Turner

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghành công nghiệp sản xuất bia không ngừng đổi mới, tăng trưởng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân. Sản lượng bia trên thế giới không ngừng tăng lên: 35 tỷ lít (năm 1964), 110 tỷ lít (năm 1990), 125 tỷ lít (năm 1995), 127 tỷ lít (năm 1996) và còn tiếp tục tăng. [11 ].
ở Việt Nam, sau hơn 10 năm đổi mới, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhu cầu về bia cũng có xu hướng tăng mạnh, bình quân trên 20% một năm. Năm 1991 sản lượng bia là 75 triệu lít, đến năm 1997 sản lượng bia đạt 669 triệu lít (tăng gấp 9 lần so với năm 1991).
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất bia thì nhu cầu về nguyên liệu cũng ngày một tăng, đặc biệt là malt đại mạch. Năm 1991 nhu cầu về malt là 8.400 tấn, đến năm 1997 đã tăng lên 74,868 tấn. Dự kiến đến năm 2005 nguyên liệu malt dùng cho sản xuất bia ở nước ta là 125.000 tấn .Lượng ngoại tệ hiện dùng để nhập nguyên liệu này tốn khoảng 20 - 30 triệu USD một năm và ngày càng gia tăng. Do vậy, việc giảm lượng malt đại mạch nhập ngoại để tiết kiệm ngoại tệ, nâng cao hiệu quả kinh tế của các nhà máy bia đang là một vấn đề bức, xúc đáng được nhiều ngành quan tâm. [8].
Những nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sản xuất bia trong thời gian gần đây đã chú trọng đến việc sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau để thay thế cho malt. Hầu hết các nhà máy bia trong nước đã sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo, đường... Việc sử dụng đại mạch ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ do trước đây việc trồng đại mạch mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu thử nghiệm. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó đã cho thấy một số tỉnh miền núi nước ta có khả năng trồng đại mạch và cho năng suất cao. Nhưng muốn sử dụng đại mạch nội để chế biến malt đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị, tuyển nhân công....
Việc phát triển cây đại mạch và sử dụng nó làm nguyên liệu thay thế trong công nghệ sản xuất bia không chỉ làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu trong nước mà còn đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các tỉnh miền núi: Tận dụng được quỹ đất trồng trọt, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho các đồng bào dân tộc góp phần hỗ trợ một cách thiết thực cho chương trình xoá đói, giảm cùng kiệt của các tỉnh miền núi của chính phủ.
Từ những lợi ích trên, nhiệm vụ của bản khóa luận này là: "Nghiên cứu đặc tính của đại mạch trồng trong nước và sử dụng đại mạch làm nguyên liệu thay thế trong công nghệ sản xuất bia".
Tổng quan
I. Giới thiệu về đại mạch :
I.1. Tình hình phát triển và sản lượng đại mạch trên thế giới và ở Việt Nam:
Đại mạch thuần hoá ( Hordeum sativum - jessen) thuộc nhóm thực vật có hạt (Spermophyta), phân nhóm bí tử (Angiosopermae), lớp một lá mầm (Monocotyledonae), họ lúa mỳ (Gramineae).
Đại mạch là loại thực vật một năm. Chúng được chia thành hai nhóm : đại mạch mùa xuân (gieo hạt vào mùa xuân , thu hoạch vào mùa thu) và đại mạch mùa đông (gieo hạt mùa đông , thu hoạch vào mùa hè). Cây đại mạch có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trên đất phù sa kiềm thổ, trong điều kiện khí hậu khô, lạnh, lượng mưa thích hợp là 700 mm. Chu kỳ sinh trưởng của đại mạch thường là 100 - 120 ngày. Kết thúc quá trình này cây sẽ ra hoa và kết hạt. Cây đại mạch thường có ba hoa, dựa vào số hoa kết thành hạt mà người ta chia đại mạch thành hai loại : đại mạch hai hàng và đại mạch đa hàng.
Đại mạch hai hàng có dấu hiệu đặc trưng là chúng chỉ có một hoa kết thành hạt lúc đó bông đại mạch sẽ có hai hàng và hình dáng rất cân đối. Loại đại mạch này được dùng chủ yếu trong công nghệ sản xuất bia.
Đại mạch đa hàng bao gồm đại mạch bốn hàng và đại mạch sáu hàng, được dùng chủ yếu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Trên thế giới, sản lượng đại mạch hàng năm khoảng 200 triệu tấn/năm. Năm 1990 là 177,6 triệu tấn, năm
kết luận
Quá trình nghiên cứu đặc tính của đại mạch nội và sử dụng đại mạch nội làm nguyên liệu thay thế công nghệ sản xuất bia đã cho một số kết qủa sau :
1. Đã đánh giá được chất lượng của một số giống đại mạch nội được trồng ổn định ở Cao Bằng (B2, B3,B4). Các giống đại mạch nay có các đặc tính không sai khác nhiều so với các giống đại mạch trên thế giới, cụ thể là giống đại mạch B4 của Trung Quốc và chỉ tiêu trung bình của Châu Âu. So với các nguyên liệu thay thế khác như gạo đại mạch nội có một số đặc tính trội hơn. Đó là, hàm lượng Protein của đại mạch 11,66 - 13,525 cao hơn so với gạo 7,15% và tương đương với hàm lượng Protein của malt 10,725. Lượng vỏ trấu của đại mạch giúp cho quá trình lọc dịch đường tốt hơn.
2. Đã nghiên cứu tìm ra được chế độ nấu và tỷ lệ sử dụng đại mạch nội thích hợp.
Tỷ lệ đại mạch và nguyên liệu : 60% malt, 20% gạo, 20% đại mạch B3 là tốt nhất khiđược náu theo quy trình sau :
850C/20'  sôi/30' 650C/90'  750C/15'
520C/30'
(gạo + nước +enzym) (malt + đại mạch + nước + enzym)
Dịch đường thu được có : hàm lượng đạmamin 141,84mg/l, hàm lượng đạm tổng là 654,8mg/l, hàm lượng đường khử là 75,73g/l, tỷ lệ M/D 2,85 g/l hiệu suất thu hồi là 61,15 %.
3. Đã nghiên cứu những ảnh hưởng của các chế phẩm enzym đến quá trình nấu và đường hoá và tìm ra được tỷ lệ enzym thích hợp.
Termamyl 120L : 0,1% khối lượng gạo
Fungamul 800L : 0,02% khối lượng thế liệu.
Neutrase 0,5L : 0,02 % khối lượng thế liệu.
Ultraflo L : 0,02 % khối lượng đại mạch.
4. Qua kết qủa nghiên cứu khi dùng nguyên liệu thay thế là 20% đại mạch B3, 20% gạo và 60% malt/1lít bia đã đem lại hiệu quả kinh tế không những đạt yêu cầu về chất lượng mà còn giảm được chi phí phải nhập ngoại malt đại mạch tiết kiệm được ngoại tệ nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nhà sản xuất bia. Hiệu quả kinh tế xã hội, việc sử dụng đại mạch nội trong công nghệ sản xuất bia sẽ góp phần làm phát triển nông nghiệp và tạo công ăn việc làm cho đồng bào các dân tộc của các tỉnh miền núi.

Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Đình Hoà.
Công nghệ sản xuất malt và bia
NXB khoa học kỹ thuật - 1998
2. Hồ Sưởng.
Công nghệ sản xuất bia
NXB khoa học kỹ thuật - 1982
3. Kreteuts VL, Iarovenko VL(Quách Đỉnh dịch)
Sử dụng chế phẩm enzym trong công nghiệp thực phẩm.
NXB khoa học kỹ thuật 1982
4. Lê Ngọc Tú.
Enym vi sinh vật.
NXB khoa học kỹ thuật 1982.
5. Nguyễn Điền.
Nông nghiệp thế giới bước vào thế ký XXI
NXB nông nghiệp 1995.
6. Nguyễn Đình Thưởng.
Tài liệu thí nghiệm công nghiệp lên men bia
Trường đại học Công nghiệp nhẹ - 1974
7. Niên giám thống kê 1994
NXB thống kê - 1998.
8. Phan Văn Bản
Trồng đại mạch chế biến malt thay thế nguyên liệu nhập ngoại.
Đặc san hiệp hội Rượu - Bia -Nước giải khát - 2000.
9. Ceremix 2XL
Novo - Industry Denmark 1991
10. Fungamyl 800L
Novo - Industry Denmark 1991

11. Word Beer production (1986, 1996).
J.Brewers digest October 1991.
12. Malleski NG, Desikacha H.SR
Studies on comparative malting characteristies Of some tropical cereals and millets
J. inst. Brew 1986. No2 V92 (P174-176)
13. Neutrase 0,5L
Novo - Industry Denmark 1991.
14. Palmak GH
Cereal science and technology
A berdeer University press 1989
15. palmak GH
Malting wort Production and fermentation
Brewing science and technology, vol 2, the institute of brewing 1990.
16. Termamyl 120L.
Novo - Industry Denmark 1991
17. Ultraflo L
Novo - Industry Denmark 1991
18. Weig AJ
Barley brewing
Naardeen Interational 1997


Mở đầu 1
Tổng quan 2
I. Giới thiệu về đại mạch : 2
I.1. Tình hình phát triển và sản lượng đại mạch trên thế giới và ở Việt Nam: 2
I.2. Cấu tạo của hạt đại mạch: 5
I.2.1. Vỏ: 5
1.2.2. Nội nhũ: 5
1.2.3. Phôi: 6
I.3. Thành phần hoá học của hạt đại mạch: 6
I.3.1. Thành phần cacbonhydrat: 7
1.3.2. Các hợp chất chứa nitơ: 8
1.3.3. Các hợp chất không chứa nitơ: 9
I.3.4. chất béo: 10
I.3.5. Hệ enzym trong đại mạch: 10
ii. công nghệ sản xuất bia có sử dụng nguyên liệu thay thế : 11
II.1. ứng dụng của chế phẩm enzym trong công nghệ sản xuất bia : 11
II.1.1. Giới thiệu về Termamyl 120L: [17] 11
II.1.2. Giới thiệu về Fungamyl 800L: [11] 12
II.1.3. Giới thiệu về Neutrase 0,5L: [14] 12
II.1.4. Giới thiệu về Ceremix 2XL: [10] 13
II.1.5. Giới thiệu về Ultraflo L: [18] 13
II.2. Công nghệ nấu bia có sử dụng nguyên liệu thay thế: 14
II.2.1. tình hình sử dụng nguyên liệu thay thế trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam: 14
II.2.2. những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nấu và đường hoá: 15
Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 19
I. Nguyên liệu: 19
II. Dụng cụ: 19
III. Phương pháp nghiên cứu: 19
III.1. Phân tích nguyên liệu hạt : 19
III.2. Phương pháp thử iot: 20
III.3. Phương pháp xác định đường khử (RS) theo maltoza bằng phương pháp Nelson - Somogyi: 20
III.4. Xác định hàm lượng đạm amin tự do theo phương pháp AOAC: 21
III.5. Xác định nồng độ chất khô bằng máy đo tỷ trọng DA - 300 22
III.6 Xác định pH trên máy Denver - Instrument: 22
III.7. Xác định hiệu suất trích ly theo phương pháp AOAC: 22
III.8. Phương pháp đường hoá dịch đường trong các nghiên cứu thử nghiệm: 24
kết quả và thảo luận 25
I. Đặc tính của đại mạch nội: 25
II. Nghiên cứu sử dụng đại mạch nội làm nguyên liệu thay thế trong quá trình nấu - đường hoá: 27
2.1. Nghiên cứu sử dụng enzim trong quá trình nấu - đường hoá: 29
2.2. Nghiên cứu sử dụng enzim để giảm thời gian lọc, nâng cao chất lượng dịch đường và bia thành phẩm: 34
2.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đại mạch làm nguyên liệu thay thế trong quá trình nấu bia: 37
Nguyên liệu 39
kết luận 40
Tài liệu tham khảo 42
Nghiên cứu đặc tính của đại mạch trồng trong nước và sử dụng đại mạch làm nguyên liệu thay thế trong công nghệ sản xuất bia
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 lai Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu đặc tính của chitinase tự nhiên và biểu hiện chitinase tái tổ hợp từ chủng nấm Lecanicillium lecanii Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top