meocon_tinhnghich911
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Du lịch học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay, trình bày khái niệm, đặc trưng loại hình và điều kiện phát triển của du lịch homestay. Nêu một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của vùng Wallonie (Bỉ) và Malaixia, từ đó kết hợp với những điều kiện cụ thể, đưa ra khả năng áp dụng tại Việt Nam. Giới thiệu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai): điều kiện tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực và những điều kiện hỗ trợ từ chính quyền, cộng đồng địa phương, công ty lữ hành và khách du lịch. Đánh giá về các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác điều kiện để phát triển du lịch homestay ở Sa Pa. Trình bày thực trạng khai thác điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai) trong đó, chú trọng phân tích không gian, cách hoạt động, chủ thể tham gia và tác động nhiều mặt của du lịch homestay tới địa phương. Kiến nghị một số giải pháp như: tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp; xây dựng quy hoạch hợp lý; đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho phát triển du lịch homestay; xây dựng sản phẩm du lịch homestay đặc thù và đa dạng; tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch homestay; đào tạo nguồn nhân lực… nhằm khai thác hiệu quả điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hóa - xã hội của con người. Khi cuộc sống hàng ngày với vật chất, tiện nghi đầy
đủ đã trở nên quen thuộc với nhiều người thì nhu cầu khám phá những vùng đất
mới, tiếp xúc với những nền văn hóa mới lại trở thành một xu hướng phổ biến. Việc
nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ về đối tượng tham quan là một sự lựa chọn mới đối với
khách du lịch. Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng lại ở sự chiêm ngưỡng,
ngắm nhìn mà khách du lịch còn dày công tìm hiểu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết của bản thân. Con người hòa mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường
văn hóa và cảm nhận một cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài
nguyên du lịch tại nơi đến.
Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch
homestay ra đời và phát triển. Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách
du lịch được “ba cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân
bản địa. Du lịch homestay phát triển dựa vào cộng đồng địa phương và gắn bó chặt
chẽ với loại hình du lịch cộng đồng.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (1998) khuyến cáo khách du lịch
rằng: Thay vì tìm kiếm “thiên đường”, hãy phát hiện tính đa dạng bằng cách cố
gắng biết một số lối sống khác qua các con mắt khác và Nếu bạn muốn tận hưởng
kinh nghiệm đi du lịch như “một quê hương xa nơi quê hương” thì thực là điên rồ
khi phung phí tiền bạc để đi du lịch. [7, tr.84]
Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay không còn là khách thể mà thực
sự trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn hóa nơi đến. Cùng ăn - cùng ở -
cùng sinh hoạt với người bản địa, nhập vai trở thành một người bản địa với cuộc
sống sinh hoạt của một người bản địa. Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã phổ biến rộng rãi, thu hút một
lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi du lịch homestay không chỉ đem lại cảm
giác thú vị, độc đáo cho khách du lịch khi khám phá và hòa nhập vào một nền văn
hóa mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch
với cộng đồng địa phương.
Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa
phương. Còn dân cư địa phương - một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động du
lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng là người bảo vệ, gìn giữ tài
nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từ hoạt động du lịch. Du lịch
homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là với
những gia đình tổ chức đón khách lưu trú. Việc chia sẻ này là sự tái phân chia lợi
ích một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn giữa các nhóm quyền
lợi, đảm bảo một sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp
phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa
phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du lịch
homestay ở Việt Nam tuy mới được quan tâm phát triển nhưng đã báo hiệu một
triển vọng to lớn tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương đã bước đầu tổ chức và tổ
chức thành công loại hình du lịch này như Mai Châu, Ba Bể, Huế, Hội An, đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều chương trình du lịch homestay được triển khai phổ
biến ở các địa phương này và thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Trong số các
địa phương phát triển du lịch homestay, Sa Pa (Lào Cai) hội đủ những điều kiện
phát triển để du lịch homestay trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng thuộc vùng núi Tây Bắc có lịch sử phát
triển hơn 100 năm với khí hậu mát mẻ, trong lành; với đỉnh Phan Xi Păng được
mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”; với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ
và đặc biệt vùng đất này là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
với những bản làng đặc trưng, kiến trúc nhà ở độc đáo, trang phục sặc sỡ và phong tục tập quán hấp dẫn. Hơn nữa, con người nơi đây chăm chỉ, chất phác, hiền hậu và
hiếu khách. Đó chính là những điều kiện quan trọng thúc đẩy du lịch homestay phát
triển trên vùng đất này.
Trong những năm gần đây, chính quyền và cơ quan quản lý du lịch tại địa
phương đã đánh giá và xác định du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay
nói riêng là loại hình du lịch thế mạnh trong tương lai, có vai trò quan trọng trong
việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hình ảnh của Sa Pa trên bản đồ du lịch
quốc gia và quốc tế, góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương
nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia hướng tới sự phát
triển bền vững. Chính quyền và cộng đồng địa phương đã chú trọng đầu tư, học hỏi
kinh nghiệm tổ chức quản lý và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài
nước để phát triển loại hình du lịch homestay tại nhiều bản làng của Sa Pa. Hiện tại
chúng ta có thể khẳng định du lịch homestay đã bước đầu được tổ chức ở Sa Pa.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chính quyền và cộng đồng địa phương đã gặp
phải một số khó khăn nhất định.
Thứ nhất, các điều kiện cho du lịch homestay dù đa dạng nhưng vẫn chưa
được khai thác một cách đúng mức, thậm chí ở nhiều nơi du lịch homestay vẫn
được thực hiện một cách manh mún, tự phát không những nảy sinh những hạn chế
về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới nguồn tài nguyên du lịch của
địa phương.
Thứ hai, tài nguyên phát triển du lịch homestay ở Sa Pa rất phong phú, đặc
sắc nhưng những sản phẩm, dịch vụ vẫn sơ sài, cùng kiệt nàn, chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng của một loại hình du lịch và đáp ứng tối thiểu các nhu cầu của
khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Thứ ba, việc bảo tồn các điều kiện phát triển du lịch homestay như môi
trường tự nhiên và đặc biệt là bản sắc văn hóa trong đó có lối sống, phong tục tập
quán là việc cần làm và phải làm của tất cả các chủ thể tham gia nhưng hiện tại
nhiệm vụ này vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách còn trên thực tế vẫn chưa
được chú trọng triển khai bằng những hành động cụ thể. Nhiều nét văn hóa đã bị tác
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Du lịch học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay, trình bày khái niệm, đặc trưng loại hình và điều kiện phát triển của du lịch homestay. Nêu một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của vùng Wallonie (Bỉ) và Malaixia, từ đó kết hợp với những điều kiện cụ thể, đưa ra khả năng áp dụng tại Việt Nam. Giới thiệu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai): điều kiện tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực và những điều kiện hỗ trợ từ chính quyền, cộng đồng địa phương, công ty lữ hành và khách du lịch. Đánh giá về các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác điều kiện để phát triển du lịch homestay ở Sa Pa. Trình bày thực trạng khai thác điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai) trong đó, chú trọng phân tích không gian, cách hoạt động, chủ thể tham gia và tác động nhiều mặt của du lịch homestay tới địa phương. Kiến nghị một số giải pháp như: tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp; xây dựng quy hoạch hợp lý; đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho phát triển du lịch homestay; xây dựng sản phẩm du lịch homestay đặc thù và đa dạng; tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch homestay; đào tạo nguồn nhân lực… nhằm khai thác hiệu quả điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hóa - xã hội của con người. Khi cuộc sống hàng ngày với vật chất, tiện nghi đầy
đủ đã trở nên quen thuộc với nhiều người thì nhu cầu khám phá những vùng đất
mới, tiếp xúc với những nền văn hóa mới lại trở thành một xu hướng phổ biến. Việc
nghiên cứu sâu, tìm hiểu kỹ về đối tượng tham quan là một sự lựa chọn mới đối với
khách du lịch. Tham quan du lịch ngày nay không chỉ dừng lại ở sự chiêm ngưỡng,
ngắm nhìn mà khách du lịch còn dày công tìm hiểu, khám phá để thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết của bản thân. Con người hòa mình vào môi trường thiên nhiên, môi trường
văn hóa và cảm nhận một cách trực tiếp, chân thực và trọn vẹn những giá trị của tài
nguyên du lịch tại nơi đến.
Những nhu cầu trên đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho loại hình du lịch
homestay ra đời và phát triển. Du lịch homestay là một loại hình du lịch mà khách
du lịch được “ba cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân
bản địa. Du lịch homestay phát triển dựa vào cộng đồng địa phương và gắn bó chặt
chẽ với loại hình du lịch cộng đồng.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN (1998) khuyến cáo khách du lịch
rằng: Thay vì tìm kiếm “thiên đường”, hãy phát hiện tính đa dạng bằng cách cố
gắng biết một số lối sống khác qua các con mắt khác và Nếu bạn muốn tận hưởng
kinh nghiệm đi du lịch như “một quê hương xa nơi quê hương” thì thực là điên rồ
khi phung phí tiền bạc để đi du lịch. [7, tr.84]
Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay không còn là khách thể mà thực
sự trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và văn hóa nơi đến. Cùng ăn - cùng ở -
cùng sinh hoạt với người bản địa, nhập vai trở thành một người bản địa với cuộc
sống sinh hoạt của một người bản địa. Loại hình du lịch này ngay từ khi ra đời đã phổ biến rộng rãi, thu hút một
lượng đông đảo khách du lịch tham gia bởi du lịch homestay không chỉ đem lại cảm
giác thú vị, độc đáo cho khách du lịch khi khám phá và hòa nhập vào một nền văn
hóa mới mà còn mang tính nhân văn sâu sắc khi góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch
với cộng đồng địa phương.
Tại nhiều quốc gia và địa phương, khi du lịch đã trở thành một ngành kinh tế
mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa
phương. Còn dân cư địa phương - một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động du
lịch, chủ nhân của tài nguyên du lịch nhân văn và cũng là người bảo vệ, gìn giữ tài
nguyên du lịch tự nhiên lại hưởng lợi không nhiều từ hoạt động du lịch. Du lịch
homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là với
những gia đình tổ chức đón khách lưu trú. Việc chia sẻ này là sự tái phân chia lợi
ích một cách hợp lý cho các bên tham gia, điều hòa mâu thuẫn giữa các nhóm quyền
lợi, đảm bảo một sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích thiết thực đó sẽ góp
phần nâng cao ý thức bảo tồn của cộng đồng và nhờ đó tài nguyên du lịch của địa
phương sẽ được bảo vệ từ chính những người dân địa phương.
Trong quá trình phát triển chung của du lịch homestay trên thế giới, du lịch
homestay ở Việt Nam tuy mới được quan tâm phát triển nhưng đã báo hiệu một
triển vọng to lớn tại nhiều địa phương. Nhiều địa phương đã bước đầu tổ chức và tổ
chức thành công loại hình du lịch này như Mai Châu, Ba Bể, Huế, Hội An, đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều chương trình du lịch homestay được triển khai phổ
biến ở các địa phương này và thu hút đông đảo khách du lịch tham gia. Trong số các
địa phương phát triển du lịch homestay, Sa Pa (Lào Cai) hội đủ những điều kiện
phát triển để du lịch homestay trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng thuộc vùng núi Tây Bắc có lịch sử phát
triển hơn 100 năm với khí hậu mát mẻ, trong lành; với đỉnh Phan Xi Păng được
mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”; với khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, kỳ vĩ
và đặc biệt vùng đất này là vùng đất đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
với những bản làng đặc trưng, kiến trúc nhà ở độc đáo, trang phục sặc sỡ và phong tục tập quán hấp dẫn. Hơn nữa, con người nơi đây chăm chỉ, chất phác, hiền hậu và
hiếu khách. Đó chính là những điều kiện quan trọng thúc đẩy du lịch homestay phát
triển trên vùng đất này.
Trong những năm gần đây, chính quyền và cơ quan quản lý du lịch tại địa
phương đã đánh giá và xác định du lịch cộng đồng nói chung và du lịch homestay
nói riêng là loại hình du lịch thế mạnh trong tương lai, có vai trò quan trọng trong
việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao hình ảnh của Sa Pa trên bản đồ du lịch
quốc gia và quốc tế, góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương
nhằm đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên tham gia hướng tới sự phát
triển bền vững. Chính quyền và cộng đồng địa phương đã chú trọng đầu tư, học hỏi
kinh nghiệm tổ chức quản lý và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài
nước để phát triển loại hình du lịch homestay tại nhiều bản làng của Sa Pa. Hiện tại
chúng ta có thể khẳng định du lịch homestay đã bước đầu được tổ chức ở Sa Pa.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, chính quyền và cộng đồng địa phương đã gặp
phải một số khó khăn nhất định.
Thứ nhất, các điều kiện cho du lịch homestay dù đa dạng nhưng vẫn chưa
được khai thác một cách đúng mức, thậm chí ở nhiều nơi du lịch homestay vẫn
được thực hiện một cách manh mún, tự phát không những nảy sinh những hạn chế
về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới nguồn tài nguyên du lịch của
địa phương.
Thứ hai, tài nguyên phát triển du lịch homestay ở Sa Pa rất phong phú, đặc
sắc nhưng những sản phẩm, dịch vụ vẫn sơ sài, cùng kiệt nàn, chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng của một loại hình du lịch và đáp ứng tối thiểu các nhu cầu của
khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
Thứ ba, việc bảo tồn các điều kiện phát triển du lịch homestay như môi
trường tự nhiên và đặc biệt là bản sắc văn hóa trong đó có lối sống, phong tục tập
quán là việc cần làm và phải làm của tất cả các chủ thể tham gia nhưng hiện tại
nhiệm vụ này vẫn chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách còn trên thực tế vẫn chưa
được chú trọng triển khai bằng những hành động cụ thể. Nhiều nét văn hóa đã bị tác
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links