Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn tính là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ-xương chũm, không có bệnh sinh và căn nguyên đặc hiệu nào [10]. Thông thường người ta nói viêm tai giữa trở thành mạn tính khi thời gian chảy tai của tai giữa kéo dài trên ba tháng. Tuy vậy khoảng thời gian này không có tính chất cố định, chúng ta có thể gặp những viêm tai giữa mạn tính ngay từ tháng thứ hai [42].
Đây là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới [14], [20], [42]. Theo nghiên cứu sơ bộ của ngành Tai Mũi Họng nước ta, ước tính có khoảng 5% dân số bị viêm tai giữa các loại, chiếm khoảng 6-10% so với các bệnh tai mũi họng [17]. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở một số phường ở Hà Nội là 8,9% [1]. Viêm tai giữa mạn ở trẻ em là một bệnh có tần suất khá cao 6,86% [25]. Theo các tài trong và ngoài nước, tỷ lệ viêm tai giữa khoảng 10% ở trẻ em [4], [24]. Theo thống kê tại Viện Tai Mũi Họng biến chứng của viêm tai giữa chiếm 60% trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng [13].
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cứu chữa kịp thời đặc biệt là ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ yếu hơn: Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên, liệt mặt… [4], [10], [14], [15], [20], [42].
Viêm tai giữa gây chảy mủ tai kéo dài, ngoài việc gây giảm sức nghe làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm tai giữa mạn tính có triệu chứng lâm sàng đa dạng và được chia làm 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính nhầy, bệnh tích còn khu trú ở niêm mạc và viêm tai giữa mạn tính mủ, bệnh tích đã vượt khỏi niêm mạc và làm tổn thương đến xương [14], [42].
Vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính ngoài việc loại trừ bệnh tích còn nhằm đến bảo tồn và phục hồi sức nghe cho bệnh nhân [19], [20], [23], [61].
Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Mổ vá nhĩ đơn thuần, mổ sào bào thượng nhĩ kèm vá nhĩ...Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không những giải quyết được bệnh tích, tránh biến chứng mà còn bảo tồn và phục hồi sức nghe [19], [23], [55], [60].
Xuất phát từ tính quan trọng, thực tiễn, khoa học của bệnh viêm tai giữa mạn tính và vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng phẫu thuật như nêu trên, chúng tui thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính" nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn tính.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ về phương diện giải phẫu và sức nghe.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
Từ lâu người ta đã phát hiện những tai có màng nhĩ thủng và tổn thương của xương chũm trên các xác có độ tuổi 2000 năm ở Ai Cập, họ phát hiện ra những lỗ khoan và sự phá hủy xương chũm, người Iran tiền sử đã có những bằng chứng về bệnh tai giữa. Viêm tai và viêm tai xương chũm đã được mô tả từ lâu, Hippocrate mô tả "Tai đau dữ dội và sốt kéo dài sẽ đe dọa gây rối loạn về thần kinh cho bệnh nhân và gây tử vong" [3], [4]. Ông là người đầu tiên đã nêu được vai trò của màng nhĩ trong chức năng nghe.
Phẫu thuật xương chũm được bắt đầu thực hiện từ thế kỷ 18 [4]. Năm 1980, Stacke lần đầu tiên tiến hành mổ triệt căn từ sau ra trước. Sau đó Zaufal tiến hành mổ triệt căn nhưng từ trước ra sau. Cuối cùng Schwartze đã hoàn chỉnh cách mổ. Wolf thì mở rộng ống tai phía sau trên bắt đầu mở vào sào đạo, sau đó phát triển về sào bào và thượng nhĩ. Còn Hautant thì bằng đường đục hình cánh cung, cùng một lúc bào mỏng mặt ngoài các hốc trên để mở đường đi vào các hốc đó.
Trong gần 4 thập kỷ qua, đã có nhiều cải tiến làm phong phú thêm phương pháp điều trị phẫu thuật tai xương chũm và tạo hình màng nhĩ.
Từ năm 1908 đã lần lượt xuất hiện các loại phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật tạo hình màng nhĩ và sau đó trở thành thường quy vào thập niên 50 của thế kỷ trước [4], [28]. Từ năm 1952, Wullstein (Đức) và Zollner (Đức) khởi xướng nguyên lý tạo hình tai giữa vừa giải quyết bệnh tích, vừa tăng cường sức nghe. Năm 1956, House đã hoàn chỉnh kỹ thuật lấy biểu bì và đặt mảnh ghép lên lớp sợi của phần màng nhĩ còn lại, gọi là kỹ thuật Overley. Năm 1958, Heermann dùng cân cơ thái dương làm mảnh ghép. Năm 1960, Shea đề ra một kỹ thuật đặt mảnh ghép là tĩnh mạch ở mặt dưới màng nhĩ gọi là kỹ thuật Underley. Năm 1961, Stors hoàn chỉnh kỹ thuật Underley với mảnh ghép là cân cơ thái dương và phổ biến khắp Hoa kỳ.
Năm 1962, Heermann dùng sụn nắp tai làm mảnh ghép [13], [28].
Năm 1957, Hall và Rytzner giới thiệu kỹ thuật cắt xương bàn đạp, dùng vật liệu ghép tự thân là xương đe hay xương búa. Năm 1958, Shea sử dụng vật liệu thay thế là ống polyethylen. Năm 1965, Guilford giới thiệu và phổ cập kỹ thuật chỉnh hình chuỗi xương con bằng xương đe tự thân, kỹ thật này được áp dụng cho đến hiện nay [5].
Năm 1967, Mer là người đầu tiên sử dụng ống nội soi để đánh giá cấu trúc tai giữa [26].
Năm 1998, Bùi Minh Đức đã thực hiện vá nhĩ hoàn toàn qua ống nội soi [26].
Ngày nay, phẫu thuật tai giữa dưới sự hướng dẫn của nội soi cứng là một xu hướng phát triển của chuyên khoa tai. Ở nước ta đã có nhiều nơi đã áp dụng phẫu thuật nội soi trong phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính [19].
Theo tháng ngày thuật bảo tồn đã phát triển thành phẫu thuật chỉnh hình tai giữa với mục đích là loại trừ bệnh tích, phục hồi tốt về mặt giải phẫu và chức năng cho bệnh nhân [19].
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Hoàng Nam (1999) nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về việc ứng dụng nội soi tai trong tạo hình tai giữa ở người lớn [46].
Phan Văn Dưng (2000) nghiên cứu kết quả phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, cho kết quả chung của phẫu thuật là: Tốt (40%), khá (34%), xấu (26%) [13].
Trương Tam Phong, Nguyễn Văn Cường, Phạm Tuấn Khoa và cs (2002), qua nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình tai giữa tại Bệnh Viện bưu điện II, nhận thấy màng nhĩ liền sau 2 lần tái khám là 86,54% [35].
Trần Văn Khen, Nguyễn Tiến Dũng (2003) nghiên cứu kết quả phẫu thuật vá nhĩ bằng kỹ thuật Underlay trên 131 bệnh nhân, tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa cho kết quả: Tỷ lệ thành công về phương diện giải phẫu là 87%, về sức nghe trung bình tăng 20-30dB [17].
Phạm Ngọc Chất (2005) nghiên cứu tạo hình màng nhĩ ở nhóm tuổi nghỉ hưu, tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Thiện Hạnh, có kết quả: Tỷ lệ lành màng nhĩ là 92,6%; sức nghe phục hồi trung bình là 7 dB [5].
Phạm Vũ Thanh Hải, Huỳnh Bá Tân (2008) nghiên cứu ứng dụng nội soi trong phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, các tác giả nhận xét: Kỹ thuật đặt mảnh ghép phù hợp với phương pháp nội soi là kỹ thuật tạo vạt da ống tai màng nhĩ [16].
Lê Trần Quang Minh, Lê Thị Hoa Tiên (2008) nghiên cứu phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi có nhiều ưu điểm hơn so với kính hiển vi, nhờ khả năng quan sát lỗ thủng màng nhĩ qua nội soi, vẫn có thể đánh giá đầy đủ, các tiêu chí cần thiết cho phẫu thuật viên [26].
Nguyễn Tấn Phong (2009) nghiên cứu nội soi chỉnh hình tai giữa trên hốc mổ khoét chũm tiệt căn [37].
Lương Hồng Châu (2009) nghiên cứu kết quả phẫu thuật kín thì một trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatoma, với hai mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ liền màng nhĩ ngay lần đầu tiên phẫu thuật trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatom và nghiên cứu tỷ lệ tái phát cholesteatom sau phẫu thuật kín thì 1 [8].
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- Ở Pháp
Võ Quang Phúc (1993): Phẫu thuật vá nhĩ trên 82 bệnh nhân ở Bệnh Viện Dieu-Nantes với kết quả giải phẫu sau 6 tháng là 92,2%, tăng sức nghe ở trẻ em là 5,6 ± 8,38 dB và ở người lớn là 14,5 ± 14,2 dB.
- Ở Mỹ
Bùi Minh Đức (1993) ở Caliofornia: Tác giả trình bày một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và theo dõi bệnh nhân trước và sau mổ vá nhĩ, các giai đoạn và các kỹ thuật cần chú ý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mổ vá nhĩ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tai giữa mạn tính là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ-xương chũm, không có bệnh sinh và căn nguyên đặc hiệu nào [10]. Thông thường người ta nói viêm tai giữa trở thành mạn tính khi thời gian chảy tai của tai giữa kéo dài trên ba tháng. Tuy vậy khoảng thời gian này không có tính chất cố định, chúng ta có thể gặp những viêm tai giữa mạn tính ngay từ tháng thứ hai [42].
Đây là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới [14], [20], [42]. Theo nghiên cứu sơ bộ của ngành Tai Mũi Họng nước ta, ước tính có khoảng 5% dân số bị viêm tai giữa các loại, chiếm khoảng 6-10% so với các bệnh tai mũi họng [17]. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa ở một số phường ở Hà Nội là 8,9% [1]. Viêm tai giữa mạn ở trẻ em là một bệnh có tần suất khá cao 6,86% [25]. Theo các tài trong và ngoài nước, tỷ lệ viêm tai giữa khoảng 10% ở trẻ em [4], [24]. Theo thống kê tại Viện Tai Mũi Họng biến chứng của viêm tai giữa chiếm 60% trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng [13].
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi nơi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được cứu chữa kịp thời đặc biệt là ở trẻ em do sức đề kháng của trẻ yếu hơn: Viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên, liệt mặt… [4], [10], [14], [15], [20], [42].
Viêm tai giữa gây chảy mủ tai kéo dài, ngoài việc gây giảm sức nghe làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm tai giữa mạn tính có triệu chứng lâm sàng đa dạng và được chia làm 2 loại: Viêm tai giữa mạn tính nhầy, bệnh tích còn khu trú ở niêm mạc và viêm tai giữa mạn tính mủ, bệnh tích đã vượt khỏi niêm mạc và làm tổn thương đến xương [14], [42].
Vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính ngoài việc loại trừ bệnh tích còn nhằm đến bảo tồn và phục hồi sức nghe cho bệnh nhân [19], [20], [23], [61].
Có nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình tai giữa: Mổ vá nhĩ đơn thuần, mổ sào bào thượng nhĩ kèm vá nhĩ...Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn tính không những giải quyết được bệnh tích, tránh biến chứng mà còn bảo tồn và phục hồi sức nghe [19], [23], [55], [60].
Xuất phát từ tính quan trọng, thực tiễn, khoa học của bệnh viêm tai giữa mạn tính và vấn đề điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng phẫu thuật như nêu trên, chúng tui thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật vá nhĩ của viêm tai giữa mạn tính" nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm tai giữa mạn tính.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật vá nhĩ về phương diện giải phẫu và sức nghe.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
Từ lâu người ta đã phát hiện những tai có màng nhĩ thủng và tổn thương của xương chũm trên các xác có độ tuổi 2000 năm ở Ai Cập, họ phát hiện ra những lỗ khoan và sự phá hủy xương chũm, người Iran tiền sử đã có những bằng chứng về bệnh tai giữa. Viêm tai và viêm tai xương chũm đã được mô tả từ lâu, Hippocrate mô tả "Tai đau dữ dội và sốt kéo dài sẽ đe dọa gây rối loạn về thần kinh cho bệnh nhân và gây tử vong" [3], [4]. Ông là người đầu tiên đã nêu được vai trò của màng nhĩ trong chức năng nghe.
Phẫu thuật xương chũm được bắt đầu thực hiện từ thế kỷ 18 [4]. Năm 1980, Stacke lần đầu tiên tiến hành mổ triệt căn từ sau ra trước. Sau đó Zaufal tiến hành mổ triệt căn nhưng từ trước ra sau. Cuối cùng Schwartze đã hoàn chỉnh cách mổ. Wolf thì mở rộng ống tai phía sau trên bắt đầu mở vào sào đạo, sau đó phát triển về sào bào và thượng nhĩ. Còn Hautant thì bằng đường đục hình cánh cung, cùng một lúc bào mỏng mặt ngoài các hốc trên để mở đường đi vào các hốc đó.
Trong gần 4 thập kỷ qua, đã có nhiều cải tiến làm phong phú thêm phương pháp điều trị phẫu thuật tai xương chũm và tạo hình màng nhĩ.
Từ năm 1908 đã lần lượt xuất hiện các loại phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật tạo hình màng nhĩ và sau đó trở thành thường quy vào thập niên 50 của thế kỷ trước [4], [28]. Từ năm 1952, Wullstein (Đức) và Zollner (Đức) khởi xướng nguyên lý tạo hình tai giữa vừa giải quyết bệnh tích, vừa tăng cường sức nghe. Năm 1956, House đã hoàn chỉnh kỹ thuật lấy biểu bì và đặt mảnh ghép lên lớp sợi của phần màng nhĩ còn lại, gọi là kỹ thuật Overley. Năm 1958, Heermann dùng cân cơ thái dương làm mảnh ghép. Năm 1960, Shea đề ra một kỹ thuật đặt mảnh ghép là tĩnh mạch ở mặt dưới màng nhĩ gọi là kỹ thuật Underley. Năm 1961, Stors hoàn chỉnh kỹ thuật Underley với mảnh ghép là cân cơ thái dương và phổ biến khắp Hoa kỳ.
Năm 1962, Heermann dùng sụn nắp tai làm mảnh ghép [13], [28].
Năm 1957, Hall và Rytzner giới thiệu kỹ thuật cắt xương bàn đạp, dùng vật liệu ghép tự thân là xương đe hay xương búa. Năm 1958, Shea sử dụng vật liệu thay thế là ống polyethylen. Năm 1965, Guilford giới thiệu và phổ cập kỹ thuật chỉnh hình chuỗi xương con bằng xương đe tự thân, kỹ thật này được áp dụng cho đến hiện nay [5].
Năm 1967, Mer là người đầu tiên sử dụng ống nội soi để đánh giá cấu trúc tai giữa [26].
Năm 1998, Bùi Minh Đức đã thực hiện vá nhĩ hoàn toàn qua ống nội soi [26].
Ngày nay, phẫu thuật tai giữa dưới sự hướng dẫn của nội soi cứng là một xu hướng phát triển của chuyên khoa tai. Ở nước ta đã có nhiều nơi đã áp dụng phẫu thuật nội soi trong phẫu thuật điều trị viêm tai giữa mạn tính [19].
Theo tháng ngày thuật bảo tồn đã phát triển thành phẫu thuật chỉnh hình tai giữa với mục đích là loại trừ bệnh tích, phục hồi tốt về mặt giải phẫu và chức năng cho bệnh nhân [19].
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Hoàng Nam (1999) nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học về việc ứng dụng nội soi tai trong tạo hình tai giữa ở người lớn [46].
Phan Văn Dưng (2000) nghiên cứu kết quả phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Trung Ương Huế, cho kết quả chung của phẫu thuật là: Tốt (40%), khá (34%), xấu (26%) [13].
Trương Tam Phong, Nguyễn Văn Cường, Phạm Tuấn Khoa và cs (2002), qua nghiên cứu kết quả phẫu thuật tạo hình tai giữa tại Bệnh Viện bưu điện II, nhận thấy màng nhĩ liền sau 2 lần tái khám là 86,54% [35].
Trần Văn Khen, Nguyễn Tiến Dũng (2003) nghiên cứu kết quả phẫu thuật vá nhĩ bằng kỹ thuật Underlay trên 131 bệnh nhân, tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Khánh Hòa cho kết quả: Tỷ lệ thành công về phương diện giải phẫu là 87%, về sức nghe trung bình tăng 20-30dB [17].
Phạm Ngọc Chất (2005) nghiên cứu tạo hình màng nhĩ ở nhóm tuổi nghỉ hưu, tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Thiện Hạnh, có kết quả: Tỷ lệ lành màng nhĩ là 92,6%; sức nghe phục hồi trung bình là 7 dB [5].
Phạm Vũ Thanh Hải, Huỳnh Bá Tân (2008) nghiên cứu ứng dụng nội soi trong phẫu thuật vá nhĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng, các tác giả nhận xét: Kỹ thuật đặt mảnh ghép phù hợp với phương pháp nội soi là kỹ thuật tạo vạt da ống tai màng nhĩ [16].
Lê Trần Quang Minh, Lê Thị Hoa Tiên (2008) nghiên cứu phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy phẫu thuật chỉnh hình màng nhĩ đơn thuần qua nội soi có nhiều ưu điểm hơn so với kính hiển vi, nhờ khả năng quan sát lỗ thủng màng nhĩ qua nội soi, vẫn có thể đánh giá đầy đủ, các tiêu chí cần thiết cho phẫu thuật viên [26].
Nguyễn Tấn Phong (2009) nghiên cứu nội soi chỉnh hình tai giữa trên hốc mổ khoét chũm tiệt căn [37].
Lương Hồng Châu (2009) nghiên cứu kết quả phẫu thuật kín thì một trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatoma, với hai mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ liền màng nhĩ ngay lần đầu tiên phẫu thuật trên bệnh nhân viêm tai xương chũm có cholesteatom và nghiên cứu tỷ lệ tái phát cholesteatom sau phẫu thuật kín thì 1 [8].
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- Ở Pháp
Võ Quang Phúc (1993): Phẫu thuật vá nhĩ trên 82 bệnh nhân ở Bệnh Viện Dieu-Nantes với kết quả giải phẫu sau 6 tháng là 92,2%, tăng sức nghe ở trẻ em là 5,6 ± 8,38 dB và ở người lớn là 14,5 ± 14,2 dB.
- Ở Mỹ
Bùi Minh Đức (1993) ở Caliofornia: Tác giả trình bày một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và theo dõi bệnh nhân trước và sau mổ vá nhĩ, các giai đoạn và các kỹ thuật cần chú ý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mổ vá nhĩ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links