the_rain

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn ) : Luận văn ThS. Giáo dục học
Nhà xuất bản: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Ngày: 2011
Chủ đề: Tuyển sinh đại học
Giáo dục đại học
Đánh giá chất lượng
Điểm thi
Trường đại học Sài Gòn
Miêu tả: 125 tr. + CD-ROM+ Tóm tắt
Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày cơ sở lý luận về tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (TSĐH). Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối A, B, C và D1 vào trường ĐH Sài Gòn từ năm 2008 – 2010. Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia đình thí sinh đến điểm TSĐH, chỉ ra cách tác động của các yếu tố đó đến điểm TSĐH vào trường ĐH Sài Gòn. Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào tại trường ĐH Sài Gòn
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 7
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài .............................................. 8
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ............................................... 14
1.1.3. Khung lý thuyết ....................................................................... 20
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 21
1.2.1. Tuyển sinh ............................................................................... 21
1.2.2. Động cơ ................................................................................... 21
1.2.3. Học tập .................................................................................... 23
1.2.4. Phƣơng pháp giáo dục ............................................................. 26
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến điểm TSĐH .................................. 27
1.3. Cơ sở phƣơng pháp luận ................................................................... 31
1.3.1. Lý thuyết hành động xã hội ..................................................... 33
1.3.2. Mối liên hệ giữa quá trình học tập và kết quả học tập ............ 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TUYỂN SINH TỪ NĂM 2008 – 2010
Ở ĐẠI HỌC SÀI GÒN
2.1. Vài nét về thi TSĐH ở nƣớc ta và ở ĐH Sài Gòn ............................. 37
2.1.1. Hệ thống thi tuyển sinh đại học ở nƣớc ta .............................. 37
2.1.2. Thi tuyển sinh ở ĐH Sài Gòn .................................................. 39ii
2.2. Kết quả thi tuyển sinh của SV đang học tại ĐH Sài Gòn ................. 42
Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỂM TUYỂN SINH
ĐẠI HỌC
3.1. Thực trạng tác động của các yếu tố .................................................. 44
3.1.1. Thành tích học tập ở bậc phổ thông và điểm TSĐH ............... 44
3.1.2. Các yếu tố tạo động cơ thi vào trƣờng ĐH Sài Gòn ............... 50
3.1.3. Sự đầu tƣ, cố gắng của cá nhân ............................................... 60
3.1.4. Môi trƣờng gia đình ................................................................ 73
3.2. Phân tích những tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH .............. 81
3.2.1. Mô hình hồi quy chung ........................................................... 81
3.2.2. Biến số độc lập ........................................................................ 82
3.2.3. Biến số phụ thuộc .................................................................... 82
3.2.4. Phân tích các yếu tố tác động đến điểm TSĐH ...................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 96
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngành giáo dục luôn đƣợc quan
tâm hàng đầu, nhất là chất lƣợng giáo dục đại học. Trong những năm gần đây
chất lƣợng sinh viên (SV) thi đậu đại học ngày càng cao. Áp dụng chủ trƣơng
3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã tạo nên một bình diện
rộng để các trƣờng có thể cùng tham gia công tác tuyển sinh hằng năm.
Giáo dục đại học (ĐH) theo xu thế toàn cầu hóa của thời đại mới đòi
hỏi sự thay đổi cơ cấu và toàn diện các mặt hoạt động của các trƣờng đại học.
Hiểu đƣợc các đặc tính và nhu cầu của SV là nhân tố cơ bản đảm bảo sự
thành công trong giáo dục đại học. Tƣơng tự nhƣ trong nông nghiệp, hiểu
biết về bản chất đất trồng và điều kiện khí hậu của vùng canh tác là một điều
kiện quan trọng giúp ngƣời nông dân có vụ mùa bội thu. Tƣơng tự nhƣ vậy,
hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngƣời học.
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng điểm thi đại học trƣờng nào cao thì chất
lƣợng công tác đào tạo của trƣờng đó càng tốt. Chính vì một phần lí do đó
hằng năm Bộ GD&ĐT đã quy định mức điểm sàn cho các trƣờng ĐH và cao
đẳng (CĐ) để tránh trƣờng hợp tuyển sinh điểm sàn quá thấp ảnh hƣởng đến
chất lƣợng đào tạo.
Mọi ngƣời đều không thể phủ nhận hệ thống giáo dục là hệ thống con
của hệ thống xã hội có quan hệ chặt chẽ với hệ thống xã hội. Cơ cấu xã hội trực
tiếp hay gián tiếp biến đổi và điều chỉnh phƣơng hƣớng cải cách cơ cấu giáo
dục. Giáo dục ĐH đƣợc công nhận là một công cụ hiệu quả cho sự phát triển
nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phƣơng diện.
Nâng cao chất lƣợng giáo dục ĐH ngoài việc cải tiến quá trình đào tạo
thì yếu tố đầu vào thông qua công tác tuyển sinh đóng cũng vai trò rất quan2
trọng. Nếu kì thi tuyển sinh diễn ra nghiêm túc, đề thi đánh giá đúng năng lực
của học sinh (HS) thì điểm tuyển sinh đại học (TSĐH) sẽ là cơ sở nền cho việc
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho công cuộc phát triển xã
hội. Phân tích các yếu tố tác động đến điểm TSĐH là điều rất cần thiết, với vai
trò là nhà giáo dục chúng ta có thể sử dụng nghiên cứu này lập kế hoạch giảng
dạy phù hợp nhằm hƣớng tới nâng cao chất lƣợng giáo dục. Việc chuyển từ
trƣờng trung học phổ thông (THPT) vào ĐH là bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp
sang môi trƣờng học tập mới, HS mang theo mình những kinh nghiệm về học
tập khác nhau. Đã có những công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa điểm số
đầu vào và điểm số trong quá trình học ĐH, điểm thi tốt nghiệp ra trƣờng. Một
thực tế không thể phủ nhận là những em có số điểm cao trong kì thi TSĐH
thƣờng rất thành công trong quá trình học ĐH. Các yếu tố nhƣ tuổi, giới tính,
các đặc điểm tâm lý, các khu vực sống, đặc điểm xã hội học (tình bạn và các
mối quan hệ xã hội), nền tảng văn hoá, chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THPT và
đặc điểm gia đình ảnh hƣởng rất lớn đến điểm TSĐH.
Hiện nay, các trƣờng ĐH nói chung và trƣờng ĐH Sài Gòn nói riêng
đều hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Tuy nhiên, để giải quyết
vấn đề này, chất lƣợng giáo dục có rất nhiều yếu tố tác động đến nó, một
trong những yếu tố có liên quan là điểm TSĐH của SV. Hiện nay việc nghiên
cứu này chƣa đƣợc quan tâm nhiều và tác động đến điểm TSĐH cũng là một
dạng nghiên cứu về thành tích học tập của HS, SV.
Vì vậy, chúng tui chọn đề tài “Nghiên cứu một số tác động của các yếu
tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trƣờng đại học Sài Gòn)”.
Thông qua nghiên cứu này, chúng tui hy vọng sẽ đóng góp những
thông tin cơ bản nhất về vai trò của các yếu tố cá nhân và gia đình tác động
đến kết quả học tập của HS, SV nói chung và tác động đến điểm TSĐH nói
riêng. Kết quả của nghiên cứu của đề tài sẽ giúp công tác tuyển sinh, đào tạo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
của các trƣờng ĐH nói chung và trƣờng Sài Gòn nói riêng hiệu quả và chất
lƣợng hơn trong những năm tới.
2. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Một số tác động của các yếu tố đến điểm TSĐH.
 Khách thể nghiên cứu: Các thí sinh đã từng tham gia các kỳ thi tuyển
sinh vào ĐH và có kết quả thi.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 07/2010 đến
tháng 06/2011.
 Phạm vi không gian: Trên thực tế, nghiên cứu tác động của các yếu
tố đến điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn cần khảo sát với tất cả số thí sinh đã
từng tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Sài Gòn. Hơn nữa, đó là công việc
càng khó khăn hơn đối với một học viên cao học. Vì vậy, trong phạm vi
nghiên cứu này chúng tui chỉ xem xét với số thí sinh đã tham gia thi tuyển sinh,
trúng tuyển và hiện đang học tại Trƣờng (chủ yếu nghiên cứu trên SV năm thứ
nhất (khóa 2010) và thứ hai (khóa 2009), những khóa đầu của các ngành đào
tạo ĐH), thi đầu vào các khối A, B, C và D1 vào trƣờng ĐH Sài Gòn.
 Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số tác động
của các yếu tố đến điểm TSĐH của SV năm thứ nhất và năm thứ hai các
khối A, B, C và D1 đang theo học tại ĐH Sài Gòn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích một số tác động
của các yếu tố đến điểm TSĐH tại trƣờng ĐH Sài Gòn. Nghiên cứu này
hƣớng đến các mục tiêu:
- Nghiên cứu thực trạng điểm TSĐH các khối A, B, C và D1 vào
trƣờng ĐH Sài Gòn trong thời gian gần đây.
- Nghiên cứu tác động của các yếu tố liên quan đến cá nhân và gia
đình thí sinh đến điểm TSĐH.4
- Chỉ ra phƣơng thức tác động của các yếu tố đó đến điểm TSĐH
vào trƣờng ĐH Sài Gòn.
- Tổng hợp thông tin, số liệu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng tuyển sinh đầu vào tại trƣờng ĐH Sài Gòn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này chúng tui sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp định
tính và định lƣợng. Mục đích của việc kết hợp hai phƣơng pháp này là nhằm
có đầy đủ bằng chứng với tính thuyết phục cao để kiểm chứng giả thuyết
đồng thời cũng nhằm tìm kiếm phát hiện các vấn nảy sinh từ sự tác động này.
- Các phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp
phỏng vấn sâu và phân tích các tài liệu. Các phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào
các đối tƣợng là thay mặt các SV ở các khối thi khác nhau (xem phụ lục 4, 5).
- Các phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng
pháp phát phiếu trao đổi ý kiến và sử dụng các tài liệu thống kê. Thông tin
thu thập từ SV đƣợc thiết kế trên cơ sở phân tích các yếu tố chủ yếu liên quan
đến cá nhân SV và gia đình SV cũng nhƣ điểm TSĐH của SV theo các khối
thi vào ĐH Sài Gòn (xem phụ lục 3).
4.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
 Phƣơng pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lƣợng:
+ Số lƣợng mẫu: khoảng 1000 SV
+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và theo cụm. Tại
mỗi khối chọn theo tỉ lệ phần trăm khối trên tổng số thí sinh trúng tuyển năm
2009 và 2010 để khảo sát, cụ thể nhƣ sau:
 Dựa trên tổng số số lƣợng SV năm thứ 1 (tuyển sinh 2010) và
năm thứ 2 (2009) là 2325 + 1796 = 4121 SV, trong đó 2946 SV ngoài sƣ
phạm. Luận văn chọn khảo sát khoảng 1000 SV/2946 SV ngoài sƣ phạm vì
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
đối tƣợng SV ngoài sƣ phạm tuyển sinh trong cả nƣớc (đa dạng về đối tƣợng
khảo sát), còn SV sƣ phạm tuyển sinh có hộ khẩu tại TP. HCM.
 Trên 1000 SV phân tầng nhóm SV theo năm học, sau đó theo tỉ
lệ tƣơng đƣơng 1/4 cho từng khối A, B, C và D1 của từng năm (Phụ lục 1),
tuy nhiên do khối B số lƣợng SV ít nên khảo sát thêm SV khối sƣ phạm.
 Ở số lƣợng SV từng khối tƣơng ứng, tiến hành phân cụm theo
các ngành (Phụ lục 1).
 Mỗi ngành chọn ngẫu nhiên số SV đã phân cụm bằng cách phát
phiếu trao đổi ý kiến ngẫu nhiên trong lớp học đến khi hết số phiếu.
 Phƣơng pháp chọn mẫu cho phỏng vấn sâu:
+ Chọn ngẫu nhiên 12 SV PVS ở các khối A, B, C và D1 (các SV
này có thể là SV đã thu thập thông tin từ phiếu trao đổi ý kiến hay chƣa).
+ Cách chọn mẫu: Phỏng vấn ngẫu nhiên SV trong lớp học bằng cách
trò chuyện trong giờ giảng dạy của tác giả.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Điểm TSĐH vài năm gần đây của trƣờng ĐH Sài Gòn nhƣ thế nào?
 Điểm TSĐH vào ĐH Sài Gòn bị một số tác động của những yếu tố nào?
 Các yếu tố đó thực hiện những tác động nhƣ thế nào đến điểm TSĐH
vào ĐH Sài Gòn?
5.2. Giả thiết nghiên cứu
Giả thiết rằng 2 nhóm yếu tố chủ yếu tác động đến điểm TSĐH tại ĐH
Sài Gòn là yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình, cụ thể nhƣ sau:
Các yếu tố của cá nhân:
 Tuổi, giới tính và nơi cƣ trú.
 Thành tích học tập ở bậc phổ thông.
 Động cơ cá nhân của thí sinh thi vào ĐH Sài Gòn (chủ yếu xem xét6
các yếu tố tạo nên động cơ của cá nhân thí sinh).
 Mức độ đầu tƣ và sự cố gắng của cá nhân cho các môn thi vào ĐH.
Các yếu tố thuộc về môi trƣờng gia đình:
 Điều kiện học tập.
 Ngƣời thân trong gia đình đã học tại ĐH Sài Gòn.
 Sự quan tâm của cha mẹ.
 Thành phần gia đình.
 Đời sống gia đình.
 Kiểm tra, đôn đốc của cha mẹ.
 Phƣơng pháp giáo dục của gia đình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Sau khi tốt nghiệp THPT, HS tiếp tục theo học lên ở các trình độ cao
hơn trong hệ thống giáo dục ĐH. Điểm đến có thể là trƣờng ĐH, CĐ, trung
cấp kỹ thuật, sƣ phạm hay các trƣờng khác trong hệ thống. Có tiếp tục học lên
hay không còn phụ thuộc vào điểm thi của các kì thi tuyển sinh hay học lực ở
THPT. Việc thi đậu hay rớt kì thi tuyển sinh đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn
trong cuộc đời mỗi thí sinh.
Trong thực tế, chúng ta thấy rằng có những HS đạt điểm rất tốt trong kì
thi TSĐH nhƣng bên cạnh đó có những em thất bại. Có rất nhiều quan niệm rất
khác nhau về vấn đề trên: nhiều quan niệm cho rằng có sự khác nhau về khu
vực sống điển hình nhƣ khu vực thành thị có điều kiện học tập tốt nên sẽ thành
công hơn trong kì thi tuyển sinh, có một số quan niệm lại cho rằng có sự khác
nhau về tuổi tác và giới tính cũng ảnh hƣởng tới điểm thi ĐH, cụ thể nam giới
có điểm thi tốt hơn nữ giới, một số quan niệm khác cho rằng do chỉ số IQ cao
và thân thể khỏe mạnh ảnh hƣởng đến điểm TSĐH.
Những câu hỏi nghiên cứu đặt ra là trong các quan niệm trên, những
quan niệm nào là đúng. Vì trong thực tế tỷ lệ thí sinh ở tỉnh thi đậu vào các
trƣờng ĐH chiếm tỷ lệ cao, điều đáng ngạc nhiên hơn tỷ lệ nữ thi đậu khối
ngành tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy việc nghiên cứu xem các yếu tố
nào ảnh hƣởng đến điểm TSĐH là điều cần thiết.
Nói đến các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV, điểm TSĐH,
chất lƣợng đào tạo, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động
nhƣ yếu tố gia đình, xã hội, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng tự nhiên, môi
trƣờng văn hóa, đạo đức, môi trƣờng tâm sinh lí HS, nhà trƣờng, mối quan hệ
cộng đồng, bản thân, sự hài lòng của gia đình, tổ chức, phƣơng tiện truyền
thông, dịch vụ hỗ trợ, hƣớng nghiệp, thể chất, tinh thần, hệ thống giáo dục,8
hƣớng dẫn, định hƣớng, môi trƣờng tổ chức, năng lực học tập, động lực,
nguyện vọng, nhà quản lý, thành viên trong tổ chức, đội ngũ giáo viên, đảm
bảo chất lƣợng, hoạt động giáo dục, ánh sáng, âm thanh, di truyền, ….
Sau đây là một số công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài ảnh hƣởng
đến kết quả học tập, chất lƣợng đào tạo:
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Rosemary windows and Paul W. Miller (2001), Trung tâm nghiên cứu thị
trƣờng lao động – ĐH Miền tây Úc: ―Tác động của các yếu tố bản thân và học
đƣờng đến hoạt động giáo dục của SV ĐH‖ [43]. Tác giả thực hiện 2 phƣơng
pháp nghiên cứu ở SV năm thứ nhất gồm cách tiếp cận vào-ra và sử dụng mô
hình hệ số ngẫu nhiên. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề là tìm ra ảnh hƣởng của
hoạt động giáo dục ở THPT đến SV ĐH trên các đặc trƣng cá nhân của SV.
Câu hỏi đặt ra là ―Các yếu tố gì quyết định kết quả học tập của SV năm thứ
nhất?‖. Có nhiều câu trả lời về năng lực, động lực, nguyện vọng,… và các nhà
quản lý ĐH cho rằng yếu tố năng lực là quan trọng nhất tác động đến kết quả
học tập SV năm nhất từ môi trƣờng học tập cuối cấp (lớp 12). Bài viết cho rằng
hoạt động giáo dục ĐH đƣợc xem nhƣ sản phẩm của 2 yếu tố: một là nguồn
gốc từ cá nhân, mỗi cá nhân SV là sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế xã hội và
năng lực; hai là bắt nguồn từ môi trƣờng giáo dục trong trƣờng học. Do vậy,
cần xác định ảnh hƣởng của 2 yếu tố này đến kết quả học tập của SV năm
thứ nhất bằng 2 phƣơng pháp nghiên cứu trên. Kết quả nghiên cứu đƣa ra 4 kết
luận nhƣ sau: Thứ nhất, qua 2 phƣơng pháp nghiên cứu đƣa ra mối quan hệ tích
cực giữa điểm số SV năm thứ nhất với kết quả tuyển sinh đầu vào. Điều này
chứng minh tính tin cậy của việc định chuẩn và chọn SV đầu vào ĐH. Thứ hai,
mối tƣơng quan giữa trọng số điểm trung bình (ĐTB) năm thứ nhất với kết quả
tuyển sinh đầu vào tại các vùng của ĐH Miền tây Úc không cao. Thứ ba, hoạt
động học tập của SV có nguồn gốc từ các trƣờng phổ thông dân lập và tƣ thục
so với trƣờng công lập có mức độ gần nhƣ giống nhau.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Anne Aidla (2009), Luận văn Tiến sĩ, Tartu University: ―Tác động của
các yếu tố cá nhân và tổ chức đến hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục
tại Estonia‖ [29]. Thành công trong giáo dục thƣờng đƣợc đo bằng hoạt động
giáo dục trong từng giai đoạn. Các kết quả kiểm định chất lƣợng giáo dục
quốc gia là chỉ báo quan trọng cho hoạt động giáo dục của một cơ sở giáo dục
tại Estonia. Tuy nhiên, việc xếp hạng các trƣờng dựa trên kết quả kiểm định
chất lƣợng giáo dục quốc gia và đào tạo HS đạt đƣợc kết quả tốt trong các kì
thi dẫn đến nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau trong dƣ luận xã hội. Chính vì lý do
này, tác giả Anne Aidla đã nghiên cứu những yếu tố cá nhân và tổ chức liên
quan đến hoạt động giáo dục ở các trƣờng học tại Estonia nhằm giúp các nhà
quản lý trƣờng học phát triển chiến lƣợc cải tiến hoạt động giáo dục. Nghiên
cứu chủ yếu kết hợp các yếu tố tổ chức (văn hóa tổ chức và hoạt động của tổ
chức) với yếu tố cá nhân (các tính cách tiêu biểu của các thành viên trong tổ
chức và thái độ của lãnh đạo). Kinh nghiệm cho thấy văn hóa tổ chức trƣờng
học và thái độ của ngƣời quản lý liên quan đến hoạt động giáo dục trong
trƣờng học, mối quan hệ này tùy thuộc vào cơ sở giáo dục lớn hay nhỏ. Một
số nghiên cứu chỉ ra thái độ của nhà quản lý trƣờng học và tính cách của các
thành viên trong nhà trƣờng góp phần gián tiếp vào hoạt động giáo dục trong
trƣờng học thông qua văn hóa tổ chức. Nghiên cứu cho thấy việc tập trung
cao độ cho việc rèn luyện kiểm tra và thi để đạt đƣợc kết quả tốt trong học tập
là không thật sự cần thiết, thay vào đó họ cần xem xét tính cách tiêu biểu của
các thành viên trong nhà trƣờng, thái độ nhà quản lý và đặc trƣng của văn hóa
tổ chức để có thể mở ra một viễn cảnh mới cho việc cải tiến hoạt động giáo
dục trong trƣờng học.
Nighat Sana Kirmani (2008), Giảng viên Viện Nghiên cứu giáo dục,
ĐH Punjab, Lahore – Pakistan: ―Nhận dạng và phân tích các yếu tố tác động
đến thành tích học tập của SV ở trƣờng ĐH‖, Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về
Đánh giá chất lƣợng giáo dục ĐH, tháng 12/2008 tại Lahore - Pakistan [40].10
Thành tích học tập của SV là một trong các yếu tố quyết định chủ yếu trong
việc đánh giá chất lƣợng giáo dục. Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích các yếu
tố ảnh hƣởng đến thành tích học tập của SV trong trƣờng ĐH. Tác giả sử
dụng bộ công cụ gồm 52 câu hỏi đo trên thang đo 5 mức và một câu hỏi mở.
Phân tích phát hiện ra đƣợc các yếu tố góp phần tác động đến thành tích học
tập của SV nhƣ nhà trƣờng, cá nhân, phƣơng tiện truyền thông, năng lực học
tập của SV, dịch vụ hƣớng dẫn và môi trƣờng tổ chức. Dữ liệu phân tích cho
thấy hầu hết SV nữ nhận thức giáo dục và yếu tố bản thân cao hơn SV nam.
SV thừa nhận vai trò của giảng viên và cha mẹ ảnh hƣởng đến thành công
trong học tập, đồng ý với sự ảnh hƣởng của phƣơng tiện truyền thông trong
thành tích học tập của mình. Vì thế trong nghiên cứu này, phƣơng tiện
truyền thông cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đến thành tích
học tập của sinh viên.
Jeffrey H. D. Cornelius-White, Aida C. Garza và Ann T. Hoey (2004):
―Các yếu tố bản thân, hài lòng của gia đình và nhân khẩu giúp SV Mexico tại
Mỹ thành công trong giáo dục‖, Tạp chí giáo dục ĐH Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha, Vol. 3, No. 3, p270 - 283 [38]. Nghiên cứu hƣớng đến thăm dò việc
điều tra mối quan hệ giữa thành tích giáo dục và các yếu tố bản thân, sự hài
lòng của gia đình và nhân khẩu. Nhìn chung, kết quả cho thấy sự giáo dục của
ngƣời thầy, ngƣời cha và tính chân thật trong quá trình trải nghiệm của bản
thân là rất tốt nhƣ kết quả mong đợi. Nghiên cứu đề xuất một số mục tiêu
nhằm cải tiến chất lƣợng cuộc sống xuyên biên giới qua việc tăng thành tích
học tập của SV Mexico tại Mỹ:
1. SV nên học theo lối suy nghĩ hơn là học thuộc lòng, tích cực thảo
luận nhóm hơn là thầy đọc trò chép.
2. Hƣớng dẫn giáo viên, cha mẹ và anh chị em của SV thấy đƣợc tầm
quan trọng của việc đảm nhận và động viên SV theo đuổi mục đích của chúng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
3. Động viên cha mẹ của SV theo đuổi năng lực giáo dục của chính
bản thân SV. Cho thấy tầm quan trọng của giáo dục gia đình, đặc biệt là giáo
dục của cha mẹ ảnh hƣởng đến thành tích học tập của SV.
4. Đẩy mạnh huấn luyện giáo viên và cha mẹ qua việc học tập, thực
hành và lấy ý kiến phản hồi nhằm phát triển môi trƣờng dân chủ.
5. Hỗ trợ nghiên cứu và thực hiện chƣơng trình vì mục tiêu cải tiến
chất lƣợng, thành tích học tập của SV Mexico tại Mỹ.
Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002): ―Tác động của nhà
trƣờng, gia đình và mối quan hệ cộng đồng đến thành tích học tập của SV‖,
Trung tâm kết nối cộng đồng và gia đình với nhà trƣờng quốc gia [30]. Mục
đích nghiên cứu của tác giả là khảo sát các minh chứng thu đƣợc từ mối liên
hệ giữa gia đình và cộng đồng với nhà trƣờng tạo nên sự khác biệt về thành
quả học tập của SV. Một số câu hỏi đƣợc đặt ra là liệu các chƣơng trình hỗ trợ
SV và những nỗ lực thực hiện để cam kết với gia đình SV có thật sự đúng nhƣ
vậy không? Các hoạt động học đƣờng gắn kết với gia đình và cộng đồng nhƣ
thế nào? Tác động gì từ cha mẹ và cộng đồng để cải thiện nhà trƣờng tốt
hơn?... Tác giả chia bài viết thành 3 nhóm nghiên cứu gồm tác động của cha
mẹ và cộng đồng đối với thành tích học tập của SV; đề ra kế hoạch hiệu quả
để liên kết nhà trƣờng, gia đình và cộng đồng; Những nỗ lực phối hợp gia
đình và cộng đồng để cải thiện trƣờng học. Trong nghiên cứu, tác giả nhận
thấy bằng chứng thuyết phục nhất là các yếu tố gia đình có thể cải thiện hoạt
động giáo dục của HS ở trƣờng học, gia đình còn tác động mạnh đến một số
yếu tố chính nhƣ sự chăm sóc, cách cƣ xử, đối xử có ảnh hƣởng đến thành
quả học tập.
Kết quả nghiên cứu đƣa ra một vài phƣơng pháp để nhà trƣờng có thể
giúp gia đình phát triển kỹ năng của họ để hỗ trợ giáo dục HS nhƣ sau:
 Ràng buộc phụ huynh với trƣờng học để biết những gì HS đang học.12
 Cho phụ huynh biết những gì xảy ra đối với HS tại trƣờng.
 Cung cấp cho phụ huynh thông tin về cách hỗ trợ HS tại nhà.
 Phát triển mối quan hệ xã hội giữa gia đình và nhà trƣờng.
 Gắn kiến thức gia đình vào hệ thống giáo dục và hƣớng dẫn HS
cách thực hiện nhƣ thế nào để thành công.
 Khuyến khích tham gia dịch vụ xã hội và cộng đồng.
 Xây dựng tập thể vững mạnh trong gia đình.
S.S. Umar, I.O. Shaib, D.N. Aituisi, N.A. Yakubu và O. Bada (2010):
―Tác động của các yếu tố xã hội đến hoạt động giáo dục của SV tại các tổ
chức giáo dục ĐH, CĐ ở Nigeria‖, ĐH Nebraska, Lincolh [46]. Tác giả cho
rằng các yếu tố xã hội nhƣ mối quan hệ, các hoạt động của tổ chức, câu lạc
bộ, hoạt động thể thao đƣợc xác định có ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục
của SV. Các yếu tố này ảnh hƣởng theo từng thời kỳ, thời gian và là nguyên
nhân dẫn đến các trạng thái tâm lí khác nhau. Một SV có thể bị ảnh hƣởng bởi
bất kỳ thay đổi nào của trạng thái tâm lí. Điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào
để có thể cân bằng giữa kiến thức lĩnh hội đƣợc với các hoạt động xã hội? Bài
viết tìm ra các thay đổi của xã hội và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động giáo
dục. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa với phụ huynh mong đợi kết quả học
tập của con mình, nó cũng có ý nghĩa cho SV cuối khóa theo đuổi nghề
nghiệp của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu nhƣ không có tác động
của mối liên hệ giữa các tổ chức, câu lạc bộ và hoạt động giáo dục. Nhƣng
nghiên cứu tìm ra vấn đề tôn giáo của SV là trở ngại cho giáo dục và có thể là
rất xấu, hoạt động thể thao quá mức có thể dẫn đến mối đe dọa cho hoạt động
giáo dục.
Ram Chandra Pokharel (2008), Các yếu tố tác động đến kết quả thi,
kiểm tra của SV nhằm tối ƣu hóa quy chế và cải tiến tỉ lệ đạt của SV, Bộ phận
khảo thí, ĐH Tribhuvan, Nepal [42]. 8 câu hỏi đƣợc đặt ra nhằm giải quyết
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
vấn đề làm sao cho tỉ lệ SV đạt đƣợc kết quả tốt trong các kì thi của trƣờng
ĐH Tribhuvan. Nghiên cứu thực hiện điều tra, khảo sát bằng phiếu trao đổi ý
kiến trên 4 nhóm: SV, phụ huynh, giảng viên và nhà quản lý. Kết quả nghiên
cứu, khảo sát qua các nội dung nhƣ sau:
- Đặc điểm của SV: Theo phân tích hồi quy cho thấy tham gia vào
các lớp ít ngƣời học, sử dụng tài liệu ôn ngoài trƣờng cho việc kiểm tra sẽ bất
lợi về điểm số, nhƣng nếu SV học ở thƣ viện trƣớc khi thi giúp SV có kết quả
tốt hơn cũng nhƣ học tập tích cực hơn học ở nhà.
- Kiến thức đầu vào: Kết quả cho thấy điểm số cao tập trung ở bậc
học thấp hơn, điều này đƣợc công khai ở danh sách đầu vào hàng năm.
Bảng 3.13. cho thấy có 236 SV lựa chọn song song kết hợp 2 mức độ
―Rất nhiều‖ và ―Nhiều‖ cho 2 yếu tố này, số ―Không đầu tƣ‖ ở cả 2 yếu tố
chỉ 10 SV. Và đây cũng là cặp yếu tố tác động đến kết quả TSĐH.
Xét tƣơng quan nhị phân khác giữa 2 biến số ―Tự rèn luyện kỹ năng
bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu‖ với ―Tóm tắt bài theo cách thức
riêng để dễ học, dễ nhớ‖. Hệ số tƣơng quan r = 0.387,  = 0.01, có tƣơng
quan ít nhƣng cũng tạm chấp nhận đƣợc.
Ở tƣơng quan này chỉ có 49 SV đầu tƣ cho 2 yếu tố ―Rất ít‖ và ―Không
đầu tƣ‖, trong khi số SV chọn đầu từ song song 2 yếu tố ở mức độ ―Rất
nhiều‖ và ―Nhiều‖ là 280. Đây cũng là cặp yếu tố tác động đến kết quả
TSĐH (bảng 3.14).
Năm 2009 số lƣợng thí sinh không thuộc các thành phố lớn trúng tuyển
vào Trƣờng ĐH Sài Gòn là 60.02% và năm 2010 là 69.14% (tình hình tuyển
sinh của Trƣờng ĐH Sài Gòn trong các năm 2008, 2009 và 2010), điều này
cũng nói lên rằng các thí sinh ở các tỉnh khác điều kiện học tập của các em
không đƣợc thuận lợi về mặt công nghệ thông tin, truyền hình (truyền hình
cáp). Hơn nữa, số SV chúng tui nghiên cứu trên 90% là SV ngoài sƣ phạm
(tuyển sinh cả nƣớc), vì vậy số lƣợng SV rải gần 63 tỉnh, thành. Kết quả
tuyển sinh năm 2009, 2010 và số liệu thu thập, phân tích đã đƣa ra kết luận
đa số SV đầu tƣ cho việc học của mình ở THPT bằng cách ―Học thêm‖ và
―Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu‖ là chính.
Nhận xét trên cũng khá phù hợp khi tổng hợp số liệu của từng khối thi,
chủ yếu SV tập trung đầu tƣ vào việc ―Học thêm‖ và ―Tự rèn luyện kỹ năng
bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu‖ từ 85% đến 93%.
Chúng tui có thể nói rằng 2 yếu tố ―Học thêm‖ và ―Tự rèn luyện kỹ
năng bằng cách làm bài tập và tham khảo tài liệu‖ có tác động tích cực vào
điểm TSĐH của SV.
Nhìn chung, khả năng đầu tƣ cho các môn thi vào ĐH, SV chủ yếu đầu
tƣ vào nhiều việc ―Học thêm‖, ―Tự rèn luyện kỹ năng bằng cách làm bài tập
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi73
và tham khảo tài liệu‖. Mối tƣơng quan thuận giữa ―Lập kế hoạch học tập cụ
thể‖ với ―Tìm phƣơng án học tập phù hợp với từng môn học‖, giữa ―Lập kế
hoạch học tập cụ thể‖ với ―Tóm tắt bài theo cách thức riêng để dễ học, dễ
nhớ‖ cũng tác động vào việc học để SV trúng tuyển vào ĐH.
3.1.4. Môi trƣờng gia đình
Môi trƣờng gia đình có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nhân cách
con ngƣời. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục gia đình là kiểm soát và điều chỉnh
các hoạt động. Bầu không khí tâm lí trong gia đình là yếu tố ―môi trƣờng sạch‖
trong giáo dục gia đình [16].
GS. TSKH. Thái Duy Tuyên: Ảnh hƣởng của gia đình gồm ảnh hƣởng
của môi trƣờng vật chất và ảnh hƣởng của văn hóa tinh thần đều có ảnh
hƣởng sâu sắc đến ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục [27].
Hộp 3.9. PVS về Môi trƣờng gia đình và xã hội
Trích thông tin PVS từ 12 SV (phụ lục 5):
– SV1 : gia đình em ủng hộ, tạo điều kiện và môi trường lành mạnh để em
có thể học tập tốt.
– SV2 : rất quan trọng, nếu không có gia đình làm chỗ dựa thì khó có thể
hoàn thành tốt việc học tập của em.
– SV3 : học tập là danh dự cho gia đình.
– SV4 : có ảnh hưởng nhưng không nhiều.
– SV5 : những yếu tố ngoại cảnh bao giờ cũng ảnh hưởng 1 phần nào đó,
gia đình và môi trường xã hội cũng vậy. Gia đình em luôn ủng hộ
và tạo điều kiện cho em học tập.
– SV6 : có tác động rất lớn đối với bản thân.
– SV7 : gia đình động viên trong việc học tập và môi trường xã hội có liên
quan mật thiết đến việc học tập, nếu môi trường xã hội tốt tạo điều
kiện học tập tốt.
– SV8 : gia đình là một trong những động lực để em cố gắng học tốt.
– SV9 : có ảnh hưởng nhưng chỉ là 1 phần nhỏ.
– SV10 : gia đình là động lực thúc đẩy, xã hội rèn luyện, bồi dưỡng những gì
nhà trường không dạy đến.74
– SV11 : gia đình tác động rất lớn trong suốt quá trình học tập của em, cha
mẹ thường xuyên quan tâm nhắc nhở.
– SV12 : gia đình luôn động viên em phải cố gắng học tập để không cực nhọc
như cha mẹ.
Sau đây, chúng tui phân tích một số thông tin thu thập đƣợc về yếu tố
môi trƣờng gia đình.
 Điều kiện học tập ở nhà
Nhìn chung, điều kiện học tập ở nhà phân bố khá đồng đều ở 3 vị trí học
tập: có phòng riêng 29.2%; học chung với anh, chị, em 34.5%; góc học tập
36.3% (bảng 3.15). Trong đó, góc học tập chiếm tỉ lệ cao nhất, có thể góc học
tập là điều kiện mà cha mẹ HS thƣờng sử dụng cho con em họ để họ có thể
giám sát chặt chẽ thời gian học tập của con mình.
Bảng 3.15. Mối liên hệ giữa “Điều kiện học tập ở nhà”
với “Tổng điểm TSĐH”
Điều kiện học tập ở nhà Tổng điểm TSĐH Cộng
Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21
Góc học tập Số lƣợng 46 177 68 12 303
Tỉ lệ 40.4% 35.3% 36.6% 37.5% 36.3%
Học chung với
anh chị em
Số lƣợng 43 175 60 10 288
Tỉ lệ 37.7% 34.9% 32.3% 31.3% 34.5%
Phòng riêng Số lƣợng 25 150 58 10 243
Tỉ lệ 21.9% 29.8% 31.1% 31.2% 29.2%
Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834
Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Hộp 3.10. PVS về điều kiện gia đình
Trích thông tin PVS từ 12 SV (phụ lục 5):
– SV1 : mức độ tương đối .
– SV2 : tương đối thuận lợi.
– SV3 : có.
– SV4 : bình thường.
– SV5 : điều kiện gia đình em cũng khá khó khăn, nhưng ba mẹ vẫn luôn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi75
tạo điều kiện tốt nhất có thể cho em, bản thân em cũng tự lập nữa,
nên cũng khá thuận lợi.
– SV6 : có.
– SV7 : có.
– SV8 : tương đối thuận lợi, em vừa học vừa đi làm thêm để phụ giúp gia
đình em.
– SV9 : tương đối.
– SV10 : không thuận lợi.
– SV11 : không thuận lợi vì gia đình em ở quê, hoàn cảnh tương đối khó khăn.
– SV12 : mặc dù khó khăn nhưng gia đình em luôn tạo điều kiện để em học tốt.
 Người thân trong gia đình học tại ĐH Sài Gòn
SV có ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn cũng là 1 yếu tố để HS có thể
tham khảo về điều kiện, môi trƣờng học tập…
Số liệu khảo sát cho thấy số SV có ngƣời thân học ở ĐH Sài Gòn rất
thấp 35 / 834, do trƣờng mới thành lập, phạm vi tuyển sinh cả nƣớc cũng mới
đây nên số lƣợng ngƣời học tại ĐH Sài Gòn từ các tỉnh không nhiều. Tuy vậy,
tỉ lệ ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn ở nhóm 4 có tổng điểm TSĐH từ 21 điểm
trở lên chiếm cao nhất 6.3%, nhóm 3 từ 18 đến 20.75 điểm là 5.9%, nhóm 2 từ
15 đến 17.75 điểm là 3.4% (bảng 3.16).
Bảng 3.16. Mối liên hệ giữa “Ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn”
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

domocxi

New Member
Mod ơi, có thể cho xin tài liệu này được không ạ?
Thanks Mod nhiều ạ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top