daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm khác nhau giữa các địa phương…. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng,
do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào.
Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh với
thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm
thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Ví dụ, ban đầu là củ
gừng, củ tỏi... chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay đổi và đa dạng hóa mùi vị,
tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau người ta nhận thấy chúng còn có
khả năng làm ấm bụng và tiêu hóa tốt khi ăn phải những đồ sống, lạnh..., và thế là bắt đầu
một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất - củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn,
đi vào tủ thuốc của từng gia đình, đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách
qua thời gian và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Các nhà khoa học đã thống kê ở nước ta có 3.948 loài thực vật và nấm lớn được
dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài tảo
biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 loài thực vật có mạch. Mỗi loài lại có bộ gen đa
dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng
đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và trong loài.
Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh
nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc ở nước ta tồn tại trong y học chính là y học cổ truyền chính thống, có
nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực hành được tư liệu hóa trong sách vở
như các học thuyết Âm - Dương, Ngũ hành, v.v. Các nền y học nhân dân hay y học cổ truyền
dân tộc, thường được gọi là thuốc Nam. Ðiều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử dụng
cây thuốc của các dân tộc ở nước ta rất phong phú.
Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược
liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển
nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện chưa được quản lý chặt chẽ, đa số các cây thuốc
quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, theo số liệu của các cơ quan chức
năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài...
Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây cỏ
hiện có ở nước ta, chúng tui chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt dùng làm
thuốc, là cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong họ Chùm ngây (Moringaceae R.
Br. ex Dumort.) để nghiên cứu.
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có rất nhiều công dụng thực tế, qua
kết quả nghiên cứu của lương y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dược -2006) và một số nhà
khoa học khác như: Lockett (2000); Fuglie LJ (1999); Jed W. Fahey (2005);…cây Chùm
ngây (Moringa oleifera Lam.) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp với một số công
dụng chính sau:
1.1.1 Về dinh dưỡng:
1.1.1.1 Lá cây được dùng làm rau ăn, lá non, chồi, cành non và cả cây con được dùng
trộn dầu dấm ăn thay rau diếp, làm bột cà - ri, ủ chua làm gia vị, lá già làm trà giải khát...Ở
châu Phi, còn được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con vì chứa nhiều vitamin và
muối khoáng có ích. Ngoài ra, lá cây còn là thức ăn bổ sung cho gia súc.
1.1.1.2 Hoa có thể dùng để làm rau ăn hay phơi khô, hãm làm trà (nhiều nước phương
Tây sản xuất trà hoa Chùm ngây bán ra thị trường, cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium
và potassium). Hoa cũng là nguồn cung cấp phấn hoa rất tốt cho công nghệ nuôi ong.
1.1.1.3 Quả non chiên xào ăn có hương vị như măng tây.
1.1.1.4 Hạt chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt. Dầu Chùm
ngây ăn được, hay dùng bôi trơn máy móc, đồng hồ hay dùng trong công nghệ mỹ phẩm,
xà phòng dầu gội.
1.1.1.5 Các đoạn rễ non được dùng làm rau ăn thay cho rau Cải ngựa (Armoracia
rusticana = Cochlearia armoracia, Horseradish), món rau quí của phương Tây.
1.1.2 Về y học
Toàn cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) đều được dùng làm thuốc chữa
nhiều bệnh khác nhau.
1.1.2.1 Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. Lá dùng
uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: lá Chùm ngây có tính chất như một kháng sinh
chống các viêm nhiễm nhỏ. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa,
lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị khó tiêu, trướng bụng. Lá còn được
dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của
lão hóa. Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng stress, chống nhiễm
trùng da. Nó cũng được dùng để cân bằng ổn định lượng đường máu trong trường hợp bị
bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có pha thêm nước cà - rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột
làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng, làm cho năng lượng tăng gấp bội (cần cho
người làm việc nặng). Lá cũng được dùng chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai,
viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Phụ nữ sau khi sinh ăn lá sẽ làm tăng tiết
sữa. Ở Philippine, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao.
1.1.2.2 Hạt có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng bôi ngoài để điều
trị nấm da. Bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông bị nhiễm khuẩn trong mùa lũ (Tổng số
trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000 / 100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm
ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 - 200 / 100 ml).
1.1.2.3 Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh,
long đàm, lợi tiểu nhẹ, nước sắc từ rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ cây dùng
ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh
Pterygospermin.
1.1.2.4
1.1.2.5
Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy.
Trong những năm gần đây, những công trình nghiên cứu được công bố trong các
tạp chí "Phytotherapy Rechearch" và "Hort Science" cho thấy các tác dụng khác nhau của
các bộ phận cây chùm ngây như, chống hạ đường huyết, giảm sưng tấy, chữa viêm loét dạ
dày, điều trị chứng hạ huyết áp an thần và làm êm dịu thần kinh trung ương.
1.1.3 Khả năng phòng hộ:
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính,
sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu
được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.)
được trồng rộng rãi từ hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất công nghiệp, che bóng
cho các cây công nghiệp dài ngày đến trồng rừng chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có
khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh, hay được trồng làm cảnh, lấy bóng mát do cây
có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp.
1.1.4 Đặc điểm sinh thái:
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có khả năng sống từ vùng rừng ẩm,
cận nhiệt đới khô hay ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô,chịu lượng mưa từ 480 - 4000
mm/năm, nhiệt độ 18,7 - 28,5oC và độ pH 4,5 – 8, chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt

trên đất cát khô (rất phù hợp với khí hậu nước Việt Nam ta).
Tóm lại, cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) vừa là nguồn dược liệu vừa
là nguồn thực phẩm phong phú và quí hiếm. Lá, hoa, trái, thân, vỏ, rễ của cây chứa chất
khoáng, chất đạm, vitamin, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất khác. Ngoài khả
năng thanh lọc nước và giá trị dinh dưỡng cao, cây Chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.)
còn là nguồn dược thảo quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh, các
bộ phận của cây có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt
tính chống ung bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co
giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy hóa, trị tiểu đường, bảo vệ gan, kháng
sinh và chống nấm… cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều
nước trong vùng Nam Á.
Qua tham khảo, chúng tui thấy hầu như các công trình nghiên cứu về cây Chùm
ngây (Moringa oleifera Lam.) chỉ đi sâu vào chức năng dược học, chưa có công trình nào
nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, và về khả năng phát tán, nảy mầm trong tự
nhiên của loại cây này.
Do các lý do trên, chúng tui chọn đề tài “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH LÝ – SINH THÁI CỦA CÂY CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.)
THUỘC HỌ CHÙM NGÂY (MORINGACEAE R.Br. ex DUMORT.; 1829)”
1.2 Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh
trưởng, phát triển của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.).
- Xác định các đặc điểm sinh lý – sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa
oleifera Lam.) ở vườn ươm.
- Xác định khả năng phát tán, nảy mầm và sinh trưởng trong tự nhiên của cây
Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.).
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc họ
Chùm ngây (Moringaceae R. Br. ex Dumort.; 1829).
- Phạm vi nghiên cứu: cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong tự nhiên
(tại Tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Huyện Củ Chi TP Hồ Chí Minh) và trong vườn
ươm tại Củ Chi.

1.4 Nội dung đề tài:
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt cây Chùm
ngây (Moringa oleifera Lam.).
- Mô tả đặc điểm hình thái giải phẩu một số cơ quan cũng như đặc điểm sinh lý,
sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.).
- Xác định khả năng phát tán của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong
tự nhiên.
- Giá trị kinh tế của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.).
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp các đặc điểm sinh lý - sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa
oleifera Lam.).
- Khẳng định giá trị quan trọng của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.)
trong đời sống.
1.6 Bố cục đề tài:
- Chương 1: Mở đầu.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả, thảo luận
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
che nắng tỉ lệ sống cây khoảng 91 - 92%, còn các lô che nắng không hòan toàn thì tỉ lệ này
được nâng lên (93 - 96%).
Cây ở lô 1, phát triển mạnh trong 2 tháng đầu do lượng chất dinh dưỡng trong hạt
vẫn còn đủ để cung cấp cho cây, ở các tháng sau, khả năng tiếp nhận ánh sáng quá yếu,
lượng chất hữu cơ tạo ra không đủ cho các quá trình sinh lý của cây nên cây phát triển chậm
hơn so với các lô khác.
Cây ở lô 4, 5 tăng nhanh nhất ở các chỉ tiêu về chiều cao, đường kính thân, số
lượng lá, nhưng ở lô 3 thì chỉ tiêu về diện tích lá là cao nhất.
Từ các kết quả trên cho thấy Chùm ngây là loại cây rất ít phát tán trong tự nhiên
do hạt có lớp vỏ dày, ít thấm nước, cây con lại dễ bị thối khi bị ngập úng do đó khó nảy mầm
trong điều kiện khô, dễ chết khi sũng nước nhưng khi cây khoảng 1 tháng tuổi thì lại phát
triển rất tốt trong điều kiện khô, nắng nóng.Vì thế, trong sản xuất đại trà chúng ta nên để ý
đến các điều kiện trên để đạt năng suất, và lợi nhuận kinh tế cao.
4.7. Giá trị kinh tế của cây Chùm ngây
Nhận xét: Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, những hiểu biết về cây Chùm
ngây dần dần đã được mở rộng trong giới nghiên cứu khoa học, kinh tế, nông thôn. Tuy
nhiên, vẫn chưa có dự án nào có qui mô rộng lớn đầu tư đầu cho sự bảo tồn và khai thác tìm
năng kinh tế của cây chùm ngây.
Thế giới có rất nhiều sản phẩm được sản xuất từ các bộ phận của cây Chùm ngây:
các sản phẩm làm đẹp, nước uống dinh dưỡng của Mỹ, sản phẩm bột và viên dinh dưỡng của
Ấn Độ, dầu và hạt Chùm ngây của Alibaba, rau và trà của Phillipin,… Việt Nam chỉ mới
xuất hiện rau và trà Chùm ngây.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ một lượng rau sạch rất lớn nhưng Chùm
ngây vẫn là một là một loại rau lạ và giá quá cao. Tại một số siêu thị như hệ thống
Coopmart, Big C (Nguyễn Tri Phương), Cửa hàng Rau Sạch (Hai Bà Trưng),…rau và trà
Chùm ngây được bày bán rộng rãi nhưng hầu như rất ít được sự quan tâm của mọi người,
với giá thị trường 12.000 -15.000 ĐVN/100g lá Chùm ngây cho khoảng 4 người ăn thì quả
là quá mắc.Với số tiền đó, người dân có thể mua các loại rau khác cho khoảng 8 - 10 người
ăn.
Khi chúng tui làm luận văn này, quá trình tìm hiểu về cây Chùm ngây tại thành
phố Hồ Chí minh hết sức khó khăn, hầu như người dân ở đây chưa nghe tên loại cây này bao
giờ, đến gõ cửa các cơ quan chức năng thì nhận được câu trả lời là vì không có kinh phí nên
Technology Số 98-2007).
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ): Kết quả cho thấy
Chùm Ngây có tác dụng gây hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, làm tăng sự thải loại
cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86 - 2003).
Nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại thủ đô
Guatemala, nước Guatemala ở phía Nam Mêhicô: dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ,
hạt..vỏ thân Chùm Ngây có hoạt tính chống co giật, hoạt tính chống sưng và tác dụng lợi.
Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều
ED50 = 65.6 mg/ml môi trường; tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở
1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ rễ cũng cho một số kết
quả (Journal of Ethnopharmacology Số 36 - 1992).
Một số các hợp chất, các chất gây đột biến gen đã được tìm thấy trong hạt Chùm
Ngây rang chín: Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy)
phenylacetonitrile; 4 - hydroxyphenylacetonitrile và 4 – hydroxyphenyl - acetamide.
(Mutation Research Số 224-1989).
Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng
estrogenic, nước chiết từ rễ Chùm ngây có tác dụng ngừa thai. (Journal of
Ethnopharmacology Số 22 - 1988).
Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự
nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước
đục (độ đục 15 - 25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ phân
280-500 MPN 100 ml (-1)) dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến
kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3 - 1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10
MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước cùng kiệt và
được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn độ (Journal of Water and Health Số 3 - 2005).
Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) ghi nhận
dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ Chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate
trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Đây được xem như
một một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận.
.Dr. Reyes, 1990: đã nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu hái làm dược liệu theo
phương pháp luân phiên như sau: mỗi cây con trồng cách nhau từ 10 đến 50 cm, sau 75 ngày
thu hái lá và cành non ở phía trên bằng cách cắt ngang thân cây cách gốc 20 - 30 cm; sau đó
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm
Chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá và hạt cây chùm ngây
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top