Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy họach phát triển kinh tế xã hội Thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Phần I : MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài trang 1
II. Mục đích nghiên cứu trang 1
III. Đối tượng nghiên cứu trang 2
IV. Phạm vi nghiên cứu trang 2
V Nội dung nghiên cứu. trang 2
VI. Phương pháp nghiên cứu trang 3
VI.1 Phương pháp luận trang 3
VI.2 Phương pháp cụ thể trang 3
Phần II : NỘI DUNG.
Chương I : NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ QUY HOẠCH
MÔI TRƯỜNG.
I.1 Nhừng khái niệm cơ bản về QHMT trang 5
I.1.1 Khái niệm về QHMT trang 5
I.1.2 Vị trí của quy hoạch trong công tác quản lý môi trường trang 6
I.1.3 Cơ sở pháp lý trong QHMT ở VN trang 7
I.1.4 Đặc điểm của QHMT trang 8
I.1.5 Nguyên tắc QHMT trang 10
I.2 Tình hình nghiên cứu QHMT trên thế giới và Việt Nam trang 11
I.2.1 Tình hình nghiên cứu QHMT trên thế giới trang 11
I.2.2 Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam trang 14
I.3 Những nội dung chính trong QHMT trang 15
I.4 Tiến trình QHMT trang 16
I.5 Các giải pháp thực hiện QHMT vùng trang 17
I.6 Mối quan hệ giữa QHMT và QHPT trang 18
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-do_an_nghien_cuu_quy_hoach_moi_truong_gan_voi_quy_hoach_phat_cPzngWO9Zk.png /tai-lieu/do-an-nghien-cuu-quy-hoach-moi-truong-gan-voi-quy-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-thi-xa-ben-tre-tu-nay-den-nam-2010-va-92743/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Về môi trường, rác gây ô nhiễm không khí khá cao : bụi 0,05 mg/m3, NOx 0,004 mg/m3, SO2 0,07 mg/m3, ô nhiễm mùi nặng (H2S). Đặc biệt, ô nhiễm nước khá cao pH = 6,8, SS = 6mg/l, BOD5 = 16 mg/l, COD = 23 mg/l, N – NH4 = 0,39 mg/l, N – NO2 = 0,9 mg/l, coliform = 240.000 MPN/100 ml
Qua kết quả trên cho thấy tổng lượng chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh có chiều hướng gia tăng, theo dự đoán, đến năm 2010 lượng rác thải trên địa bàn Thị xã khoảng 135 tấn/ngày.
Bảng 19. Khối lượng rác phát sinh qua các năm tại Thị xã Bến Tre.
STT
Phân loại CTR
Đơn vị
2003
2004
2005
1
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Tấn/ngày
66,205
70,441
74,619
2
Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn
Tấn/ngày
Chưa thống kê được
3
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Kg/ngày
40
40
40
4
Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
Tấn/ngày
2
2
2
5
Chất thải rắn y tế nguy hại
Tấn/ngày
1,918
1,974
1,069
Tổng lượng chất thải
Tấn/ngày
110,123
114,415
117,688
Nguồn: Công ty Công trình đô thị và Sở Y tế Bến Tre.
Ø Thu gom chất thải rắn.
Tỷ lệ hộ gia đìng đăng ký thu gom xử lý rác tăng 90,88% (5 phường nội ô), 19,78 % (8 phường ngoại ô). Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công cộng đã trang bị các thùng rác. Các phương tiện xe tải ép rác và xe đẩy tay được đầu tư mới về số lượng và khả năng vận chuyển.
Bảng 20. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn các năm.
STT
Loại chất thải rắn
Đơn vị
2003
2004
2005
1
Chất thải rắn sinh hoạt
%
52,86
66,15
72,36
2
Chất thải rắn công nghiệp
%
100
10
100
3
Chất thải rắn xây dựng
Không
Không
Không
Không
4
Chất thải rắn y tế nguy hại
Bệnh viện YHCT Trần Văn An
Kg/ngày
1.800
1.825
900
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu
%
60
80
100
Nguồn : Công ty Công trình đô thị và Sở Y tế Bến Tre.
Qua 2 năm thực hiện chỉ thị 03 – CT/TXU của Ban Thường vụ Thị xã Ủy về xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn Thị xã Bến Tre, với sự cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của Công ty Công trình đô thị, bộ mặt Thị xã thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường phố. Do khả năng thu gom chất thải rắn của Công ty ngày càng tăng qua các năm.
ØXử lý chất thải rắn.
Ä Chất thải rắn sinh hoạt.
Thị xã Bến Tre có một bãi chôn lấp rác sinh hoạt với diện tích khoảng 2,7 ha ( ấp Phú thành, xã Phú Hưng), hoạt động từ năm 1991, do Công ty công trình đô thị đảm nhận. Hình thức bãi chôn lấp là đổ tự nhiên và chôn lấp một phần. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi, nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Tình hình xử lý rác rò rỉ ra từ bãi rác là thẩm thấu tự nhiên, xung quanh có tường bao không cho nước rỉ từ bãi rác chảy ra bên ngoài. Hiện tại, bãi rác đã quá tải, UBND Tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 2 ha đất.
Nhìn chung, công nghệ xử lý hay tái chế rác thải Tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là khai thác mụt (sàn) cung ứng cho nông dân với giá từ 120.000 – 150.000 đ/tấn, nhằm hạn chế sự quá tải của bãi rác hiện nay.
Ä Rác thải công nghiệp nguy hại.
Rác thải công nghiệp là rác thải sinh ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm chất thải rắn sản xuất và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp.
Hiện nay, tại Thị xã Bến Tre có 836 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, chế biến đường có 98 cơ sở, chế biến dầu dừa thô có 12 cơ sở, chế biến bánh kẹo có 133 cơ sở, sản xuất gạch xây dựng có 30 cơ sở, sản xuất chỉ xơ dừa có 9 cơ sở, sản xuất than tiêu kết có 1 cơ sở, sản xuất nước mắm có 1 cơ sở, xay xát gạo có 110 cơ sở, may mặc có 96 cơ sở, sản xuất nước đá cây có 18 cơ sở, dệt chiếu thảm có 60 cơ sở, các ngành nghề khác là 231 cơ sở. Theo ước tính tổng lượng rác công nghiệp trên địa bàn Thị xã khoảng 3 – 4 tấn/ngày (trung bình 3,5 tấn/ngày) nhưng chỉ mới thu gom được 600 kg/ngày chiếm khoảng 17%.
Lượng rác thải công nghiệp nguy hại của Thị xã chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra tại nhà máy Thuốc lá Bến Tre, khối lượng khoảng 2 tấn/ngày. Công nghệ xủ lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của Thị xã (ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, Thị xã Bến Tre).
ÄRác thải y tế nguy hại.
Rác thải bệnh viện bao gồm rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và nguời nhà bệnh nhân và rác thải y tế sinh ra từ việc khám, chữa và điều trị bệnh. Trong đó, rác thải y tế đã được thế giới xếp vào loại rác thải độc hại nguy hiểm bởi trong rác thải có chứa nhiều vi trùng có khả năng gây bệnh cho người và súc vật. Hiện nay trên địa bàn Thị xã chỉ có 2 bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu và Trần Văn An có hệ thống xử lý rác thải y tế.
III.6 Cây xanh.
Theo thống kê của Công ty Công trình đô thị trên toàn Thị xã có trên 900 cây xanh các loại như : phượng vĩ, bàng, điệp vàng, sao,... với tổng diện tích khoảng 515 m2.
Bên cạnh đó, còn có các vườn hoa, công viên như : công viên Ngã ba Tháp có diện tích là 1,4 ha, công viên Hùng Vương có diện tích 5.620 m2, tạo cảnh quan sinh thái xanh, đẹp cho đô thị Thị xã Bến Tre
III.7 Các sự cố môi trường
II.7.1 Sạt lở bờ sông Bến Tre.
Đoạn phần lõm uốn khúc thuộc xã Mỹ Thạnh An dài 600 – 700m, bờ lở đứng đoạn ngắn 100 – 150m, mức sạt lở từ 1 – 1,5m/năm.
Khu vực từ cửa kênh Chẹt Sậy đến cửa rạch Gò Đàn dài khoảng 2km, tốc độ lở trung bình 2 – 4 m/năm. Quá trình sạt lở chủ yếu do ghe tàu đi lại.
III.7.2 Sạt lở sông Hàm Luông.
Đoạn từ phà Hàm Luông đến trại giam Bình Phú mức độ sạt lở từ 2 – 4 m/năm, khoảng chiều dài sạt lở 1 – 2 km.
Nguyên nhân sạt lở chủ yếu là do tác động của sông, tàu thuyền đi lại và dòng chảy kết hợp với nền đất yếu.
III.8 Hiện trạng quản lý môi trường của nhà nước.
III.8.1 Về tổ chức
III.8.1.1 Xây dựng tổ chức, tiềm lực.
Trong các năm qua, từ năm 1998 đến 2000, Thị xã có 1 nhân sự chuyên trách quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường nằm trong biên chế của văn phòng HĐND & UBND Thị xã (nay đã thôi việc) để phối hợp giải quyết các tranh chấp về môi trường. Trước vấn đề bức xúc của Thị xã, trong 2000, UBND Thị xã đã thành lập Phòng Quản lý đô thị, trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải, các công trình vệ sinh công cộng,...biên chế có 1 kỹ sư môi trường.
III.8.1.2 Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Trong các năm qua, Thị xã Bến Tre thường xuyên phối hợp tốt với Sở Khoa học công nghệ và Môi trường trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra về Bảo vệ môi trường, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở những nơi đông dân cư và những nơi mà người dân phản ánh.
III.8.2 Điều tra nghiên cứu về tài nguyên và môi trường.
Nhìn chung, trong các năm qua, hoạt động điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thị xã chủ yếu là do các ngành Tỉnh phối hợp với các trường viện và UBND Thị xã thực hiện gồm các đề tài, đề án thuộc các lĩnh vực sau:
Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn 1998 – 2000 và 2010.
Các báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
Đề tài lập mạng lưới quan trắc và đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2000.
Đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng sản cát lòng sông phần thượng nguồn và hạ nguồn các sông Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre.
Dự án quy hoạch, thu gom và xử lý rác các Thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn từ nay đến 2010.
Dự án quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bến Tre.
Đề tài khảo sát điều tra sạt lở bờ sông tỉnh Bến Tre.
Đề tài điều tra hiện trạng môi trường Thị xã Bến Tre, xây dựng chương trình hành động bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị Thị xã Bến Tre đến năm 2010.
III.8.3 Nhận xét về công tác quản lý môi trường trong thời gian qua
Nhận thức về BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được nâng cao trong các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất và trong nhân dân.
Thông qua công tác đăng ký, thẩm định môi trường, thanh tra xử lý bước đầu đã hạn chế việc ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra, các cơ sở gây ô nhiễm bước đầu đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải.
Thông qua các dự án kêu gọi đầu tư các dự án về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, nuôi thủy sản, xây dựng chiến lược về cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, các công trình về xử lý chất thải đã được quan tâm đầu tư.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý BVMT còn một số tồn tại phải quan tâm và khắc phục :
Hệ thống tổ chức chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ các cấp. Ở huyện, thị chưa có bộ phận quản lý môi trường nên sự phối hợp chưa chặt chẽ.
Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước còn lớn kể cả ô nhiễm dầu và thuốc trừ sâu... Đây là vấn đề cần được tập trung có giải pháp tích cực tháo gỡ để góp phần BVMT, phát triển bền vững trong quá trình công nghệp hoá, hiện đại hoá.
Chỉ mới 1/3 cơ sở sản xuất đưa vào diện quản lý môi ...