daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Đặt vấn đề...................................................................................................................1
2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về cây Đảng Sâm..........................................................................3
1.1.1. Phân loại khoa học.................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Đảng Sâm .....................................................3
1.1.3. Giá trị dược liệu của cây Đảng Sâm......................................................................5
1.1.4. Thành phần và công dụng của Đảng sâm..............................................................5
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật ......................7
1.2.2. Điều kiện nuôi cấy.................................................................................................8
1.2.3. Môi trường dinh dưỡng .........................................................................................8
1.2.4. Sự phát sinh hình thái ..........................................................................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu nhân sinh khối rễ dược liệu bằng phương pháp nuôi cấy mô
trên thế giới và Việt Nam. .............................................................................................14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. .....................................................................14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.......................................................................15
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................18
2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................18
2.1.1. Vật liệu thực vật ..................................................................................................18
2.1.2. Hóa chất và công cụ thí nghiệm..........................................................................18
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................19
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................19
2.3. Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá..................................................................................21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................................23
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nền đến khả năng phát triển hệ rễ bất định
cây Đảng sâm.................................................................................................................23
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo mô
sẹo và rễ bất định cây Đảng sâm. ..................................................................................25
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4D lên sự tạo mô sẹo từ lá cây Đảng sâm............25
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng NAA đến khả năng cảm ứng tạo rễ bất
định từ mô sẹo cây Đảng sâm........................................................................................28
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng IBA đến khả năng cảm ứng tạo rễ bất
định từ mô sẹo cây Đảng sâm........................................................................................29
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất hữu cơ tự nhiên, đường đến sự tăng sinh
khối rễ bất định cây Đảng sâm ......................................................................................32
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến khả năng tăng sinh khối rễ bất định
Đảng sâm .......................................................................................................................32
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ cao nấm men đến khả tăng sinh khối rễ bất định
Đảng sâm .......................................................................................................................34
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ peptone đến khả năng tăng sinh khối rễ bất định
Đảng sâm .......................................................................................................................36
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường đến khả năng tăng sinh khối rễ bất định
Đảng sâm........................................................................................................................38
3.4. Nghiên cứu sự tăng trưởng của rễ bất định khi nuôi cấy trong môi trường lỏng (bình
bioreactor).......................................................................................................................40
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thể tích môi trường đến khả năng nhân sinh khối rễ
bất định Đảng sâm trong bình bioreactor sục khí liên tục.............................................40
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ sục khí đến khả năng nhân sinh khối rễ bất
định Đảng sâm trong môi trường lỏng ..........................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................43
1. Kết luận......................................................................................................................43
2. Kiến nghị ...................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ phong phú của Việt Nam, cây thuốc
mọc tự nhiên giữ một vị trí quan trọng về số lượng loài, cũng như về giá trị sử dụng và
kinh tế cao. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của ngành Y tế, hiện đã biết ở Việt Nam
có tới gần 4000 loài thực vật và Nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có tới hơn
90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng [19]. Từ nguồn
cây thuốc mọc tự nhiên, hàng năm đã khai thác được một khối lượng lớn các loại dược
liệu, sử dụng cho nhu cầu làm thuốc trong nước và xuất khẩu [3]. Tuy nhiên, do khai
thác liên tục nhiều năm, cùng với nhiều nguyên nhân tác động khác đã làm cho nguồn
cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng; một số loài thuộc diện
quí hiếm đang lâm vào tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Bởi vậy, vấn đề bảo
tồn những cây thuốc bị đe dọa được coi là nhóm đối tượng ưu tiên, trong chiến lược
bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên lâm sản ngoài sỗ của Việt Nam [9].
Đảng Sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.,) là loài cây dược liệu có
giá trị kinh tế cao, là loại thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực,
tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, có tác dụng ích huyết, sinh tân dịch, chống mệt
mỏi, giảm stress, dùng làm thuốc bổ trong các trường hợp tỳ vị suy yếu, thiếu máu do
mới ốm dậy; chữa đau dạ dày, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin...do rễ củ của cây
có chứa nhiều saponins, triterpenes, steroid. Ngoài ra ngọn và lá non làm rau ăn [8].
Ở Việt Nam, Đảng sâm phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh miền núi,
nhưng do có giá trị sử dụng và kinh tế cao, cây thuốc này đã bị khai thác liên tục nhiều
năm, thậm chí còn được xuất khẩu không chính thức qua biên giới. Hơn nữa, do nạn
phá rừng, mở rộng nương rẫy, đã làm cho Đảng sâm mọc tự nhiên ở tất cả các tỉnh trở
nên hiếm rõ rệt. Đảng sâm đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ
cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2006). Đồng thời cũng có tên trong Nghị định số
32/2006/NĐ 9 CP của Chính phủ (30/3/1006) nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ [6].
Việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã làm tăng hệ số nhân
giống của thực vật chỉ trong một thời gian ngắn, đồng thời việc nuôi cấy tế bào, mô và
cơ quan thực vật đã giúp các nhà nghiên cứu thu nhận được sinh khối hay các hợp chất
thứ cấp có giá trị trong y dược với hiệu suất cao khi không thể sản xuất từ tế bào vi
sinh vật hay tổng hợp bằng con đường hoá học [4].
Đối với cây Đảng sâm, hiện nay nguồn cung cấp dược liệu vẫn chủ yếu bằng
thu hái tự nhiên và nuôi trồng truyền thống. Tuy nhiên, việc nuôi trồng lại phụ thuộc
rất nhiều vào các điều kiện sinh thái và trồng trọt. Do cây Đảng sâm có thời gian thu
hoạch phải từ 2-3 năm. Hơn nữa, việc phòng trừ các loại dịch bệnh, tồn dư của thuốc
bảo vệ thực vật cũng là một vấn đề khó khăn [2].
Với các ưu điểm như nâng cao hàm lượng, chủ động quá trình sản xuất, tối ưu
hóa quá trình chiết xuất hợp chất mục tiêu, việc nhân nuôi sinh khối cây dược liệu
bằng phương pháp công nghệ sinh học để thu hợp chất thứ cấp là một biện pháp triển
vọng để khắc phục những hạn chế của phương pháp nuôi trồng truyền thống. Phương
pháp này có thể tạo ra một lượng sinh khối rễ bất định lớn trong thời gian ngắn nhằm
phục vụ nhu cầu dược liệu của con người, rút ngắn thời gian sản xuất, cho hiệu quả
kinh tế vô cùng lớn đồng thời góp phần đáp ứng nguồn nguyên liệu dùng chế biến sản
phẩm sử dụng trong lĩnh vực y dược [4]. Trên đối tượng cây Đảng sâm, hiện nay các
nghiên cứu chỉ mới tập trung vào đánh giá tác dụng dược lý, phân tích thành phần hóa
học hay nhân giống in vitro [11]. Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tui thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng tạo rễ bất định từ cây Đảng Sâm nam (Codonopsis
javanica (Blume) Hook.f.,)”
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được môi trường phù hợp để tạo rễ bất định cây Đảng Sâm in vitro và
nhân sinh khối rễ bất định Đảng Sâm trong bình bioreactor.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến khả năng phát triển hệ rễ bất định
cây Đảng sâm
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo
mô sẹo và rễ bất định.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ tự nhiên, đường đến sự
tăng trưởng sinh khối rễ bất định cây Đảng sâm
- Nghiên cứu sự tăng trưởng của rễ bất định khi nuôi cấy trong môi trường lỏng
(bình bioreactor)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây Đảng Sâm
1.1.1. Phân loại khoa học
Đảng sâm có tên khoa học là Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et
Thoms hay còn có tên gọi khác là Sâm leo, Sâm nam, Cây đùi gà, Ngân đằng; Mằn
rày cáy (Tày); Co nhả đòi (Thái); Cang hô (H' Mông). Thường mọc ven rừng,
nương rẫy bỏ hoang lâu ngày ở độ cao 700m trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và độ
cao 1300m đối với các tỉnh phía Nam. Là loại cây ưa ẩm, ưa sáng, ưa bóng, mọc
nơi đất tốt, nhiều mùn [6],[8].
Đảng Sâm mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, phân bố chủ
yếu ở các tỉnh Hà Giang (Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh...).
Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Văn Bàn); Lai Châu (Sìn Hồ, Phong
Thổ, Mường Tè, Than Uyên). Yên Bái (Mù Căng Chải, Văn Chấn); Cao Bằng;
Lạng Sơn; Hòa Bình; Sơn La; Nghệ An (Kỳ Sơn); Hải Dương (Chí Linh).., ở các
tỉnh phía nam trở nên hiếm dần, chỉ thấy tập trung xung quanh núi Ngọc Linh
(Quảng Nam, Kon Tum); vùng Đà Lạt và núi LangBiang (Lâm Đồng). Ngoài ra trên
thế giới cây còn xuất hiện ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Myanma và Nhật Bản [16].
Phân loại dựa vào đặc điểm hình thái, sự phân bố địa lý và số lượng nhiễm
sắc thể, cây Đảng Sâm được phân loại như sau: [6],[29].
Tên Việt Nam: Đảng sâm nam
Tên khoa học: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.,
Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)
Bộ: Hoa chuông (Campanulales)
Lớp (nhóm): Hai lá mầm (Magnoliopsida)
Ngành: Hạt kín (Magnoliophyta)
Giới: Thực vật (Plantae)
1.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Đảng Sâm
Theo Sách đỏ Việt Nam [6] và Từ điển cây thuốc Việt Nam [8] đã chỉ ra đặc điểm
sinh lý, sinh thái của cây Đảng sâm như sau:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu thí nghiệm trong khuôn khổ đề tài, chúng tui đưa ra một
số kết luận như sau:
1) Môi trường thích hợp để cảm ứng tạo rễ bất định cây Đảng Sâm là môi
trường MS.
2) Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng tạo mô sẹo và
rễ bất định: Nồng độ 2,4 D thích hợp cho sự hình thành mô sẹo từ mẫu lá Đảng sâm là 2
mg/L, IBA với nồng độ 2 mg/L là thích hợp cho khả năng cảm ứng tạo rễ bất định từ
mô sẹo cây Đảng sâm.
3) Ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ, đường đến sự tăng sinh khối rễ bất
định cây Đảng sâm: Peptone là tối ưu cho tăng trưởng sinh khối rễ bất định Đảng sâm với
nồng độ 2 g/L, hàm lượng đường 30g/L là thích hợp cho khả năng tăng trưởng sinh
khối rễ bất định Đảng sâm.
4) Ảnh hưởng của tốc độ sục khí và thể tích môi trường đến khả năng nhân
nhanh sinh khối rễ bất định cây Đảng sâm trên môi trường lỏng (bioreactor) với mật
độ 20 mẫu cấy thì thể tích phù hợp cho sự tăng trưởng sinh khối rễ bất định Đảng sâm
là 1 lít, tốc độ sục khí với 2 ống sục là tốc độ sục tối ưu để tăng sinh khối rễ bất định
Đảng sâm.
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy trong bình bioreactor với các thể
tích lớn hơn để thu được sinh khối lớn.
Nghiên cứu phân tích, tách chiết các hoạt chất có trong sinh khối rễ Đảng sâm
nuôi cấy.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 lai Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng chế tạo kết cấu mềm tuân theo mômen bằng phương pháp ép phun nhựa Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh trong chế biến mì sợi (pasta) Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top