tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tiện thép hợp kim qua tui có độ cứng lớn hơn 45HRC hay tiện cứng, đang là một
lựa chọn rất hấp dẫn thay cho nguyên công mài bởi các ƣu thế: thời gian quay vòng
ngắn, quá trình gia công linh hoạt, tuổi thọ làm việc cao, chi phí đầu tƣ thấp và ít tác
động đến môi trƣờng. Trong quá trình tiện cứng, nhờ công cụ có lƣỡi cắt đơn nên
có thể điều chỉnh chính xác góc cắt và do đó, dễ dàng gia công các bề mặt phức tạp
của sản phẩm. Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ứng suất dƣ gây bởi tiện
cứng đã làm cải thiện độ bền mỏi của chi tiết gia công.
Tiện cứng bắt đầu đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực chế tạo cơ khí từ những
năm 1980. Với sự ra đời và phát triển của các loại công cụ cắt siêu cứng PCBN
(Nitrit Bo lập phƣơng đa tinh thể), các ứng dụng của công nghệ tiện cứng đã tăng
lên rõ rệt trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế tạo ô tô, ổ lăn,
các thiết bị thủy lực, bánh răng, cam, trục và các chi tiết cơ khí khác.
Mặc dù có những ƣu điểm nổi bật nhƣ một biện pháp gia công linh hoạt, thân
thiện với môi trƣờng, trong lĩnh vực gia công chính xác khi yêu cầu độ chính xác
hình học tới một vài micromet, việc ứng dụng của tiện cứng còn bị hạn chế bởi tính
thiếu ổn định liên quan đến chất lƣợng cục bộ và độ tin cậy khi gia công. Nhƣợc
điểm nữa do độ cứng của chi tiết lớn nên công cụ bị mòn nhanh làm tăng chi phí gia
công. Thêm vào đó, độ giòn cao và độ dai va đập thấp của vật liệu công cụ cắt
PCBN cũng đòi hỏi hệ thống công nghệ có độ cứng vững và độ chính xác cao.
Mặc dù việc nghiên cứu các đặc trƣng hóa lý để nhận biết và điều khiển các
nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quá trình tiện cứng đã và đang đƣợc tiến hành tại
nhiều nơi trên thế giới, các kết quả công bố cho thấy việc nghiên cứu vẫn chƣa đủ
sâu sắc và triệt để. Chính vì độ ổn định thấp liên quan đến chất lƣợng cục bộ và độ
tin cậy khi gia công nên tiện cứng chính xác còn chƣa thỏa mãn đƣợc yêu cầu của
hầu hết các ngành công nghiệp. Mặt khác, dù có khả năng thay thế cho mài trong
gia công các bề mặt chính xác chịu ứng suất cao, động học khi tiện rất khác so với
quá trình mài nên cần có những nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn về ảnh hƣởng của
các yếu tố công nghệ cũng nhƣ tác động tƣơng quan của các quá trình hóa lý xảy
ra khi tiện cứng.
Ở Việt nam, công nghệ tiện cứng đã bắt đầu đƣợc ứng dụng ở một vài cơ sở sản
xuất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực
công nghệ này đƣợc công bố. Với việc sử dụng ngày càng phổ biến của các loại
thép hợp kim có độ bền và độ cứng cao trong ngành cơ khí chế tạo, cùng với sự ra
đời và phát triển của các loại công cụ cắt siêu cứng và các máy gia công tự động,
công nghệ tiện cứng đang thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt. Vì vậy, việc nghiên
cứu bản chất quá trình, xác định các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng và tính ổn
định của quá trình gia công nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả, mở rộng
phạm vi ứng dụng của công nghệ tiện cứng ở Việt Nam là cần thiết và cấp bách.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các đặc trƣng vật lý của quá trình
tiện thép hợp kim qua tui bằng dao PCBN nhƣ: cơ chế hình thành phoi, lực và nhiệt
cắt, mòn dụng cụ. Trên cơ sở các nghiên cứu đƣợc tiến hành trong điều kiện gia
công rất gần với thực tiễn sản xuất, có thể nhận biết một số nhân tố ảnh hƣởng tới
hiệu quả quá trình tiện cứng là tuổi thọ công cụ và chất lƣợng bề mặt, đề xuất đƣợc
những biện pháp nâng cao hiệu quả của quá trình tiện cứng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung vào việc tìm kiếm tập hợp các thông số
cắt tối ƣu thỏa mãn nhiều mục tiêu làm cơ sở cho việc điều khiển quá trình tiện
cứng sau này.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của quá trình tiện thép hợp kim qua tui bằng dao PCBN là
hai loại thép hợp kim 9XC và thép X12M, đƣợc sử dụng khá phổ biến trong ngành
cơ khí chế tạo ở nƣớc ta.
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu tổng quan về công nghệ tiện cứng và vật liệu công cụ PCBN.
+ Nghiên cứu các đặc trƣng vật lý khi tiện cứng hai loại thép hợp kim 9XC và
X12M bằng dao PCBN bao gồm quá trình tạo phoi, lực cắt và nhiệt cắt.
+ Nghiên cứu các chỉ tiêu mòn công cụ PCBN và chất lƣợng bề mặt gia công khi
tiện thép cứng thép hợp kim 9XC và X12M.
+ Xác định tập hợp các thông số cắt tối ƣu thỏa mãn hai mục tiêu đối lập là nhám
bề mặt và tuổi thọ công cụ khi tiện thép hợp kim qua tui bằng dao PCBN.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm. Việc nghiên cứu lý
thuyết dựa trên sự phân tích và tổng hợp các kết quả đã công bố, đƣa ra các giả thiết
và các tính toán biến đổi phù hợp để xây dựng cơ sở lý thuyết và thiết lập các mô
hình thực nghiệm.
Nghiên cứu thực nghiệm đƣợc tiến hành với hệ thống thiết bị thực nghiệm đƣợc
thiết kế, chế tạo có đủ độ tin cậy, sử dụng các thiết bị đo hiện đại có độ chính xác
cao nhằm kiểm chứng các mô hình lý thuyết, tìm ra các mối quan hệ hay đối chiếu,
kiểm chứng với các kết quả nghiên cứu đã có.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để thiết lập các chỉ dẫn
công nghệ trong quá trình tiện cứng, đặc biệt trong việc điều khiển, tối ƣu hóa quá
trình. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở khoa học để ứng dụng công nghệ tiện cứng
trong chế tạo các sản phẩm đòi hỏi bề mặt làm việc có chất lƣợng cao, góp phần
tăng tính ổn định và độ tin cậy của một phƣơng pháp gia công tinh sau nhiệt luyện,
nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ tiện cứng.
Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng tại các nhà máy, phân
xƣởng sản xuất cơ khí khi gia công các sản phẩm, chi tiết đƣợc chế tạo bằng các
loại thép hợp kim, chủ yếu là thép crôm, yêu cầu cao về độ bền, độ cứng và độ chịu
nhiệt trong ô tô, xe máy, tàu thủy, máy công cụ, động cơ, thiết bị và các dây chuyền
cán thép… ở trong nƣớc.
Quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu sẽ cho phép mở rộng phạm vi gia
công của ngành chế tạo máy nói chung và của công nghệ tiện cứng nói riêng, góp
phần tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt, giá thành hạ và nâng cao khả năng
ứng dụng vào thực tiễn một phƣơng pháp gia công tinh linh hoạt, thân thiện với môi
trƣờng, chi phí đầu tƣ thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Xem thêm
Nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc cắt tới cơ chế mòn công cụ PCBN sử dụng tiện tinh thép 9XC qua tôi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quá trình nhiệt phân biomass sản xuất nhiên liệu sinh học Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Học viện Ngân Hàng Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quá trình tổng hợp biodiezel từ dầu dừa trên xúc tác dị thể NaOH/MgO Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng enzym protease từ b.subtilis s5 Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top