bình xung quanh chân núi Ba Vì; 3. Vùng gò đổi chuyển tiếp với
đồng bằng và thung lũng; 4. Vùng đồng bằng và thung lũng sông Hổng.
Vùng núi Ba Vì được ưu tiên mục tiêu bảo tồn kết hợp với khai thác du lịch
sinh thái, tận dụng khu rừng nguyên sinh và sự mát mẻ của khí hậu do phân hoá theo
đai cao. Vùng đồi xung quanh núi Ba Vì với lợi thế địa hình đa dạng, có nhiều khe
suối dòng chảy quanh năm, có thể xây dựng được các hồ chứa nước nén được ưu tiên
phát triển các trung tâm du lịch sinh thái với chức năng phục hồi hệ sinh thái và bảo
vệ môi trường. Vùng gò đồi chuyển tiếp với đồng bằng là nơi có bề mặt địa hình
lượn sóng thoải rộng, vỏ phong hoá feralit dày, đất hiện đang bị rửa trôi thoái hoá
mạnh, được ưu tiên cho việc quy hoạch các trung tâm, trang trại chăn nuôi, trồng trọt
quy mô lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Vùng đồng bằng thung lũng sóng
Hồng được định hướng phát triển nông nghiệp, giảm thiểu tai biến do xói lở bờ sông.
Các bề mặt san bằng trên khối núi Ba Vì đang bị phá huỷ bởi quá trinh sườn với
sự thống trị của sườn bóc mòn tổng hợp. Độ dốc của sườn này ở phía đông chỉ từ 20 -
30°, song ở phía tây thường đạt trên 30°, nhiều nơi tạo các vách dốc đứng với quá
trình trọng lực nhanh chiếm ưu thế. Hiện tượng rửa tròi bề mặt và xâm thực theo khe
rãnh xói phát triển mạnh dọc các gò đồi, trên tầng vỏ phong hoá bở rời đang gây tổn
thất nặng nề cho tài nguyên đất của khu vực. Cần có những giải pháp chống xói mòn
hợp lý và kịp thời.
Sông Hồng có sự định hướng khá rõ và phụ thuộc đáng kể vào đứt gãy kiến tạo.
Lòng sông có sự biến động mạnh từ sau biển tiến Flandrian. Phân tích ảnh viễn thám
4và khảo sát thành phần vật chất cho thấy các thế hệ đầu của sông ở vùng hạ lưu có
hướng chảy về đông nam, bắt đầu từ ngay phía đông của thị xã Sơn Tây. Có thể cho
rằng, lòng sông Hổng cổ có hướng chảy về đông nam và luôn chuyển dòng từ tây
sang đông. Sông Đáy hiện tại là một nhánh của sông Hồng ở vào thời kỳ cuối của
nhánh này. Sự biến động hiện tại của sông Hổng tại Sơn Tây - Phúc Thọ khá phức
tạp, gây nên hiện tượng xói lở mạnh.
f. Tình hình kinh phí của đề tài
SUMMARY
Geological structure - litho logy and new tectonics are major factors
affecting on the formation of landforms, and they are also reflected in the
landforms. Therefore, the detail studies of geomorphological units and their
formation-factors are very important for the knowledge of eco-landscape. The
project: ” Study o f geomorphological characteristics and their relation to
geological structure in Ba Vi- Son Tay area ” is an example for above idea. With
the object of elucidating the relation between geomorphological characteristics and
geological structure, new tectonic and exogenetic processes for base of rational use
of territory and mitigation of natural hazards, the traditional methods and remote
sensing and GIS technology are used for taking the project.
The study area belongs to Son Tay town, Ba Vi, Phuc Tho, Thach That
districts..., are about 50km far from Hanoi to the West direction. In a not very
big area, however, the landforms are multiform with mountainous, hill, plain,
valley land forms and two big rivers Da and Red in the North. In the West of
study area, on rather even and flat plain, there is the mount Bavi with three
peaks upper 1000m having unsymmetrical slope with western side steeper than
eastern one. The gravity process happens strongly in the western side. In other
side, the general denuding is main process.
The specific geomorphological characteristics of study area are the substage.
The landforms with altitude of 1000- 1200m distribute on the tip of Bavi
Mountain. The 400-600m and 200- 300 steps distribute on the side of the
mountain, which are vestiges of Neogen terraces. The terrace with 80- 120m of
height locate around the bottom of BaVi Mountain. The landform step: 40- 60m,
20-30m and 10- 15m of height are river terraces (in the North and West of Ba Vi)
or marine terraces (in the East of Ba Vi).
Red River performed and developed by rather straight direction North West -
South East according to Red River fault. From Son Tay to Hanoi, Red River is
flowing by such a parallel and there are lots of tributaries running by South East.
The results of geomorphological analyses said that system of Day and Nhue rivers
are Red River’s main tributaries. These rivers were getting naưower happened by
natural rule and some part of them became the former rivers. Nowadays, erosion of
Red River’s bank strongly happened with 27-116 m/per year. Settling the position
of Day, Nhue River beds in the past and erosive action of Red River is the
important base for the project for dyke protection.MỤC LỤC
Báo cáo tóm tắt
Mục lục
Mở đầu 2
Chương 1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử 5
nghiên cứu địa mạo, địa chất
1.1. Vị trí nghiên cứu 5
1.2. Đặc điểm địa hình 5
1.3. Đặc điểm khí hậu 6
1.4. Đặc điểm thuỷ vãn 7
1.5. Thổ nhưỡng và sinh vật 8
1.6. Khái quát vể kinh tế- xã hội 9
1.7. Lịch sử nghiên cứu địa chất, địa mạo 10
Chương 2. Đăc điểm địa chất khu vực 13
2.1. Địa tầng 13
2.2. Magma 20
2.3. Cấu trúc kiến tạo 20
Chương 3. Đặc điểm địa mạo 23
3.1. Khái quát chung về địa mạo khu vực 23
3.2. Đặc điẻm các dạng địa hình 25
3.3. Lịch sử phát triển địa hình 40
Chương 4. Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường trên 44
cơ sở địa mạo
4.1. Phân vùng địa mạo cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ 44
4.2. Định hướng sừ dụng hợp lý lãnh thổ 49
4.3. Biến động lòng sông và giải pháp giảm thiểu 57
Tài liệu tham khảo chính
Phụ lục: Phiếu đăng ký kết quả nghiên cứu
Công trình công bô
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMỞ ĐẨU
Địa mạo học là một chuyên ngành trong khối các Khoa học về Trái đất
có sự ra đời khá sớm. Trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm, cho tới
nay chuyên ngành địa mạo đã khẳng định được vị trí của mình thông qua
nhũng nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu ứng dụng. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, khi con người can thiệp ngày càng nhiều vào thiên nhiên
và trước những diễn biến phức tạp của khí hậu dẫn tới sự gia tăng của thiên tai
thì người ta càng nhận thức rõ hơn về vai trò của nghiên cứu địa mạo cho việc
giảm thiểu thiệt hại do chứng gây ra. Để sử dụng địa hình lãnh thổ một cách
hợp lý, giảm được những thiệt hại do tai biến thiên nhiên có thể xảy ra, cần
phải hiểu sâu sắc về hình thái bề mặt, lịch sử phát sinh, quy luật phát triển và
những quá trình động lực hiện đại của địa hình.
Địa hình bề mật Trái Đất là sản phẩm tác động tương hỗ giữa quá trình
xảy ra trong lòng Trái Đất và các quá trình trên bề mặt, song chúng lại quyết
định sự chi phối vật chất và năng lượng cho các quá trình tự nhiên khác. Trong
số các nhân tố chi phối, ảnh hưởng tới sự phát triển địa hình và các quá trình
địa mạo thì cấu trúc địa chất, hoạt động tân kiến tạo có một vị trí đặc biệt. Có
thể nói rằng thông qua cấu trúc địa chất (bao gồm cả các cấu trúc được hình
thành trong các giai đoạn địa chất trước Kainozoi, đã ghi lại dấu ấn trong cấu
tạo của các đá cổ lẫn các cấu trúc được hình thành trong Kainozoi mà lịch sử
phát triển nó gắn liền với quá trình hình thành bề mặt địa hình Trái Đất), có
thể hiểu được quy luật phân bố, sắp xếp địa hình và ngược lại, nghiên cứu các
đặc trưng về địa hình có thể bước đầu phác hoạ được Gấu trúc địa chất, thành
phần thạch học của mỗi khu vực, mỗi lãnh thổ. Đã có nhiều nghà địa chất, địa
mạo người Việt Nam cũng như người nước ngoài để cập tới sự phù hợp một
cách khá lý tưởng về hình thái sơn văn và bình đồ cấu trúc địa chất hiện tại của
lãnh thổ Việt Nam. Đó là cấu trúc địa hình dạng các cánh cung ở vùng Đông
Bắc, địa hình dạng tuyến phương tây bắc - đông nam ở Tây Bắc, là địa hình dải
núi Trường Scm hùng vĩ ở Bấc Trung Bộ, là các khối núi khối tảng trên địa
khối Kon Tum.
Như vậy, có thể nói rằng, nếu nghiên cứu địa mạo một cách sâu sắc với
một định hướng kết hợp tốt giữa các đặc trưng cấu trúc địa chất, thành phần
thạch học và điều kiện tân kiến tạo thì đó chính là một cách tiếp cận tốt nhất
tới việc phân loại cảnh quan. Nói một cách khác, các đơn vị địa mạo nếu được
hội tụ một cách đầy đủ và đúng đắn nhất các nhân tố thành tạo chúng sẽ phản
ánh và thay mặt được cho hợp phân nền tảng rấn của cảnh quan sinh thái.
Với nhận thức như trên, chúng tồi đã tiến hành xây dựng đề tài Nghiên
cítii đặc điểm địa mạo và môi liên quan của nó với cấu trúc địa chất vùng Ba
Vì - Sơn Tây với mục tiêu là Làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo khu vực trong mối
2liên quan với cấu trúc địa chất, tân kiến tạo và các quá trình ngoại sinh, làm cơ
sờ cho việc sử dụng hợp lý ỉãnh thổ, giảm thiểu tai biến thiên nhiên. Một mục
tiêu nữa trong đề tài này được chúng tui kỳ vọng là xây dựng và biên tập được
các tờ bản đổ địa mạo, bản đổ địa chất với các điểm khảo sát có sự đa dạng,
chuẩn mực vói những vấn đề địạ mạo mới, tạo ra sự tò mò, gợi mở, làm cơ sở
cho viộc thực tập của sinh viên ngành Địa lý, Địa chất.
Để tài cấp Đại học Quốc gia mã số QT.01.50 có những nhiệm vụ sau
đây:
1. Phân tích đặc điểm cấu trúc địa chất, thạch học và vai trò của chúng đối
với sự hình thành, phát triển địa hình.
2. Nghiên cứu các đặc trưng địa mạo khu vực Ba Vì - Sơn Tây, xây dựng
bản đổ địa mạo khu vực theo nguyên tắc nguồn gốc - lịch sử.
3. Xây dựng sơ đổ biến động lòng sông Hổng và Sông Đáy trong Holocen.
4. Viết báo cáo đặc điểm địa mạo và mối liên hệ của nó với cấu trúc địa
chất.
Để tài được duyệt và cấp kinh phí vào cuối tháng 12 nãm 2001, thực
chất bắt đầu được bắt đầu từ tháng 1 năm 2002 và dự kiến sẽ được triển khai
trong 2 năm: 2002 - 2003. Tuy nhiên, do lý do kỹ thuật, năm 2002 đề tài
không được đưa vào danh sách cấp kinh phí và đến tháng 6 nãm 2003 mới
được duyệt và cấp tiếp kinh phí. Những ỉý do trên đã làm cho đề tài phần nào
bị chậm trễ.
Kinh phí của đề tài được cấp là 14.600.000 (mười bôn triệu sáu trăm
nghìn đồng), chia thành 2 năm: năm 2001 (thực chất để triển khai năm 2002)
ỉà 8 triệu đổng; năm 2003 là 6,6 triệu đồng. Khoản kinh phí trên đã được dùng
vào các công việc chuyên môn như thuê khoán chuyên môn với các chuyên
gia: 60%, hỗ trợ đi thực địa khảo sát, hội thảo khoa học, quản lý phí và các
khoản chi khác.
Tham gia thực hiện đề tài gồm PGS.TS. Đặng Văn Bào, chủ nhiệm đề
tài; ThS. Nguyễn Hiệu, bộ môn Địa mạo và NCS. Trần Thanh Hà. Tham gia hỗ
trợ chuyên môn cho đề tài còn có các chuyên gia địa mạo, địa chất thuộc Bộ
môn Địa mạo, khoa Địa lý và khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau một thời gian thu thập, phân tích tài liệu trong phòng về các mặt như
Điều kiện địa lý tự nhiên - kinh tế - nhân văn, lịch sử nghiên cứu, các tài liệu
chuyên môn về địa mạo, địa chất, tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa
bổ sung, thu thập các thông tin cần thiết để làm sáng tỏ các vấn đề chưa được rõ.
3
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNgoài các phương pháp khảo sát ngoài thực địa, phương pháp phân tích
tổng hợp các nguồn tài liệu, các phương pháp địa mạo - địa chất truyền thống
như phân tích nguồn gốc - lịch sử, phân tích kiến trúc * hình thái, phân tích trắc
lượng hình thái, trong đề tài tài, tạp thể tác giả đã ứng dụng công nghệ viễn
thám và GIS để phân tích biến động địa hình, làm nổi bật và trực quan hình
thái địa hình của vùng Ba Vì - Sơn Tây, từ đó có thể nhìn nhận đúng đắn hơn
về điều kiện hình thành khối núi Ba Vì. Tới nay, những nội dung cơ bản của
nhiộm vụ đã được hoàn thành, Việc làm sáng tỏ được đặc điểm cấu trúc địa
chất và địa mạo khu vực Ba Vì - Sơn Tây và lân cận đã cho phép chúng tôi
nhím nhận rõ hơn vị trí của khu vực này trong bình đồ chung của lãnh thổ,
nhận thấy rõ vai trò của khu vực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường. Tập thể tác giả hy vọng rằng, với những tài liệu thực tế và những
kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng
một paligon thực tập địa lý - địa chất cho sinh viên thuộc khối Các Khoa học
về Trái Đất.
Báo cáo được trình bày gồm 4 chương: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh
tế, nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa mạo - địa chất; 2. Đặc điểm địa chất khu
vực Ba Vì - Sơn Tây; 3. Đặc điểm địa mạo khu vực. 4. Lịch sử phát triển địa
hình và mối liên hê với cấu trúc địa chất. Kèm theo báo cáo là 5 hình vẽ minh
hoạ trong đó có hai bản đồ: bản đổ địa mạo và bản đồ địa chất, được thể hiện ở
tỷ lộ 1: 100.000. Theo quy định chung, ở phần đầu, trước báo cáo chính còn có
phần báo cáo tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, phần cuối là các phụ lục.
Để hoàn thành báo cáo này, tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo
thường xuyên và kịp thời của các phòng ban, các cấp lãnh đạo trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sự thảo luận, góp ý chần thành
của các đổng nghiệp trong và ngoài cơ quan. Nhân dịp này cho phép tập thể tác
giả được trân trọng Thank những sự chỉ đạo, động viên và giúp đỡ quý báu đó.
4Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ Tự NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ LỊCH sử
NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO VÙNG NGHIÊN cứu
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu vực nghiên cứu thuộc phạm vi các huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây,
huyện Phúc Thọ, Thạch Thất,., tỉnh Hà Tây. Trung tâm khu vực cách Thủ đô
Hà Nội khoảng 50 km về phía tây. Điộn tích nghiên cứu nằm trong các tờ
bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 như tờ Ba Vì, Sơn Tây, Việt Trì, giới hạn bởi
các toạ độ:
2L001' - 21°09' vĩ độ Bắc
105° 18' 13" - Ktf^O'OO" kinh độ Đồng.
Phía tây giáp với sông Đà, phía bắc giáp sông Hồng, phía đông là
sông Đáy và phía nam giáp tỉnh Hoà Bình.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Mặc dù có diện tích không rộng, song địa hình khu vực nghiên cứu
khá đa dạng với địa hình núi trung bình, núi thấp, đổi, đổng bằng, thung
lũng với hai dòng sồng lớn ở phía bắc và tây là sông Hồng và sông Đà. Nàm
ở phía tây vùng nghiên cứu, trên một nền địa hình tương đối bằng phảng với
độ cao không lớn, khối núi Ba Vì với đỉnh Tản Viên cao 1287m nổi tiếng
với truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đã tạo nên ấn tượng lớn với mỗi
người dân đất Việt ngay từ thủa thiếu nhi. Khối núi Ba Vì có dạng đẳng
thước với 3 đỉnh cao trên 1000m. Độ cao của núi Ba Vì giảm dần ra xung
quanh, tạo nên một số bậc địa hình đặc trưng với các đỉnh cao 900 - 1200m;
600 - 800m; 400 - 500m và 200 - 300m. Nhìn tổng thể, khối núi Ba Vì có
dạng đẳng thước, song phân tích chi tiết bình đồ vẫn dễ đàng nhận ra sự
định hướng của khối núi theo tây bắc - đông nam - hướng chung của cấu
trúc địa chất vùng Tay Bắc. Sườn của khối núi Ba Vì cũng có dạng bất đối
xứng với sườn tây dốc hơn sườn đông.
Xung quanh khối núi Ba Vì là hệ thống các đồi có hình thái và kính
thước khác nhau. Các đồi cũng có tính phân bậc khá rõ, sát chân sườn núi là
đổi cao 60 - 120m, xa hơn là các dải đổi dài với đỉnh rộng, sườn thoải cao
40 - 60m; 20 - 30m và địa hình gò cao 10 - 20m. Đó chính là các bề mặt
pedimen, các thềm sông, thềm biển bị phân cắt tạo gò đồi. Trên địa hình
đồng bằng đổi này còn thấy những quả đồi sót như các đổi Năm Voi, đồi
Nhân Lý,... và phần thấp nhất của địa hình là bề mặt các trũng và đáy các
được tuân thủ theo quy luật hoạt động của dòng chảy, song có sự ảnh hưởng
đáng kể bởi sự gia cố bờ sông để bảo vẹ đê.
Việc nghiên cứu sự biến động lòng sông trong quá khữ và hiện đại có ý
nghía lớn đôi với sự phát triển kinh tế — xã hội, đặc biệt là đối với việc giảm
thiêu thiệt hại do sự cố đê điều. Ở vùng đồng bằng, xâm thực ngang chiếm
ưu thế do độ dốc lòng sông thấp và chu vi ướt của mặt cất ngang lớn do đó
lòng sông bị uốn khúc mạnh. Các hoạt động xàm thực ngang và xâm thực
sâu đều nhằm đạt đến trạng thái cân bằng động. Thông thường, lượng dòng
rắn, lượng nước trong sông và lượng mưa trên ỉưu vực có quan hệ rất chặt
chẽ với nhau: lượng mưa tăng làm tăng cường độ xói mòn lưu vực dẫn đến
lượng nước và lượng dòng rắn trong sông tăng lên. Biến động lòng sông diễn
biến theo qui luật mùa của dòng chảy sông ngòi. Vào mùa nước lớn, hoạt
động xói lở do dòng chảy có tác động trước hết đến hệ thống đê và vùng
đổng bằng thấp Hà Nội luôn đặt trong tình trạng ngập úng đe doạ. Hệ thống
đê sông Hồng được hình thành từ năm 1248. Việc bổi đáp và tu bổ đê đã
được duy trì liên tục trong nhiều năm qua, điều này có ảnh hưởng trực tiếp
đến chế độ điều tiết dòng chảy sồng Hổng.
Khu vực dọc bờ sông từ Sơn Tây đến Hà Nội có địa hình cấu tạo chủ yếu bởi
các trầm tích bở rời mà thành phần chủ yếu là cát, cát pha sét, sét pha, bột,...
Thành phần độ hạt và độ gắn kết của chúng quyết định đến độ bền vững của
đê. Các trầm tích hạt mịn tướng bãi bổi thường có độ dính kết tốt, khả năng
thấm nước kém, do vậy độ bền vững cao hơn. Ngược lại, trầm tích hạt thô,
đặc biệt là các lớp cát có lẫn vật chất hữu cơ thường tạo điều kiện cho các
hoạt động chảy ngầm dẫn tới mất vật liệu. Trên đoạn bờ tại khu vực này đã
tồn tại hệ thống đê từ lâu đòi. Đê Sông Hồng có phương á vĩ tuyến và do vậy
nhiều đoạn đã được đắp trên các lòng cổ của Sông đáy, Sông Nhuệ. Hoạt
động của hệ thống sông Hồng hiện đại và mối liên quan của chúng với hệ
thống dòng chảy cổ ảnh hưởng nhiều đến độ bền vững của đê. Ví dụ điển
hình, là trường hợp vỡ đê sổng Hổng năm 1986 tại xã Vân Cốc trong điều
kiện mực nước lũ không cao, đã gây ngập lụt cả một khu vực rộng lớn thuộc
huyện Phúc Thọ và Đan Phượng. Nguyên nhân của việc vỡ đê ở đây là do
đoạn đê này nằm ưên một lòng sông cổ, hiện tượng thẩm lậu gây mất vật
liệu và tạo nên tầng đất yếu, mất liên kết giữa thân đê vói tầng đất bên dưới,
dẫn tới trượt và vỡ đoạn đê này [3].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tungvd

Member
Xin Mod up tài liệu lên để mọi người cùng sử dụng. Xin Thank rất nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 lai Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top