Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
VA (Végétations Adénoides) là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng bị sùi lên, là một trong 6 cấu trúc lympho của vòng bạch huyết Waldeyer của ngã tư hầu họng. VA giúp trẻ tạo kháng thể qua các lần viêm nhiễm, tuy nhiên sau nhiều lần viêm nhiễm, VA hết dần vai trò miễn nhiễm và nếu viêm trở lại có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn. Khi cơ thể giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ bùng phát gây viêm cấp hay biến chứng. Ngoài ra VA quá phát gây tắc nghẽn đường mũi nói riêng và nghẽn đường thở nói chung [15], gây nên nhiều biến chứng khác như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm thanh khí quản….
Viêm VA là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, là bệnh phổ biến không chỉ là bệnh lý tai mũi họng, mà là bệnh lý chung của đường hô hấp trên, cũng là mối quan tâm của thầy thuốc nhi khoa và đa khoa. Tỷ lệ viêm VA ở nước ta là khoảng 30% trong tổng số bệnh tai mũi họng ở trẻ em dưới 10 tuổi, ở Pháp 25%, ở Tiệp Khắc 12%, Đức 17%.
Viêm VA có thể gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác và ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng vấn đề chẩn đoán ở nhiều nơi còn chủ yếu dựa vào cách hỏi bệnh và dùng công cụ khám tai mũi họng thông thường. Hiện nay tại các phòng khám tai mũi họng, nhiều cơ sở đã triển khai chẩn đoán viêm VA bằng nội soi và cho một chẩn đoán chắc chắn về hình ảnh VA.
Điều trị viêm VA mãn tính chủ yếu bằng phẫu thuật nạo VA. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều cơ sở tai mũi họng còn nạo VA bằng phương pháp cổ điển với thìa nạo Moure hay La Force và thường là nạo mù, phẫu thuật viên không quan sát được phẫu trường, do vậy có một số hạn chế dễ bỏ sót mô VA viêm mãn tính, dễ gây tổn thương đến các cấu trúc xung quanh như niêm mạc vòm họng mũi, gờ loa vòi nhĩ, và khó khăn trong việc cầm máu, không nạo hết được phần lan rộng vào hố mũi, không thể kiểm soát được sau phẫu thuật có sạch VA hay không và chưa có đánh giá hiệu quả của phẫu thuật.
Ngày nay nhờ vào sự phát triển rộng rãi của chuyên ngành phẫu thuật nội soi mũi xoang, với sự tiến bộ về trang thiết bị và kỹ thuật, chúng ta có thể điều trị tốt, tránh được biến chứng hiện tại và lâu dài cho bệnh nhân. Tận dụng lợi thế của nội soi, cho hình ảnh phóng đại, nhìn rõ được phẫu trường và các mốc giải phẫu mà trước đây các phương pháp cổ điển không nhìn thấy
Vì vậy chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo Moure qua nội soi”, với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của viêm VA.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo Moure qua nội soi.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
VA là hai chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Végétations adénoides”. Có tác giả gọi là “Sùi vòm họng” nhưng danh từ “Sùi vòm họng” ít được sử dụng. Các thầy thuốc Việt Nam hay sử dụng danh từ “VA”. Nó thuộc vòng bạch huyết Waldeyer của vùng hầu họng, do Heinrich von Waldeyer mô tả [6].
Heinrich Wilhelm Gottfried von Waldeyer (1836-1921) là một nhà giải phẫu học người Đức. Khi ở cương vị là giám đốc ngành giải phẫu học tại Berlin trong hơn 33 năm, ông đã nổi tiếng khắp nơi như là một giáo sư về giải phẫu học và mô học. Vòng tân bào Waldeyer được ông mô tả vào năm 1884.
Về lịch sử khám nội soi, việc mô tả khám nội soi sớm nhất từ trường phái Kos do Hippocrates cầm đầu (460-375 TCN). Ông đã mô tả một công cụ được dùng để khám trực tràng gần giống với cái các thầy thuốc đang dùng hiện tại và còn một công cụ 2 van được tìm thấy trong kho tàng của thành Pompeii, bị vùi chôn từ năm 70 SCN, hiện nay còn được trưng bày tại viện Rizzoli, Bologna.
Bản luận thuyết Niddah trong Kinh Thánh Babylone được viết vào năm 500 SCN, cũng có tả một công cụ làm bằng đồng ở đầu có gắn gỗ để đưa vào âm đạo dễ dàng, dùng để quan sát cổ tử cung.
Sau đó nhiều bác sĩ đã sử dụng nội soi để nhìn vào khoang mũi và miệng.
Các tiến bộ đạt được trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang thông qua kỹ thuật nội soi ngày càng được áp dụng rộng rãi. Cùng với việc mong muốn giới thiệu kỹ thuật này trong việc khám chữa bệnh, đã thúc đẩy việc trình bày những nét cơ bản của kỹ thuật nội soi cùng với những ứng dụng của chúng trong ngành Tai Mũi Họng.
Thiết bị mà chúng ta đang sử dụng ngày nay đã trải qua rất nhiều cải tiến song hành với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Thiết bị gồm 3 phần chính:
- Ống kính quang học có độ phóng đại 20-30 lần.
- Nguồn sáng Xenon hay Halogen.
- Camera truyền hình ảnh trực tiếp lên màn hình tivi.
Ở nước ta, nội soi mũi xoang được áp dụng gần hơn 20 năm nay, khởi đầu chúng chỉ giới hạn ở các thành phố lớn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nội soi mũi xoang có đầu tiên ở Trung tâm Tai mũi họng, kế đến là các bệnh viện lớn khác trong thành phố.
Ngày nay, khám nội soi là phương tiện phổ biến ở nhiều trung tâm y tế và ngay cả ở phòng bệnh tư nhân và khám nội soi vòm để chẩn đoán VA ngày càng được sử dụng nhiều, đã giúp cho chẩn đoán và điều trị VA ở trẻ ngày càng tốt hơn và nội soi ngày càng tỏ ra là một phương tiện không thể thiếu trong khám và điều trị TMH.
Phẫu thuật nạo VA, được thực hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1800 khi Willhelm Meyer người Đan Mạch, đề xuất rằng VA gây nên các triệu chứng về mũi và nghe kém. Phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA đã được thực hiện thường xuyên cùng nhau bắt đầu ở phần đầu của thập niên 1900, khi amiđan và VA được coi là những ổ nhiễm trùng gây ra nhiều bệnh khác. Phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA được coi là một điều trị cho chứng biếng ăn, chậm phát triển tâm thần hay đơn giản chỉ được thực hiện để thúc đẩy sức khỏe tốt. Và cách điều trị này, như đã trở thành phổ biến đối với học sinh tuổi đi học vào đầu những năm 1900 [19].
Trong những thập niên 1930 và 1940, việc sử dụng rộng rãi phẫu thuật nạo VA và cắt amiđan được tranh cãi, vì sự phát triển của kháng sinh đã giúp điều trị tốt viêm amiđan và VA. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA cùng lúc là không hiệu quả đã được công nhận. Tuy nhiên trong suốt thế kỷ 20, trong phẫu thuật cắt amiđan, phẫu thuật viên thường thực hiện nạo VA kèm theo. Mặc dù hơn 50 năm, nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi về phẫu thuật nạo VA [19].
Nhan Trừng Sơn lần đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh sử dụng nội soi trong nạo VA [7].
Về phương tiện kỹ thuật trước đây, VA được nạo bằng thìa Moure, hay bằng kềm La Force, cả 2 cách đều dựa trên nguyên tắc dùng lưỡi dao và dùng sức nạo của PTV và thường là nạo mù, người PTV không quan sát hết phẫu trường, do vậy có một số hạn chế là dễ tổn thương mô xung quanh và khó khăn trong việc cầm máu, không nạo hết được phần lan rộng vào hố mũi, do vậy có thể nạo sót VA [19].
Cùng với sự phát triển về y công cụ nạo VA bằng phương pháp nội soi thường cho kết quả tốt và chính xác hơn
1.2. CƠ QUAN LYMPHO VÙNG HỌNG VÀ VAI TRÒ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA AMIĐAN
Với nhiều thành tựu nghiên cứu miễn dịch và bệnh lý miễn dịch, ngày nay miễn dịch học đang trở thành một ngành khoa học đang phát triển cao và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong Sinh học và Y học. Hơn 20 năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vai trò miễn dịch của hệ thống mô lympho vùng họng (amiđan) trong quá trình tham gia đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về sự tham gia miễn dịch của amiđan, chúng tui xin giới thiệu tóm tắt về vai trò của tế bào lympho trong cơ chế miễn dịch của cơ thể [4], [6].
1.2.1. Cơ chế bảo vệ cơ thể và vai trò của tế bào lympho trong đáp ứng miễn dịch
Trong quá trình sống và thích nghi, con người luôn phải đối đầu với các sinh vật gây bệnh. Miễn dịch là một trong những hoạt động đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
1.2.1.1. Bảo vệ không đặc hiệu
Bảo vệ không đặc hiệu bao gồm hàng rào ngăn cách bảo vệ vòng ngoài (da và niêm mạc) và hiện tượng thực bào.
- Da và niêm mạc:
Da và niêm mạc là hàng rào ngăn cách thực hiện bảo vệ vòng ngoài không đặc hiệu với môi trường xung quanh. Da và niêm mạc bao giờ cũng có hai lớp: biểu mô là lớp ngoài cùng và mô liên kết nằm ngay dưới biểu mô.
Da và niêm mạc luôn tiết ra các thể dịch để tự làm sạch, rửa và làm trôi đi các vi sinh vật và vật lạ theo bám trên bề mặt không cho chúng cơ hội xâm nhập. Trên bề mặt niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp, chất nhầy và sự tiết nhầy cũng nằm trong cơ chế bảo vệ này.
- Hiện tượng thực bào:
+ Bạch cầu hạt tham gia vào cơ chế bảo vệ không đặc hiệu theo con đường thực bào. Bạch cầu hạt bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính (polymorphonuclear neutrophile), bạch cầu ưa kiềm (basophile) và bạch cầu ưa axit (eosinophile). Bạch cầu đa nhân trung tính có vai trò quan trọng trong hiệu tượng thực bào cho nên còn được gọi là tiểu thực bào.
+ Bạch cầu không hạt gồm tế bào đơn nhân (monocyte) và tế bào lympho (lymphocyte). Monocyte là tiền thân của đại thực bào. Chỉ có lymphocyte đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thuộc cơ chế bảo vệ đặc hiệu.
Như vậy một đội ngũ tế bào làm nhiệm vụ “bảo vệ chuyên nghiệp” theo con đường thực bào gồm có: bạch cầu hạt, monocyte và đại thực bào.
+ Monocyte và Đại thực bào - Hệ thống thực bào đơn nhân
Cơ thể có tới 2% tổng số các tế bào làm nhiệm vụ thực bào, trong đó tế bào đa nhân trung tính, tế bào đơn nhân và đại thực bào là thành phần chủ chốt, hiệu quả nhất và do đó được đánh giá là “chuyên nghiệp” [6].
1.2.1.2. Bảo vệ đặc hiệu
Là hệ thống miễn dịch và các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.
- Cơ quan lympho
Cơ quan lympho là nơi biệt hóa, huấn luyện và tàng trữ các tế bào lympho, bao gồm cơ quan lympho trung tâm và cơ quan lympho ngoại biên.
Tế bào nguồn dòng lympho được sản xuất từ tủy xương đến các cơ quan lympho trung tâm để tiếp tục quá trình biệt hóa thành các lympho trưởng thành. Sau đó các lympho này đến tập trung tại các cơ quan lympho ngoại biên để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác nhau trong quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
+ Cơ quan lympho trung tâm ở người là tuyến ức và tủy xương. Cơ quan lympho trung ương có nhiệm vụ biến tế bào nguồn dòng lympho thành các tế bào lympho T và B.
+ Cơ quan lympho ngoại biên ở người:
. Lách.
. Hạch lympho (còn gọi là hạch bạch huyết, lympho node, lympho gland).
. Mảng Peyer ở ruột.
. Amiđan (còn gọi là Hạnh nhân) là cơ quan lympho họng, bao gồm các khối lympho (amiđan) kết nối với nhau tạo nên vòng Waldeyer, trong đó 2 amiđan quan trọng nhất là amiđan khẩu cái (thường gọi là amiđan) và amiđan vòm họng (thường gọi là VA).
+ Mô lympho nhỏ, rải rác ở dưới niêm mạc, phế nang, phế quản, đường tiết niệu và đường sinh dục. Các cơ quan lympho ngoại biên tạo nên mạng lưới miễn dịch rộng khắp, đa dạng và hoàn chỉnh.
- Các tế bào lympho
Có 2 loại tế bào: Lympho T và Lympho B
+ Lympho T: Lympho T được biệt hóa tại Thymus (tuyến ức) thành
2 dạng:
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược về lịch sử 3
1.2. Cơ quan Lympho vùng họng và vai trò đáp ứng miễn dịch
của Amidan 5
1.3. Giải phẫu và sinh lý 11
1.4. Bệnh học viêm VA 14
1.5. Phẫu thuật nạo VA 18
1.6. Một số nghiên cứu liên quan 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
Chương 3.DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
Chương 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN........................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................37
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các khối mô lymphô amiđan chính của vòng Waldeyer trang 9
Hình 1.2. Các phần của họng (nhìn nghiêng) trang 12 Hình 1.3. Hình họng mũi nhìn qua nội soi trang 12
Hình 1.4: Vị trí giải phẫu VA trang 13
Hình 1.5: VA nhìn qua nội soi trang 13
Hình 1.6. Mức độ quá phát VA qua XQ cổ nghiêng trang 18
Hình 1.7. công cụ nạo VA thìa Moure trang 20
Hình 1.8. công cụ nạo VA La Force trang 20
Hình 1.9. Ống hút và đông điện đơn cực trang 21
Hình 2.1. Bộ nội soi khám và phẫu thuật trang 24
Hình 2.2. Thìa nạo Moure trang 24
Hình 2.3. Vòm mũi họng và VA nhìn qua mũi với ống nội soi cứng 0¬0 trang 25
Hình 2.4. Mức độ quá phát VA qua ống nội soi cứng 00 trang 28
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BC : Biến chứng
BN : Bệnh nhân
NKQ : Nội khí quản
PTV : Phẫu thuật viên
SCN : Sau công nguyên
TCN : Trước công nguyên
TMH : Tai Mũi Họng
VA : (Végétation Adénoides – Sùi vòm)
VTG : Viêm tai giữa
Phiếu số: ……………
PHIẾU ĐIỀU TRA
Hình thức điều trị: Ngoại trú Nội trú
Số bệnh án:...................................................Ngày vào viện
Ngày phẫu thuật ...........................................Ngày ra viện
Ngày tái khám
1. PHẦN HÀNH CHÍNH
1.1. Họ và tên bệnh nhân:.....................................................................................................
1.2. Tuổi:.................................................1.3. Giới: Nam Nữ
1.4. Tên cha mẹ: ..................................................................................................................
1.5. Địa chỉ chi tiết:..............................................................................................................
..............................................................................................................................................
1.6. Số ĐT: NR:........................................................DĐ:................................................
1.7. Lý do đến khám:...........................................................................................................
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRƯỚC MỔ
2.1. Tiền sử, bệnh sử
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
VA (Végétations Adénoides) là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng bị sùi lên, là một trong 6 cấu trúc lympho của vòng bạch huyết Waldeyer của ngã tư hầu họng. VA giúp trẻ tạo kháng thể qua các lần viêm nhiễm, tuy nhiên sau nhiều lần viêm nhiễm, VA hết dần vai trò miễn nhiễm và nếu viêm trở lại có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn. Khi cơ thể giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ bùng phát gây viêm cấp hay biến chứng. Ngoài ra VA quá phát gây tắc nghẽn đường mũi nói riêng và nghẽn đường thở nói chung [15], gây nên nhiều biến chứng khác như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm thanh khí quản….
Viêm VA là một bệnh còn phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, là bệnh phổ biến không chỉ là bệnh lý tai mũi họng, mà là bệnh lý chung của đường hô hấp trên, cũng là mối quan tâm của thầy thuốc nhi khoa và đa khoa. Tỷ lệ viêm VA ở nước ta là khoảng 30% trong tổng số bệnh tai mũi họng ở trẻ em dưới 10 tuổi, ở Pháp 25%, ở Tiệp Khắc 12%, Đức 17%.
Viêm VA có thể gây nhiều biến chứng lên các cơ quan khác và ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ, nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng vấn đề chẩn đoán ở nhiều nơi còn chủ yếu dựa vào cách hỏi bệnh và dùng công cụ khám tai mũi họng thông thường. Hiện nay tại các phòng khám tai mũi họng, nhiều cơ sở đã triển khai chẩn đoán viêm VA bằng nội soi và cho một chẩn đoán chắc chắn về hình ảnh VA.
Điều trị viêm VA mãn tính chủ yếu bằng phẫu thuật nạo VA. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều cơ sở tai mũi họng còn nạo VA bằng phương pháp cổ điển với thìa nạo Moure hay La Force và thường là nạo mù, phẫu thuật viên không quan sát được phẫu trường, do vậy có một số hạn chế dễ bỏ sót mô VA viêm mãn tính, dễ gây tổn thương đến các cấu trúc xung quanh như niêm mạc vòm họng mũi, gờ loa vòi nhĩ, và khó khăn trong việc cầm máu, không nạo hết được phần lan rộng vào hố mũi, không thể kiểm soát được sau phẫu thuật có sạch VA hay không và chưa có đánh giá hiệu quả của phẫu thuật.
Ngày nay nhờ vào sự phát triển rộng rãi của chuyên ngành phẫu thuật nội soi mũi xoang, với sự tiến bộ về trang thiết bị và kỹ thuật, chúng ta có thể điều trị tốt, tránh được biến chứng hiện tại và lâu dài cho bệnh nhân. Tận dụng lợi thế của nội soi, cho hình ảnh phóng đại, nhìn rõ được phẫu trường và các mốc giải phẫu mà trước đây các phương pháp cổ điển không nhìn thấy
Vì vậy chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của viêm VA và kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo Moure qua nội soi”, với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi của viêm VA.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nạo VA bằng thìa nạo Moure qua nội soi.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ
VA là hai chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Végétations adénoides”. Có tác giả gọi là “Sùi vòm họng” nhưng danh từ “Sùi vòm họng” ít được sử dụng. Các thầy thuốc Việt Nam hay sử dụng danh từ “VA”. Nó thuộc vòng bạch huyết Waldeyer của vùng hầu họng, do Heinrich von Waldeyer mô tả [6].
Heinrich Wilhelm Gottfried von Waldeyer (1836-1921) là một nhà giải phẫu học người Đức. Khi ở cương vị là giám đốc ngành giải phẫu học tại Berlin trong hơn 33 năm, ông đã nổi tiếng khắp nơi như là một giáo sư về giải phẫu học và mô học. Vòng tân bào Waldeyer được ông mô tả vào năm 1884.
Về lịch sử khám nội soi, việc mô tả khám nội soi sớm nhất từ trường phái Kos do Hippocrates cầm đầu (460-375 TCN). Ông đã mô tả một công cụ được dùng để khám trực tràng gần giống với cái các thầy thuốc đang dùng hiện tại và còn một công cụ 2 van được tìm thấy trong kho tàng của thành Pompeii, bị vùi chôn từ năm 70 SCN, hiện nay còn được trưng bày tại viện Rizzoli, Bologna.
Bản luận thuyết Niddah trong Kinh Thánh Babylone được viết vào năm 500 SCN, cũng có tả một công cụ làm bằng đồng ở đầu có gắn gỗ để đưa vào âm đạo dễ dàng, dùng để quan sát cổ tử cung.
Sau đó nhiều bác sĩ đã sử dụng nội soi để nhìn vào khoang mũi và miệng.
Các tiến bộ đạt được trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang thông qua kỹ thuật nội soi ngày càng được áp dụng rộng rãi. Cùng với việc mong muốn giới thiệu kỹ thuật này trong việc khám chữa bệnh, đã thúc đẩy việc trình bày những nét cơ bản của kỹ thuật nội soi cùng với những ứng dụng của chúng trong ngành Tai Mũi Họng.
Thiết bị mà chúng ta đang sử dụng ngày nay đã trải qua rất nhiều cải tiến song hành với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Thiết bị gồm 3 phần chính:
- Ống kính quang học có độ phóng đại 20-30 lần.
- Nguồn sáng Xenon hay Halogen.
- Camera truyền hình ảnh trực tiếp lên màn hình tivi.
Ở nước ta, nội soi mũi xoang được áp dụng gần hơn 20 năm nay, khởi đầu chúng chỉ giới hạn ở các thành phố lớn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nội soi mũi xoang có đầu tiên ở Trung tâm Tai mũi họng, kế đến là các bệnh viện lớn khác trong thành phố.
Ngày nay, khám nội soi là phương tiện phổ biến ở nhiều trung tâm y tế và ngay cả ở phòng bệnh tư nhân và khám nội soi vòm để chẩn đoán VA ngày càng được sử dụng nhiều, đã giúp cho chẩn đoán và điều trị VA ở trẻ ngày càng tốt hơn và nội soi ngày càng tỏ ra là một phương tiện không thể thiếu trong khám và điều trị TMH.
Phẫu thuật nạo VA, được thực hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1800 khi Willhelm Meyer người Đan Mạch, đề xuất rằng VA gây nên các triệu chứng về mũi và nghe kém. Phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA đã được thực hiện thường xuyên cùng nhau bắt đầu ở phần đầu của thập niên 1900, khi amiđan và VA được coi là những ổ nhiễm trùng gây ra nhiều bệnh khác. Phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA được coi là một điều trị cho chứng biếng ăn, chậm phát triển tâm thần hay đơn giản chỉ được thực hiện để thúc đẩy sức khỏe tốt. Và cách điều trị này, như đã trở thành phổ biến đối với học sinh tuổi đi học vào đầu những năm 1900 [19].
Trong những thập niên 1930 và 1940, việc sử dụng rộng rãi phẫu thuật nạo VA và cắt amiđan được tranh cãi, vì sự phát triển của kháng sinh đã giúp điều trị tốt viêm amiđan và VA. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy phẫu thuật cắt amiđan và nạo VA cùng lúc là không hiệu quả đã được công nhận. Tuy nhiên trong suốt thế kỷ 20, trong phẫu thuật cắt amiđan, phẫu thuật viên thường thực hiện nạo VA kèm theo. Mặc dù hơn 50 năm, nghiên cứu vẫn còn nhiều tranh cãi về phẫu thuật nạo VA [19].
Nhan Trừng Sơn lần đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh sử dụng nội soi trong nạo VA [7].
Về phương tiện kỹ thuật trước đây, VA được nạo bằng thìa Moure, hay bằng kềm La Force, cả 2 cách đều dựa trên nguyên tắc dùng lưỡi dao và dùng sức nạo của PTV và thường là nạo mù, người PTV không quan sát hết phẫu trường, do vậy có một số hạn chế là dễ tổn thương mô xung quanh và khó khăn trong việc cầm máu, không nạo hết được phần lan rộng vào hố mũi, do vậy có thể nạo sót VA [19].
Cùng với sự phát triển về y công cụ nạo VA bằng phương pháp nội soi thường cho kết quả tốt và chính xác hơn
1.2. CƠ QUAN LYMPHO VÙNG HỌNG VÀ VAI TRÒ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA AMIĐAN
Với nhiều thành tựu nghiên cứu miễn dịch và bệnh lý miễn dịch, ngày nay miễn dịch học đang trở thành một ngành khoa học đang phát triển cao và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong Sinh học và Y học. Hơn 20 năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vai trò miễn dịch của hệ thống mô lympho vùng họng (amiđan) trong quá trình tham gia đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về sự tham gia miễn dịch của amiđan, chúng tui xin giới thiệu tóm tắt về vai trò của tế bào lympho trong cơ chế miễn dịch của cơ thể [4], [6].
1.2.1. Cơ chế bảo vệ cơ thể và vai trò của tế bào lympho trong đáp ứng miễn dịch
Trong quá trình sống và thích nghi, con người luôn phải đối đầu với các sinh vật gây bệnh. Miễn dịch là một trong những hoạt động đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
1.2.1.1. Bảo vệ không đặc hiệu
Bảo vệ không đặc hiệu bao gồm hàng rào ngăn cách bảo vệ vòng ngoài (da và niêm mạc) và hiện tượng thực bào.
- Da và niêm mạc:
Da và niêm mạc là hàng rào ngăn cách thực hiện bảo vệ vòng ngoài không đặc hiệu với môi trường xung quanh. Da và niêm mạc bao giờ cũng có hai lớp: biểu mô là lớp ngoài cùng và mô liên kết nằm ngay dưới biểu mô.
Da và niêm mạc luôn tiết ra các thể dịch để tự làm sạch, rửa và làm trôi đi các vi sinh vật và vật lạ theo bám trên bề mặt không cho chúng cơ hội xâm nhập. Trên bề mặt niêm mạc mũi, họng và đường hô hấp, chất nhầy và sự tiết nhầy cũng nằm trong cơ chế bảo vệ này.
- Hiện tượng thực bào:
+ Bạch cầu hạt tham gia vào cơ chế bảo vệ không đặc hiệu theo con đường thực bào. Bạch cầu hạt bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính (polymorphonuclear neutrophile), bạch cầu ưa kiềm (basophile) và bạch cầu ưa axit (eosinophile). Bạch cầu đa nhân trung tính có vai trò quan trọng trong hiệu tượng thực bào cho nên còn được gọi là tiểu thực bào.
+ Bạch cầu không hạt gồm tế bào đơn nhân (monocyte) và tế bào lympho (lymphocyte). Monocyte là tiền thân của đại thực bào. Chỉ có lymphocyte đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thuộc cơ chế bảo vệ đặc hiệu.
Như vậy một đội ngũ tế bào làm nhiệm vụ “bảo vệ chuyên nghiệp” theo con đường thực bào gồm có: bạch cầu hạt, monocyte và đại thực bào.
+ Monocyte và Đại thực bào - Hệ thống thực bào đơn nhân
Cơ thể có tới 2% tổng số các tế bào làm nhiệm vụ thực bào, trong đó tế bào đa nhân trung tính, tế bào đơn nhân và đại thực bào là thành phần chủ chốt, hiệu quả nhất và do đó được đánh giá là “chuyên nghiệp” [6].
1.2.1.2. Bảo vệ đặc hiệu
Là hệ thống miễn dịch và các cơ quan và tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.
- Cơ quan lympho
Cơ quan lympho là nơi biệt hóa, huấn luyện và tàng trữ các tế bào lympho, bao gồm cơ quan lympho trung tâm và cơ quan lympho ngoại biên.
Tế bào nguồn dòng lympho được sản xuất từ tủy xương đến các cơ quan lympho trung tâm để tiếp tục quá trình biệt hóa thành các lympho trưởng thành. Sau đó các lympho này đến tập trung tại các cơ quan lympho ngoại biên để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác nhau trong quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
+ Cơ quan lympho trung tâm ở người là tuyến ức và tủy xương. Cơ quan lympho trung ương có nhiệm vụ biến tế bào nguồn dòng lympho thành các tế bào lympho T và B.
+ Cơ quan lympho ngoại biên ở người:
. Lách.
. Hạch lympho (còn gọi là hạch bạch huyết, lympho node, lympho gland).
. Mảng Peyer ở ruột.
. Amiđan (còn gọi là Hạnh nhân) là cơ quan lympho họng, bao gồm các khối lympho (amiđan) kết nối với nhau tạo nên vòng Waldeyer, trong đó 2 amiđan quan trọng nhất là amiđan khẩu cái (thường gọi là amiđan) và amiđan vòm họng (thường gọi là VA).
+ Mô lympho nhỏ, rải rác ở dưới niêm mạc, phế nang, phế quản, đường tiết niệu và đường sinh dục. Các cơ quan lympho ngoại biên tạo nên mạng lưới miễn dịch rộng khắp, đa dạng và hoàn chỉnh.
- Các tế bào lympho
Có 2 loại tế bào: Lympho T và Lympho B
+ Lympho T: Lympho T được biệt hóa tại Thymus (tuyến ức) thành
2 dạng:
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược về lịch sử 3
1.2. Cơ quan Lympho vùng họng và vai trò đáp ứng miễn dịch
của Amidan 5
1.3. Giải phẫu và sinh lý 11
1.4. Bệnh học viêm VA 14
1.5. Phẫu thuật nạo VA 18
1.6. Một số nghiên cứu liên quan 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
Chương 3.DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
Chương 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN........................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................37
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các khối mô lymphô amiđan chính của vòng Waldeyer trang 9
Hình 1.2. Các phần của họng (nhìn nghiêng) trang 12 Hình 1.3. Hình họng mũi nhìn qua nội soi trang 12
Hình 1.4: Vị trí giải phẫu VA trang 13
Hình 1.5: VA nhìn qua nội soi trang 13
Hình 1.6. Mức độ quá phát VA qua XQ cổ nghiêng trang 18
Hình 1.7. công cụ nạo VA thìa Moure trang 20
Hình 1.8. công cụ nạo VA La Force trang 20
Hình 1.9. Ống hút và đông điện đơn cực trang 21
Hình 2.1. Bộ nội soi khám và phẫu thuật trang 24
Hình 2.2. Thìa nạo Moure trang 24
Hình 2.3. Vòm mũi họng và VA nhìn qua mũi với ống nội soi cứng 0¬0 trang 25
Hình 2.4. Mức độ quá phát VA qua ống nội soi cứng 00 trang 28
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BC : Biến chứng
BN : Bệnh nhân
NKQ : Nội khí quản
PTV : Phẫu thuật viên
SCN : Sau công nguyên
TCN : Trước công nguyên
TMH : Tai Mũi Họng
VA : (Végétation Adénoides – Sùi vòm)
VTG : Viêm tai giữa
Phiếu số: ……………
PHIẾU ĐIỀU TRA
Hình thức điều trị: Ngoại trú Nội trú
Số bệnh án:...................................................Ngày vào viện
Ngày phẫu thuật ...........................................Ngày ra viện
Ngày tái khám
1. PHẦN HÀNH CHÍNH
1.1. Họ và tên bệnh nhân:.....................................................................................................
1.2. Tuổi:.................................................1.3. Giới: Nam Nữ
1.4. Tên cha mẹ: ..................................................................................................................
1.5. Địa chỉ chi tiết:..............................................................................................................
..............................................................................................................................................
1.6. Số ĐT: NR:........................................................DĐ:................................................
1.7. Lý do đến khám:...........................................................................................................
2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRƯỚC MỔ
2.1. Tiền sử, bệnh sử
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links