wait_there2000
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
RNM là hệ sinh thái đặc trưng của bờ biển nhiệt đới. Nằm trong mối tương
tác giữa đất liền và biển, RNM là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với
sự sống. Theo nghiên cứu của Daniel C. Donato và cộng sự (2011) cho thấy, RNM
là một trong những bể chứa carbon giàu nhất ở vùng nhiệt đới. RNM lưu trữ carbon
trong sinh khối của cây ngập mặn và trong trầm tích, bình quân 1.023 triệu tấn
cácbon trên mỗi héc-ta, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số lượng cácbon lưu
giữ trong các hệ sinh thái ven biển (RNM, cỏ biển, san hô, đầm lầy, than bùn,...).
Theo ước tính, lượng cácbon lưu giữ trong RNM lớn gấp 50 lần lượng cácbon lưu
giữ trong rừng nhiệt đới. Những nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng việc phá 1%
RNM sẽ phát thải 0,02-0,12 tỷ tấn cácbon mỗi năm, chiếm khoảng 10% lượng phát
thải do phá rừng toàn cầu dù diện tích RNM chỉ chiếm 0,7% tổng diện tích rừng
nhiệt đới.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có số liệu về trữ lượng cácbon trong toàn hệ
sinh thái RNM. Hiện chỉ có thông tin về một vài hợp phần trong tổng trữ lượng
cácbon RNM, chủ yếu là thông tin về sinh khối cây, còn lại đã bỏ sót phần lớn tổng
lượng cácbon của hệ sinh thái. Việc đo trữ lượng cácbon dưới tầng đất RNM là khá
khó khăn và hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào đưa ra được phương pháp tính
toán chính xác cho tổng trữ lượng cácbon ở RNM cho các khu vực địa lý rộng lớn.
Mặt khác, theo Clark (1997), RNM cùng với hệ sinh thái cỏ biển và san hô
tạo ra mối liên kết tam giác cho nhiều tiến trình sinh thái, sinh học, hóa học và lý
học. Ở Việt Nam, theo kế hoạch hành động Bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam
đến 2015 cũng cho thấy, các giá trị môi trường của RNM như chắn sóng, chắn gió
bảo vệ đới bờ biển, chống xói mòn, cải tạo đất, cải tạo chất lượng nước, lưu giữ các
chất ô nhiễm không đổ ra biển, cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho hệ sinh thái
động thực vật, v.v… đều có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế và bảo
tồn. Bên cạnh đó, hệ sinh thái RNM còn cung cấp các nguồn gen vô cùng quý giá
nhằm duy trì tính ĐDSH của hệ động thực vật.
Hơn nữa, với hệ thống rễ dày đặc của các loài cây, RNM có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự
phá hủy bờ biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng ngăn giữ chất ô
nhiễm, các kim loại nặng từ sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ.
Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền nên hệ sinh thái RNM
có tính đa dạng sinh học cao. Lượng mùn bã phong phú của RNM là nguồn thức ăn
dồi dào cho nhiều loài động vật ở nước. Theo thống kê của Vũ Trung Tạng và Phan
Nguyên Hồng, có tới 43 loài cá đẻ hay có ấu trùng sống trong RNM ở Việt Nam.
Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá
bớp, sò, ốc hương… Ngoài ra, RNM còn là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài bò
sát quý hiếm như cá sấu, kì đà hoa, rùa biển. Một số loài thú như rái cá, mèo rừng,
khỉ đuôi dài cũng bắt gặp trong RNM, đặc biệt có loài chim nước, chim di cư trong
đó có một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
RNM Tiên Yên - Hà Cối nằm trên địa phận các huyện Hải Hà, Đầm Hà và
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Theo số liệu điều tra của huyện Tiên Yên (2010), ở khu
vực huyện Tiên Yên có trên 10.000 ha RNM. Theo kết quả thực hiện tiểu dự án
“Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh” do PGS. TS.
Nguyễn Văn Vịnh làm chủ nhiệm trong hai năm 2010 - 2011 thuộc dự án “Điều tra
tổng thể đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ hải sản và quy hoạch các khu bảo tồn biển
Việt Nam” đã cho thấy, thảm thực vật RNM Tiên Yên - Hà Cối chủ yếu là rừng tự
nhiên và ít bị tác động nên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự duy trì và phát triển
đa dạng sinh học. Các quần xã thực vật bao gồm: Quần xã thực vật trên vùng đất
cao, nhiễm mặn, không chịu tác động của thủy triều hay chỉ chỉ chịu tác động của
thủy triều cao; quần xã thực vật khu vực bãi lầy cửa sông chủ yếu là các loài cây ưa
nước lợ, thích nghi với dòng nước chảy và chịu tác động của thủy triều lên xuống;
quần xã RNM tự nhiên Đồng Rui và quần xã rừng trồng. Với hệ thực vật ngập mặn
phát triển và có giá trị đa dạng sinh học cao, các khu vực này đã trở thành bãi đẻ của
nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế và sinh thái, đồng thời cũng là nơi tập trung
nhiều loài hải sản như tôm, cua, cá, ngao, ngán, vẹm, sá sùng, bông thùa...
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã có từ trước tới nay thường riêng lẻ,
chưa đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái của RNM Tiên
Yên – Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, việc đánh giá tính đa dạng sinh học và
chức năng sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khai thác
và sử dụng hợp lý các giá trị và tiềm năng hiện có là một việc làm cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh
giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh
Quảng Ninh”.
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Đánh giá chức năng sinh thái của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối
trong bối cảnh hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
RNM là hệ sinh thái đặc trưng của bờ biển nhiệt đới. Nằm trong mối tương
tác giữa đất liền và biển, RNM là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá đối với
sự sống. Theo nghiên cứu của Daniel C. Donato và cộng sự (2011) cho thấy, RNM
là một trong những bể chứa carbon giàu nhất ở vùng nhiệt đới. RNM lưu trữ carbon
trong sinh khối của cây ngập mặn và trong trầm tích, bình quân 1.023 triệu tấn
cácbon trên mỗi héc-ta, chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong tổng số lượng cácbon lưu
giữ trong các hệ sinh thái ven biển (RNM, cỏ biển, san hô, đầm lầy, than bùn,...).
Theo ước tính, lượng cácbon lưu giữ trong RNM lớn gấp 50 lần lượng cácbon lưu
giữ trong rừng nhiệt đới. Những nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng việc phá 1%
RNM sẽ phát thải 0,02-0,12 tỷ tấn cácbon mỗi năm, chiếm khoảng 10% lượng phát
thải do phá rừng toàn cầu dù diện tích RNM chỉ chiếm 0,7% tổng diện tích rừng
nhiệt đới.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có số liệu về trữ lượng cácbon trong toàn hệ
sinh thái RNM. Hiện chỉ có thông tin về một vài hợp phần trong tổng trữ lượng
cácbon RNM, chủ yếu là thông tin về sinh khối cây, còn lại đã bỏ sót phần lớn tổng
lượng cácbon của hệ sinh thái. Việc đo trữ lượng cácbon dưới tầng đất RNM là khá
khó khăn và hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào đưa ra được phương pháp tính
toán chính xác cho tổng trữ lượng cácbon ở RNM cho các khu vực địa lý rộng lớn.
Mặt khác, theo Clark (1997), RNM cùng với hệ sinh thái cỏ biển và san hô
tạo ra mối liên kết tam giác cho nhiều tiến trình sinh thái, sinh học, hóa học và lý
học. Ở Việt Nam, theo kế hoạch hành động Bảo vệ và phát triển RNM Việt Nam
đến 2015 cũng cho thấy, các giá trị môi trường của RNM như chắn sóng, chắn gió
bảo vệ đới bờ biển, chống xói mòn, cải tạo đất, cải tạo chất lượng nước, lưu giữ các
chất ô nhiễm không đổ ra biển, cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho hệ sinh thái
động thực vật, v.v… đều có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế và bảo
tồn. Bên cạnh đó, hệ sinh thái RNM còn cung cấp các nguồn gen vô cùng quý giá
nhằm duy trì tính ĐDSH của hệ động thực vật.
Hơn nữa, với hệ thống rễ dày đặc của các loài cây, RNM có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự
phá hủy bờ biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng ngăn giữ chất ô
nhiễm, các kim loại nặng từ sông đổ ra biển, bảo vệ các sinh vật vùng ven bờ.
Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền nên hệ sinh thái RNM
có tính đa dạng sinh học cao. Lượng mùn bã phong phú của RNM là nguồn thức ăn
dồi dào cho nhiều loài động vật ở nước. Theo thống kê của Vũ Trung Tạng và Phan
Nguyên Hồng, có tới 43 loài cá đẻ hay có ấu trùng sống trong RNM ở Việt Nam.
Đây là nơi nuôi dưỡng nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm biển, cua, cá
bớp, sò, ốc hương… Ngoài ra, RNM còn là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài bò
sát quý hiếm như cá sấu, kì đà hoa, rùa biển. Một số loài thú như rái cá, mèo rừng,
khỉ đuôi dài cũng bắt gặp trong RNM, đặc biệt có loài chim nước, chim di cư trong
đó có một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
RNM Tiên Yên - Hà Cối nằm trên địa phận các huyện Hải Hà, Đầm Hà và
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Theo số liệu điều tra của huyện Tiên Yên (2010), ở khu
vực huyện Tiên Yên có trên 10.000 ha RNM. Theo kết quả thực hiện tiểu dự án
“Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh” do PGS. TS.
Nguyễn Văn Vịnh làm chủ nhiệm trong hai năm 2010 - 2011 thuộc dự án “Điều tra
tổng thể đa dạng sinh học, nguồn lợi thuỷ hải sản và quy hoạch các khu bảo tồn biển
Việt Nam” đã cho thấy, thảm thực vật RNM Tiên Yên - Hà Cối chủ yếu là rừng tự
nhiên và ít bị tác động nên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự duy trì và phát triển
đa dạng sinh học. Các quần xã thực vật bao gồm: Quần xã thực vật trên vùng đất
cao, nhiễm mặn, không chịu tác động của thủy triều hay chỉ chỉ chịu tác động của
thủy triều cao; quần xã thực vật khu vực bãi lầy cửa sông chủ yếu là các loài cây ưa
nước lợ, thích nghi với dòng nước chảy và chịu tác động của thủy triều lên xuống;
quần xã RNM tự nhiên Đồng Rui và quần xã rừng trồng. Với hệ thực vật ngập mặn
phát triển và có giá trị đa dạng sinh học cao, các khu vực này đã trở thành bãi đẻ của
nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế và sinh thái, đồng thời cũng là nơi tập trung
nhiều loài hải sản như tôm, cua, cá, ngao, ngán, vẹm, sá sùng, bông thùa...
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã có từ trước tới nay thường riêng lẻ,
chưa đánh giá đầy đủ tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái của RNM Tiên
Yên – Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, việc đánh giá tính đa dạng sinh học và
chức năng sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khai thác
và sử dụng hợp lý các giá trị và tiềm năng hiện có là một việc làm cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh
giá tính đa dạng sinh học và chức năng sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối, tỉnh
Quảng Ninh”.
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
- Đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Đánh giá chức năng sinh thái của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối;
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái RNM Tiên Yên - Hà Cối
trong bối cảnh hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links