daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu
Trong chương này trình bày về tình hình ngành dệt may của nước ta, vai trò và những hạn chế tồn tại trong ngành công nghiệp dệt may của nước ta. Mặt khác nêu lên được lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của việc thực hiện luận văn này, đó là nghiên cứu chế tạo một hệ thống hỗ trợ người công nhân trong việc đo kiểm kích thước áo thun. Cuối cùng của chương là mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp, ý nghĩa và giới hạn của luận văn.
1.2 Tình hình ngành dệt may nước ta
Ngành dệt may là một trong những ngành quan trọng và đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế Việt Nam. Một thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc ngành dệt may đã được tỉ trọng tăng trưởng trung bình hằng năm hơn 10% trong giai đoạn này. Có thể nói rằng, chính phủ đóng vai trò quan trọng cho sự thành công này. Chính sách mới phát hành gần đây cũng đã đẩy mạnh nền kinh tế của tất cả lĩnh vực nói chung và ngành dệt may nói riêng. Hơn nữa, dù kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khó khăn, xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng đang phát triển và có xu hướng tăng trưởng thêm nữa. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), số lượng xuất khẩu đạt $11.7 tỉ năm 2010, trong đó $6 tỉ do vận chuyển đến Mỹ, $1.8 tỉ đến EU, $1.2 tỉ đến Nhật Bản. Ngành dệt may Việt Nam chiếm 2.5% thị phần quốc tế. Hiện tại, ngành dệt may Việt Nam đã đạt tỉ trọng tăng trưởng trung bình khoảng 22%/ năm. Thêm vào đó, Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 2 đến thị trường Mỹ, thứ 3 ở Nhật Bản, thứ 5 ở EU, những con số rất ấn tượng.
Ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nó thể hiện ở những điểm sau:
Cung cấp hàng hoá tiêu dùng: Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành là cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước. Trước hết là đáp ứng được các nhu cầu về các mặt hàng như các loại quần áo, bít tất, vải vóc…từ đơn giản đến phức tạp, từ bình dân đến cao cấp. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn đặc biệt là với một nước có dân số đông như nước ta.
Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế. Với đường lối mở cửa và hoà nhập thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi nổi, ngành dệt may đang có nhiều thuận lợi để phát triển.
Dệt may Việt Nam hiện chiếm vị trí thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may có thể nhìn thấy rõ khi Việt Nam đã và đang tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương, Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi như giảm, miễn thuế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và sắp tới là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì nguyên tắc xuất xứ về sợi và vải luôn được các đối tác đặt ra khắt khe. Ngoài ra xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu.
Điểm yếu đầu tiên mà các doanh nghiệp may Việt Nam gặp phải là tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này chỉ đáp ứng 10−30% nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước, phần còn lại là do các đối tác nước ngoài cung cấp. Hàng năm chúng ta vẫn phải bỏ ra khoảng 100 triệu USD để nhập khẩu 50000−60000 tấn bông xơ− nguyên liệu chính đối với ngành dệt may. Sản xuất bông trong nước mặc dù đã liên tục tăng trưởng cả về diện tích, năng suất và sản lượng nhưng mới chỉ đáp ứng được 12−15% nhu cầu của ngành dệt. Vì thế, các doanh nghiệp may Việt Nam đang ngày càng bị động và lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.
Thứ hai, đó là các doanh nghiệp dệt may đang hoạt động dưới hình thức may gia công là chủ yếu. Các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được trực tiếp với nhiều khách hàng. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam trở nên quá phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Mọi vấn đề liên quan tới việc cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, công nghệ, hầu như các doanh nghiệp đều phó thác cho các đối tác nước ngoài. Vì thế, vô hình chung họ đã tự hạn chế mình trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường. Cuối cùng sau khi kết thúc hợp đồng những sản phẩm do mình làm ra, mặc dù đạt chất lượng quốc tế nhưng các doanh nghiệp chỉ thu được những khoản tiền không đáng kể, thường chiếm không quá 20% doanh thu, đúng bằng giá gia công sản phẩm. Do đó hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn.
Thêm nữa, nhà xưởng, thiết bị, công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu mới, năng suất thấp. Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, hiện nay hầu hết các máy móc trang thiết bị và công nghệ mà các doanh nghiệp dệt may sử dụng còn lạc hậu. Các thiết bị phục vụ cho ngành dệt mới chỉ đổi mới khoảng 45%, tuy vậy vẫn còn lạc hậu hơn các nước trong khu vực 15 năm. Thiết bị ngành may tuy đã đổi mới 90% nhưng khả năng tự động hóa trong quá trình sản xuất chỉ đạt mức trung bình, công nghệ cắt còn lạc hậu. Công nghệ phục vụ các công đoạn phụ trợ như: giặt, là, đo kiểm kích thước vẫn thiểu số. Số công nghệ hiện có sử dụng trong công đoạn này vẫn còn lạc hậu. vì vậy tác gỉa đã đưa ra với lý do sau.
1.3.Lý do chọn đề tài
Trong quy trình sản xuất, nếu chi phí và kỹ thuật công nghệ là sản xuất quyết định sản phẩm, thì chất lượng được đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất . Nó có ý nghĩa chất lượng là thông số quan trọng nhất bất chấp sự gia tăng trong một hay cả hai của các thông số khác. Về mặt khoa học, một quá trình kiểm soát chất lượng có nghĩa là tiến hành quan sát, kiểm tra, thực nghiệm và nhờ đó làm các quyết định cải thiện hiệu suất sản xuất. Bởi vì không có quy trình sản xuất nào đạt 100% mà không có khiếm khuyết (điều này áp dụng đặc biệt khi nguyên liệu tự nhiên, như những người may), sự thành công của một nhà máy,một công ty được đánh dấu đáng kể bởi sự thành công của nó trong việc làm giảm các khuyết điểm khi thành phẩm.
Đối với một nhà máy một công ty, trong những thời điểm kinh tế khó khăn, quy trình kiểm tra chất lượng đóng vai trò chính để đảm bảo sự tồn tại trong một thị trường cạnh tranh. Điều này đặt áp lực lớn lên các công ty để làm việc hướng tới một giá thành sản phẩm chất lượng cao cũng như không có sai soát trong thời gian giao hàng.
Mặc dù mức chất lượng đã được cải thiện rất nhiều với các cải tiến liên tục của vật liệu và công nghệ, hầu hết các công đoạn của quy trình sản xuất may mặc đã nâng cao song vẫn thấy cần thực hiện kiểm tra, vì sự kỳ vọng của khách hàng và nguy cơ của việc cung cấp các loại vải chất lượng kém mà không cần kiểm tra là không chấp nhận được. Vấn đề quan trọng đó, là như thế nào và dưới những điều kiện kiểm tra sản phẩm sẽ dẫn đến cải thiện chất lượng.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải phân biệt giữa các hệ thống kiểm tra trực tuyến và ngoại tuyến. Hệ thống trực tuyến cung cấp các số liệu từ sản xuất hiện nay, và được đặt trực tiếp hay trong dây chuyền sản xuất trong khi hệ thống ẩn nằm sau khi dây chuyền sản xuất. Cho đến gần đây, việc kiểm tra sản phẩm vẫn thực hiện thủ công và nhân viên có tay nghề kiểm tra song độ chính xác cũng chỉ có 60% -75%.
Mặt khác ngành công nghiệp sản xuất may mặc hiện đại phải đối mặt với rất nhiều thách thức khó khăn để tạo ra một năng suất cao cũng như môi trường chất lượng cao của sản xuất. Bởi vì tốc độ sản xuất đang chậm, các nhà sản xuất phải có khả năng nhận diện các lỗi, xác định vị trí nguồn của họ, và có các điều chỉnh cần thiết trong thời gian ngắn để làm giảm khuyết điểm của qui trình sản xuất.
Điều này lần lượt sẽ đặt ra một vấn đề lớn cho các kỹ thuật viên kiểm tra sản phẩm . Do các yếu tố như mệt mỏi, chán nản và không chăm chỉ, hiệu suất nhân viên thường không đáng tin cậy. Kiểm tra khó có thể xác định mức độ có chấp nhận được, nhưng so sánh như một mức độ giữa một số kiểm tra gần như không thể. Vì


CHƯƠNG 3
GIẢI THUẬT XỬ LÝ ẢNH
3.1 Giới thiệu
Khi đã tiềm hiểu về tổng quan, quy trình sản xuất, cách đo kiểm áo thun bằng thủ công, thì phần xây dựng giải thuật xử lý ảnh vô cùng quan trọng. Trong chương này sẽ trình bày về giải thuật dùng để nhận dạng các điểm để tính kích thước của áo, gồm năm kích thước: Chiều dài, chiều rộng, tay áo, vai áo, đuôi áo. Tác giả nhận thấy nhận dạng nách áo dễ dàng hơn cả cho nên việc xử lý được tiến hành tại đây trước tiên. Hai giải thuật được đưa ra và phân tích. Giải thuật thứ nhất dùng các phép biến đổi Hình thái ảnh để tìm ra nách áo. Tuy nhiên, khi đã tìm được nách áo, tác giả nhận thấy các kích thước còn lại khó có thể áp dụng phương pháp này. Do đó, phương pháp thứ hai ra đời. Phương pháp thứ hai dùng các giải thuật ghép điểm ảnh, dựa vào các điểm ảnh đặc biệt mà ta lưu trong bộ nhớ, ta có thể tìm ra điểm tương tự trên áo được camera chụp về. Từ đó xác định được các kích thước mong muốn. Trong quá trình nghiên cứu các giải thuật xử lý ảnh, tác giả sử dụng các hàm được cung cấp bởi thư viện emguCV để thực hiện các phép biến đổi ảnh thông dụng như phép biến đổi Hình thái ảnh, chuyển ảnh màu sang ảnh xám, tách biên ảnh…
3.2. Cơ sở lý thuyết
Đối tượng của đề tài là kiểm tra kích thước áo thun với kích thước chuẩn và sai số cho phép khi thành phẩm. theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó với tính chất đặc thù có nhiều kích thước khác nhau của áo thun. Điều này gây khó khăn, tốn thời gian cho việc kiểm tra kích thước bằng thủ công. Vì vậy cần có một hệ thống kiểm tra thông minh hơn, linh hoạt trong đo kích thước áo thun.
Dựa vào các quy trình kiểm tra áo bằng thủ công chưa mang lại hiệu quả cao, thời gian kiểm tra lâu. Nên trong đề tài này tác giả nghiên cứu đưa ra phương án sử dụng hệ thống kiểm tra áo thun ứng dụng xử lý ảnh.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu sự luận giải về dịch đồ học chu tử của nho gia việt nam thời trung đại Văn hóa, Xã hội 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top