daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I/Lý do chọn đề tài:
Hòa vào nhịp điệu phát triển của Thế giới, ngành thời trang nói chung và
nghành may mặc quần áo của Việt Nam ta đang trên đà phát triển. Địa bàn TP.Long
Xuyên đã xuất hiện rất nhiều shop thời trang. Mỗi shop có những nét đặc riêng với
những kiểu quần áo rất đẹp, rất fashion. Tuy nhiên, hầu hết các shop vẫn không tránh
khỏi tình trạng “sale off”(1) với đóng hàng tồn kho do những mặt hàng này đã không
đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Mua sắm và làm đẹp là những nhu cầu thiết yếu của mọi người – những người
của thế kỷ hiện đại, của cuộc sống năng động và giao tiếp. Nhu cầu làm đẹp ngày
càng phong phú, nào nón, giầy dép, quần áo cho đến các thứ trang sức. Trong đó
quần áo ngày càng được quan tâm(2) và việc mua sắm nó đã gắn liền với hoạt động
của mỗi người, đôi lúc nó là một hoạt động thư giản sau những khoảng thời gian mệt
mỏi, sau những buổi đi làm, đi học.(3)
Nhu cầu về thời trang của người tiêu dùng ngày càng cao, do đó cần nắm
được nhu cầu của họ để đáp ứng tốt nhất. Trong nhóm người tiêu dùng ấy, Sinh Viên
là top quan tâm rất nhiều đến vấn đề thời trang, là một nhóm tiêu dùng khá mạnh, cụ
thể là SV khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh. Đồng thời, họ sắp ra trường, sẽ đi
làm, do đó càng có nhu cầu hơn nữa trong vấn đề mua sắm quần áo.
Khảo sát được nhu cầu, hành vi mua sắm của họ thì sẽ đáp ứng tốt hơn, như
thế sẽ khắc phục được tình trạng hàng ế thừa, tồn kho; hạn chế được sự phí phạm tài
nguyên, nguồn nguyên liệu, công sức, tiền của,…của quốc gia, các doanh nghiệp sản
xuất và của các shop thời trang,v.v.
Do vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên
khóa 8 khoa kinh tế quản trị kinh doanh của trường ở shop vì sinh viên là một nhóm
khách hàng khá đông, có thể nói là đông nhất (theo quan sát), nhằm nắm bắt hành vi
và nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị để giúp công việc kinh doanh của những người bán quần áo tốt hơn, tránh
được sự ế thừa, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nói chung và sinh viên nói riêng.
1).Sale off: giảm giá ở mức rất thấp.
(2).Nhận xét của bản thân.
(3).Ý kiến, nhận xét của bản thân và bạn bè.Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 2
II/ Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế quản trị
kinh doanh.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp những người bán quần áo kinh doanh tốt
hơn.
III/ Kết quả mong muốn:
Mô tả, nắm bắt được hành vi, nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế - quản trị kinh doanh nói riêng và của người tiêu dùng nói chung. Đồng
thời, từ đó sẽ giúp người bạn có ý định mở shop, có được những hiểu biết về tâm lý
mua sắm quần áo của khách hàng, để việc kinh doanh được thuận lợi và thành công.
IV/ Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua việc nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, shop sẽ có được những thông tin cần thiết để đưa
ra những chiến lược kinh doanh và thiết kế những kiễu mẫu phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ, giúp việc kinh doanh tránh được
tình trạng “sale off”.
V/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa kinh tế - quản trị kinh doanh (KT – QTKD) của trường Đại Học An Giang
(ĐHAG).
Đối tượng nghiên cứu: Quần áo.
Phạm vi nghiên cứu: khóa 8 khoa KT – QTKD của trường ĐHAG.
Phạm vi nội dung: phân tích hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8
khoa KT – QTKD của Trường ĐHAG.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2 này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho
việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung gồm:
- Hành vi tiêu dùng.
- Các yếu tố tác động đến hành vi của người mua.
- Quá trình ra quyết định.
- Mô hình nghiên cứu.
I/ Cơ sở lý thuyết
1/ Hành vi tiêu dùng.
Khái niệm về hành vi tiêu dùng: Hành vi tiêu dùng là hành động của một
người hay một nhóm người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ,
bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội, xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động mua.
Hành vi của người mua chịu ành hưởng của bốn yếu tố: văn hóa, xã hội, cá
nhân và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp
cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn.
2/ Mô hình hành vi của người tiêu dùng.
Các yếu tố kích thích của marketing và những tác nhân kích thích khác xâm
nhập vào “ hộp đen” ý thức của người mua và gây ra những phản ứng đáp lại nhất
định.
Hình 2.1 Mô hình hành vi của người mua(Nguồn: Theo philip, kotler (1999))
Các yếu tố
kích thích
của
marketing
- Hàng hóa
- Giá cả
- Phương
pháp phân
phối
- Khuyến
mãi
- Môi
trường kinh
tế
- Khoa học
kỷ thuật
- Chính trị
- Văn hóa
Các tác
nhân kích
thích khác
Các đặc tính
của người
mua
Quá trình
quyết
định mua
hàng
“ Hộp đen” ý thức của
người mua
Những phản
ứng đáp lại
của người
mua
- Lựa chọn
hàng hóa
- Lựa chọn
nhãn hiệu
- Lựa chọn
nhà kinh
doanh
- Lựa chọn
khối lượng
muaNghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 4
Tất cả những tác nhân kích thích này gây ra một loạt những phản ứng của
người mua có thể quan sát được (như hình 2.1). Hiểu được cái gì xảy ra trong “hộp
đen” ý thức của người tiêu dùng giữa lúc tác nhân kích thích đi vào và lúc xuất hiện
những phản ứng của họ sẽ giúp ta hiểu được những phản ứng của người tiêu dùng
trước các chức năng của sản phẩm, giá cả, khuyến mãi, cách trưng bày sản phẩm ở nơi
bán,…Và giúp ta nâng cao lợi thế cạnh tranh.
3/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý (hình 2.2) có ảnh hưởng lớn đến
hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Phần lớn những yếu tố này không chịu sự
kiểm soát từ phía các nhà hoạt động thị trường.
,hình
Hình 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
( Philip Kotler)
Người mua
Những yếu tố
trình độ văn hóa:
- Văn hóa
- Nhánh văn hóa
- Địa vị xã hội
Những yếu tố
mang tính chất cá
nhân:
- Tuổi tác và giai
đoạn của chu
trình sống gia
đình
- Nghề nghiệp
- Tình trạng kinh
tế
- Kiểu nhân cách
và quan niệm về
bản thân
Lối sống
Những yếu tố
mang tính chất tâm
lý:
- Động cơ
- Tri giác
- Lĩnh hội
- Niềm tin và thái
độ
Những yếu tố mang
tính chất xã hội:
- Các nhóm chuẩn
mực
- Gia đình
- Vai trò và đại vị
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
SVTH: Ngô Thị Bích Chi 5
4/ Quá trình ra quyết định của người mua.
Để có thể đưa ra một quyết định tiêu dùng thì khách hàng thường trãi qua một
quá trình cân nhắc. Quá trình đó thường diễn ra theo một trình tự gồm 5 bước:
Hình 2.3. Mô hình quy trình ra quyết định mua hàng ( Philip Kotler)
4.1/ Nhận biết nhu cầu.
Quá trình mua hàng bắt từ chỗ người mua hàng ý thức được vấn đề hay nhu
cầu. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại và cũng có thể bắt
nguồn từ những tác nhân kích thích bên ngoài. Trong giai đoạn này cần tìm hiểu:
a) những nhu cầu hay những vấn đề lớn lao nào đã phát sinh; b) cái gì đã làm cho nó
xuất hiện; c) chúng đã hướng con người đến hàng hóa cụ thể như thế nào.
4.2/ Tìm kiếm thông tin.
Người tiêu dùng bị kích thích có thể bắt đầu và cũng có thể là không bắt đầu
tìm kiếm thông tin bổ sung. Nếu sự thôi thúc đủ mạnh và hàng hóa có khả năng thỏa
mãn người tiêu dùng và dễ kiếm thì người tiêu dùng sẽ mua ngay. Nếu không có thì
nhu cầu có thể xếp lại trong trí nhớ của anh ta. Trong trường hợp này người tiêu dùng
có thể hay là ngưng tìm kiếm thông tin, hay là tiếp tục tìm kiếm thêm một chút,
hay là tìm kiếm ráo riết.
Trong khi tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng có thể sử dụng những nguồn
thông tin sau:
- Nguồn thông tin cá nhân ( gia đình, bạn bè,…)
- Nguồn thông tin thương mại ( quảng cáo, người bán hàng,..)
- Nguồn thông tin phổ thông ( phương tiện thông tin đại chúng, các
tổ chức nghiên cứu và phân loại người tiêu dùng.)
- Nguồn thông tin kinh nghiệm thực tế ( sờ mó, nghiên cứu,…)
Đánh giá các
phương án
Quyết định mua
Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông ti
sẽ chi nhiều tiền hơn cho mua sắm quần áo nếu thu nhập tăng hơn. Vì vậy những
người bán quần áo cần lấy về nhiều kiểu quần áo mới, đẹp hơn, phong cách hơn
nhưng không kém phần lịch sự, kín đáo, không nên quá lòe loẹt, không kín đáo vì các
bạn nhận xét rằng quần áo hiện nay khá lòe loẹt, kém phần kín đáo.
các bạn khi mua quần áo phần lớn không hề thu thập thông tin, và nếu có thì
cũng chủ yếu từ bạn bè. Tâm lý chung của người tiêu dùng là khi mua những sản
phẩm tốt, giá và chất lượng hợp lý, người bán phục vụ tốt,.. và ngược lại thì thường
truyền đạt, giới thiệu hay phản ánh về nơi bán hay sản phẩm đó cho người thân,
bạn bè. Do đó người bán cần biết tạo được thiện cảm cho tất cả những khách
hàng, như thế cho dù khách hàng không mua thì cũng sẽ có ấn tượng tốt và sẽ giới
thiệu cho những người khác. Trong đó, thái độ nhân viên phục vụ là cần quan tâm
nhiều nhất: phải để cho khách tự do lựa chọn quần áo, không nên luôn theo sau sẽ
làm khách hàng khó chịu cũng như cần có sự vui vẻ, nhiệt tình. Đồng thời cần trang
bị buồng thử quần áo rộng, thoáng để cho khách hàng thử khi mua. Đây cũng là một
yếu tố cần chú ý…
Trong buôn bán thì quan trọng nhất là uy tín và thương hiệu. Do đó, những
người bán càng phải tạo ra uy tín, thương hiệu cho các shop, cho tiệm của mình. Giá
cả và chất lượng phải phù hợp, không nên chỉ vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên
việc đầu tư lâu dài cho mai sau.
Các chương trình quảng cáo và khuyến mãi cần có sự phù hợp. Đôi lúc không
nên giảm giá quá nhiều vì sẽ làm mất uy tín về chất lượng và thương hiệu của mình.
Đồng thời, các mặt hàng cần có chất lượng, đừng lấy về những sản phẩm có chất
lượng quá tệ rồi lại phải giảm giá.
III/Hạn chế của đề tài.
Nhiên cứu chỉ thực hiện đối với các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh và mẫu nghiên cứu nhỏ nên độ tin cậy của tính thay mặt cho nghiên
cứu này là không cao.
Để thuận tiện trong tính toán, tác giả đã làm tròn các số phần trăm, bỏ đi các
số thập phân. Vì vậy, tính chính xác không cao.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Phân tích môi trường kinh doanh Công ty nghiên cứu Công ty Lữ hành Hanoitourist Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh PDF Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quản trị chất lượng dịch vụ lữ hành tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG sản PHẨM BIA sài gòn của NGƯỜI TIÊU DÙNG quảng ngãi Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top