Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ em bình thường để so sánh với trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nghiên cứu thực trạng khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Đề xuất một số liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................... 8
4. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................... 8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 8
6. Ý nghĩa của đề tài............................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn............................................................................ 9
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................... 10
1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ ............................................................. 10
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ .............................................................. 10
1.1.2. Chức năng của ngôn ngữ ........................................................ 12
1.1.3. Sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em ................................................. 14
1.1.4. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi............ 20
1.2. Cơ sở lí luận về tật CPTTT ............................................................ 24
1.2.1. Thuật ngữ “chậm phát triển trí tuệ”......................................... 24
1.2.2. Khái niệm CPTTT ................................................................. 24
1.2.3. Các mức độ CPTTT................................................................ 31
CHƢƠNG 2 KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ CPTTT ................... 34
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát........................................ 34
2.1.1. Trƣờng mầm non Ánh Sao và trẻ N.T.T ................................. 34
2.1.2. Làng Hữu Nghị Việt Nam và trẻ N.V.T .................................. 35
2.1.3. Trung tâm An Phúc Thành và trẻ N.V.N................................. 36
2.2. Quá trình khảo sát.......................................................................... 36 2.2.1. Thời gian và tiến trình khảo sát.............................................. 36
2.2.2. Công cụ khảo sát..................................................................... 37
2.2.3. Cách đánh giá ......................................................................... 40
2.3. Kết quả khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT ..................... 40
2.3.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ CPTTT................................. 40
2.3.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT .......................... 50
2.3.3. So sánh khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của 3 trẻ CPTTT 63
2.4. Nhận xét khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT ................................. 70
2.4.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ CPTTT................................. 70
2.4.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT ........................... 71
2.4.3. Mối tƣơng quan giữa khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn
ngữ của trẻ CPTTT........................................................................... 71
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ LIỆU PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
NGÔN NGỮ CHO TRẺ CPTTT.............................................................. 73
3.1. Tạo môi trƣờng giao tiếp thuận lợi................................................. 73
3.1.1. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với bạn bè................................. 74
3.1.2. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với giáo viên............................. 76
3.1.3. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với gia đình .............................. 77
3.1.4. Môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ với xã hội.................................. 78
3.2. Một số liệu pháp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT...... 79
3.2.1. Liệu pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sớm cho trẻ CPTTT...... 79
3.2.2. Liệu pháp giúp trẻ “tăng vốn từ” và “nói nhiều hơn” .............. 81
KẾT LUẬN.............................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 90 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người có thể tiếp thu,
lĩnh hội các giá trị văn hóa, tinh thần, các chuẩn mực đạo đức xã hội để
hình thành, phát triển nhân cách của mình.
Vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
trẻ trong độ tuổi mầm non, vì đây là thời kì trẻ dần hoàn thiện ngôn ngữ
nói. Trong khi đó, đối với những trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), khả
năng giao tiếp bằng ngôn ngữ rất hạn chế bởi những đứa trẻ này không biết
thể hiện rõ nhu cầu của mình khi giao tiếp với người khác và cũng không
đủ khả năng để giao tiếp với người khác. Khó khăn trong hoạt động giao
tiếp của trẻ CPTTT thể hiện ở khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn
ngữ của trẻ. Khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ có mối quan hệ
khăng khít với nhau, bởi vì để trẻ có thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng
ngôn ngữ thì trước hết trẻ phải hiểu được ngôn ngữ.
Theo số liệu công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay vẫn
còn hơn 500 triệu người, trong đó có 150 triệu là trẻ em, là những người
khuyết tật. Số người bị CPTTT chiếm 2 – 3% dân số thể giới, trong đó
khoảng 75% số người bị CPTTT thuộc loại nhẹ. Ở Việt Nam “ít nhất có
trên 7 triệu người khuyết tật (khoảng 1% dân số) và trong đó có khoảng 0.5
triệu trẻ em CPTTT” [17]. Những người bị CPTTT (đặc biệt là những
người thuộc loại nhẹ) nếu được can thiệp và điều trị kịp thời có thể hòa
nhập với cộng đồng. Do đó, vấn đề trị liệu cho những người khuyết tật
trong đó có trẻ CPTTT luôn là vấn đề cấp bách đối với mọi thời đại, mọi xã
hội, đặc biệt trong xã hội ngày nay. Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục học, y
học nhằm hỗ trợ giao tiếp cho trẻ CPTTT. Tuy nhiên, chưa có những
nghiên cứu đầy đủ về vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT.
Đó là lí do chúng tui chọn đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi
chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bản chất của vấn đề “phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT”
không nằm ngoài mục tiêu tìm ra những phương pháp giúp trẻ CPTTT có
thể giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay phương pháp được các tác
giả sử dụng phổ biến giúp trẻ giao tiếp là phương pháp “giao tiếp tổng thể”
(Total Communication) với trẻ CPTTT. Giao tiếp tổng thể có nguồn gốc từ
những nghiên cứu về người điếc. Tuy vậy có thể coi đây là tôn chỉ cơ bản
khi làm việc với trẻ CPTTT.
Ở Việt Nam, cho tới nay mới chỉ có một số tài liệu bồi dưỡng giáo
viên dạy trẻ khuyết tật, tài liệu bồi dưỡng cho sinh viên khoa giáo dục hòa
nhập trẻ CPTTT do Trung tâm nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật Viện
Khoa học giáo dục nghiên cứu và biên soạn. Ngoài ra có một số khóa luận
tốt nghiệp của sinh viên Khoa giác dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm
Hà Nội viết về vấn đề khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT như: “Tìm hiểu
khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ Down lớp mẫu giáo” của
Nguyễn Thanh Huyền; “Tìm hiểu ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt
của một trẻ CPTTT” của Chử Thị Hiểu; “Ngôn ngữ diễn đạt của trẻ khuyết
tật trí tuệ 6 – 7 tuổi” của Phạm Thị Bích… Đề tài “Nghiên cứu một số vấn
đề về hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT” là vấn đề mới chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu. Do đó, trong đề tài luận văn thạc sĩ này
chúng tui mạnh dạn tìm hiểu làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ
CPTTT, đưa ra những liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho đối
tượng này.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí
thuyết về trẻ CPTTT; nghiên cứu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
em bình thường để so sánh với trẻ CPTTT; nghiên cứu thực trạng khả năng
hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT; đề xuất một số liệu pháp nhằm
nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Để có thể đưa ra những liệu pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ
cho trẻ CPTTT chúng tui khảo sát điển hình 3 trẻ CPTTT (5 – 6 tuổi) tại 3
cơ sở trị liệu cho trẻ khuyết trên địa bàn Hà Nội đó là, trẻ N.T.T - trường
mầm non Ánh Sao; N.V.T ở làng trẻ Hữu Nghị Việt Nam và N.V.N ở trung
tâm An Phúc Thành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các thông tin, tài
liệu (cả trong và ngoài nước) liên quan đến vấn đề phục hồi chức năng
ngôn ngữ cho trẻ CPTTT.
Phương pháp điều tra bằng anket (bộ công cụ đánh giá khả năng ngôn
ngữ cho trẻ CPTTT); phương pháp quan sát (quan sát trẻ trong hoạt động
học tập, vui chơi); phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với trẻ.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát
chúng tui phân tích đánh giá mức độ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của các em, từ đó đề xuất những liệu pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ
CPTTT.
6. Ý nghĩa của đề tài
Nội dung đề tài này có thể được dùng làm tư liệu cho người nghiên
cứu về trẻ CPTTT nói chung, về khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT và đặc
biệt nó có thể được ứng dụng để trị liệu cho trẻ CPTTT về mặt ngôn ngữ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. Trong chương này chúng
tui trình bày lí luận về ngôn ngữ, bao gồm: khái niệm về ngôn ngữ, chức
năng của ngôn ngữ, sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em và các giai đoạn phát
triển ngôn ngữ của trẻ bình thường từ 0 – 6 tuổi; lí luận về tật CPTTT, bao
gồm khái niệm CPTTT và các mức độ CPTTT.
Chương 2: Khả năng ngôn ngữ của trẻ CPTTT
Dựa trên kết quả điều tra thực tế tại 3 cơ sở với 3 trẻ cụ thể chúng tôi
đưa ra những nhận xét, đánh giá về khả năng ngôn ngữ của từng trẻ, cụ thể
là khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của chúng, từ đó thấy được mối
tương quan giữa khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT.
Chương 3: Một số liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho
trẻ CPTTT.
Trong chương này, chúng tui đưa ra một số liệu pháp nhằm nâng cao
khả năng ngôn ngữ cho trẻ CPTTT. Cụ thể là một số liệu pháp giúp trẻ
“tăng vốn từ” và “nói nhiều hơn”. với những yêu cầu nhiều nhiệm vụ như vậy trẻ chỉ thực hiện được một
phần (khi chúng tui gợi ý trẻ cũng chỉ vẽ được bông hoa, khi chúng tui gợi
ý tiếp trẻ mới tô được màu đỏ…) Điều này yêu cầu giáo viên và phụ huynh
cần lưu ý, khi muốn trẻ làm điều gì đó chúng ta không nên yêu cầu trẻ thực
hiện quá nhiều nhiệm vụ một lúc.
2.4.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT
Trẻ CPTTT do bị tổn thương thực thể não bộ nên ở trẻ thường kèm
theo hiện tượng co cứng hay co giật các bộ phận cấu âm như môi, lưỡi và
dây thanh âm. Bởi vậy trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm: phát âm
không chính xác, phát âm sai hay trẻ nói ngọng rất khó nghe. Trong 3 trẻ
chúng tui khảo sát có N.V.T nằm trong trường hợp này (bộ phận cấu âm
của trẻ bị ảnh hưởng), điều đó khiến khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ
giảm đi rất nhiều.
Qua các cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu trẻ CPTTT kết luận
rằng: “ngôn ngữ trẻ CPTTT chậm phát triển hơn trẻ bình thường cùng độ
tuổi. Khi đến tuổi đi học (5 – 6 tuổi) trẻ CPTTT có vốn từ cùng kiệt nàn hơn,
các em ít dùng câu phức tạp, câu có liên từ, khó khăn trong việc sử dụng
ngôn ngữ để diễn tả ý kiến bản thân và hay trả lời cộc lốc” [4].
2.4.3. Mối tương quan giữa khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn
ngữ của trẻ CPTTT
Sau khi khảo sát khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ CPTTT
(5 – 6 tuổi) ở những cơ sở trị liệu khác nhau trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi
thấy giữa khả năng hiểu ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ có
mối quan hệ khăng khít với nhau.
Ở trẻ CPTTT khả năng hiểu ngôn ngữ tốt hơn khả năng diễn đạt ngôn
ngữ. Dẫn chứng cụ thể 3 trẻ chúng tui khảo sát, tổng số điểm về khả năng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangyen1234

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

cho em xin lại link tải tài liệu này với
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu thử nghiệm một số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn trên một số loài vi khuẩn phân lập Nông Lâm Thủy sản 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top