Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Sinh học thực nghiệm -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan về cây măng cụt; các hợp chất xanthone có trong vỏ quả măng cụt; hoạt tính sinh học của mangostin và các dẫn xuất xanthone khác; peroxidase; peroxy hóa lipid. Giới thiệu một số vi sinh vật gây bệnh ở người như Staphylococcus aureus, pseudomonas aeruginosa, Candida albicans. Nghiên cứu về mangostin ở Việt Nam và trên thế giới. Trình bày về nguyên liệu và hóa chất; thiết bị thí nghiệm; phương pháp nghiên cứu (tách chiết -mangostin và xác định cấu trúc, tối ưu điều kiện tách chiết, các phương pháp tinh sạch, sắc kí bản mỏng, xác định làm lượng malondialdehyde, xác định hoạt độ peroxidase, định lượng protein, ...). Đưa ra kết quả và thảo luận: tách chiết và tinh sạch -mangostin từ vỏ quả măng cụt; hoạt tính kháng khuẩn của -mangostin; hoạt tính chống oxi hóa của -mangostin
MỞ ĐẦU
Ung thư là mối nguy hiểm không thể kiểm soát của xã hội loài người hiện nay.
Cuộc chiến chống ung thư được chính thức bắt đầu cách đây hơn 40 năm. Cho đến
nay, Viện ung thư quốc gia Mỹ đã dùng đến 90 tỉ USD cho cuộc chiến phòng chống
ung thư [11]. Theo đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2007 đến 2030 số ca
tử vong sẽ tăng từ 7,5 triệu người lên đến 11,5 triệu người, số người mới mắc ung
thư trong giai đoạn này sẽ tăng từ 11,3 triệu người lên đến 15,5 triệu người.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư khá cao. Theo Nguyễn Bá Đức và cộng sự,
trong giai đoạn từ 1/1/2001 đến 31/12/2004 có 32,944 ca ung thư mới mắc được ghi
nhận tại 5 tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ
(
Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, tìm các hợp chất
có khả năng ngăn chặn tác dụng của các tác nhân gây ung thư, giúp loại bỏ nguy cơ
ung thư. Trong đó, các hợp chất từ tự nhiên, chủ yếu từ thực vật đang được quan
tâm đặc biệt nhờ ưu điểm ít gây tác dụng phụ như các hợp chất hóa học tổng hợp.
Các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên như vinblastine từ lá cây dừa cạn
(Catharanthus roseus), taxol của cây thông đỏ (Taxus brevifolia), colchicine từ cây
tỏi độc (Colchicum autunale), scutebalcaletone từ cây bán chi liên
(Scutellaria barbata), một số hoạt chất từ lá cây chè xanh (Camellia sinensis), đã
được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, măng cụt
Garcinia mangostana L. là cây ăn quả được trồng khá nhiều ở miền Nam, Việt
Nam. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ quả măng cụt còn có thể được dùng để điều trị
nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên việc khai thác và ứng dụng các hoạt chất
sinh học từ vỏ cây măng cụt ở nước ta vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh
chế mangostin trong vỏ quả măng cụt Garcinia mangostana L. làm thuốc hỗ trợ
điều trị ung thư” được thực hiện với mục tiêu: tách chiết và tinh chế -mangostin từ
vỏ quả măng cụt và nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của -mangostin.
1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu cây măng cụt
1.1.1 Sự phân bố của cây măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L. thuộc họ Bứa
(Clusiaceae), là loại cây ăn quả được trồng ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt
phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Sri Lanka. Ở Việt Nam măng cụt chủ
yếu được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích lên tới
4900 ha, cho sản lượng khoảng 4500 tấn. Theo dự án phát triển sản xuất và xuất
khẩu rau, hoa quả tươi của Việt Nam, dự kiến phát triển diện tích trồng măng cụt ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 11300 ha, cho sản lượng 24000 tấn.
Trong đó tập trung trồng chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bình
Dương. Măng cụt đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe, khí hậu nóng và ẩm. Do
đó, cây măng cụt chỉ phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp, không tiến xa ra vùng
khí hậu lạnh phía bắc mà chỉ dừng lại ở Huế.
Hình 1.1. Quả măng cụt.
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây măng cụt
Măng cụt thuộc loại thân gỗ vừa có chiều cao 12-25 m, thân có nhiều nhánh đối
chéo nhau và nằm ngang, nhựa cây màu vàng. Thân non màu xanh lục, thân già
màu nâu đen sẫm, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, tiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối,
không có lá kèm. Phiến lá bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi
nhọn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa nguyên, dài 19-22 cm, rộng
8-10 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở hai mặt, gân phụ dày đặc có
khoảng 40-50 cặp song song khít nhau. Cuống lá hình trụ phẳng ở mặt trên và hơi
phình ở đáy, có nhiều sọc ngang lồi lõm, màu xanh, dài 2-2,5 cm. Hoa mọc riêng rẽ
hay 2-3 hoa ở nách lá hay đầu cành. Hoa đều, lưỡng tính, có màu trắng hay hồng
nhạt. Cuống hoa ngắn hơi phình ở gốc, màu xanh, mặt ngoài có nhiều khía dọc, tiết
diện đa giác, dài 0,8-1 cm. Quả hình cầu có đường kính khoảng 4-7 cm, vỏ ngoài
màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá đài,
phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6-10 hạt, quanh hạt có áo ăn được. Măng
cụt thường ra hoa vào khoảng tháng hai đến tháng năm, tạo quả từ tháng năm cho
đến tháng tám. Cây lớn rất chậm, sau hai, ba năm cây chỉ cao đến đầu gối, chỉ bắt
đầu cho quả sau 10-15 năm.
1.2 Các hợp chất xanthone có trong vỏ quả măng cụt
Từ rất lâu, vỏ quả măng cụt được sử dụng làm thuốc trong y học Trung Quốc và
Ấn Độ. Vỏ quả măng cụt khô được dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ, chữa đau bụng,
làm khô vết thương, chống nhiễm trùng da [30], trị mụn trứng cá, chữa lở loét mãn
tính, nước sắc vỏ quả được dùng làm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng các hợp chất có trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng kìm hãm sự phát
triển khối u [40], chống oxi hóa [22], có khả năng kháng lại một số vi khuẩn như
Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Escherichia coli,
Vibrio cholerae. Theo một số nghiên cứu hóa sinh thực vật, trong vỏ quả măng cụt
có chứa một số hợp chất thứ sinh như tannin, chrysanthemin, resin, garcinone,
gartanin, vitamin B1, B2, C, các hợp chất có hoạt tính sinh học, và đặc biệt đáng
chú ý là các dẫn xuất của xanthone [38, 46].
1.2.1 Cấu trúc hợp chất xanthone
Xanthone là hợp chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh, thậm chí còn mạnh hơn
cả vitamin E và vitamin C. Xanthone có cấu trúc dạng mặt phẳng gồm các vòng
6 carbon nối với nhau bởi nhóm carbonyl và nguyên tử oxi tạo thành khung xương
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Sinh học thực nghiệm -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan về cây măng cụt; các hợp chất xanthone có trong vỏ quả măng cụt; hoạt tính sinh học của mangostin và các dẫn xuất xanthone khác; peroxidase; peroxy hóa lipid. Giới thiệu một số vi sinh vật gây bệnh ở người như Staphylococcus aureus, pseudomonas aeruginosa, Candida albicans. Nghiên cứu về mangostin ở Việt Nam và trên thế giới. Trình bày về nguyên liệu và hóa chất; thiết bị thí nghiệm; phương pháp nghiên cứu (tách chiết -mangostin và xác định cấu trúc, tối ưu điều kiện tách chiết, các phương pháp tinh sạch, sắc kí bản mỏng, xác định làm lượng malondialdehyde, xác định hoạt độ peroxidase, định lượng protein, ...). Đưa ra kết quả và thảo luận: tách chiết và tinh sạch -mangostin từ vỏ quả măng cụt; hoạt tính kháng khuẩn của -mangostin; hoạt tính chống oxi hóa của -mangostin
MỞ ĐẦU
Ung thư là mối nguy hiểm không thể kiểm soát của xã hội loài người hiện nay.
Cuộc chiến chống ung thư được chính thức bắt đầu cách đây hơn 40 năm. Cho đến
nay, Viện ung thư quốc gia Mỹ đã dùng đến 90 tỉ USD cho cuộc chiến phòng chống
ung thư [11]. Theo đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2007 đến 2030 số ca
tử vong sẽ tăng từ 7,5 triệu người lên đến 11,5 triệu người, số người mới mắc ung
thư trong giai đoạn này sẽ tăng từ 11,3 triệu người lên đến 15,5 triệu người.
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc ung thư khá cao. Theo Nguyễn Bá Đức và cộng sự,
trong giai đoạn từ 1/1/2001 đến 31/12/2004 có 32,944 ca ung thư mới mắc được ghi
nhận tại 5 tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ
(
You must be registered for see links
).Hiện nay, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, tìm các hợp chất
có khả năng ngăn chặn tác dụng của các tác nhân gây ung thư, giúp loại bỏ nguy cơ
ung thư. Trong đó, các hợp chất từ tự nhiên, chủ yếu từ thực vật đang được quan
tâm đặc biệt nhờ ưu điểm ít gây tác dụng phụ như các hợp chất hóa học tổng hợp.
Các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên như vinblastine từ lá cây dừa cạn
(Catharanthus roseus), taxol của cây thông đỏ (Taxus brevifolia), colchicine từ cây
tỏi độc (Colchicum autunale), scutebalcaletone từ cây bán chi liên
(Scutellaria barbata), một số hoạt chất từ lá cây chè xanh (Camellia sinensis), đã
được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, măng cụt
Garcinia mangostana L. là cây ăn quả được trồng khá nhiều ở miền Nam, Việt
Nam. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ quả măng cụt còn có thể được dùng để điều trị
nhiều loại bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên việc khai thác và ứng dụng các hoạt chất
sinh học từ vỏ cây măng cụt ở nước ta vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và tinh
chế mangostin trong vỏ quả măng cụt Garcinia mangostana L. làm thuốc hỗ trợ
điều trị ung thư” được thực hiện với mục tiêu: tách chiết và tinh chế -mangostin từ
vỏ quả măng cụt và nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của -mangostin.
1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu cây măng cụt
1.1.1 Sự phân bố của cây măng cụt
Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L. thuộc họ Bứa
(Clusiaceae), là loại cây ăn quả được trồng ở các vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt
phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Sri Lanka. Ở Việt Nam măng cụt chủ
yếu được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích lên tới
4900 ha, cho sản lượng khoảng 4500 tấn. Theo dự án phát triển sản xuất và xuất
khẩu rau, hoa quả tươi của Việt Nam, dự kiến phát triển diện tích trồng măng cụt ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long lên khoảng 11300 ha, cho sản lượng 24000 tấn.
Trong đó tập trung trồng chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Bình
Dương. Măng cụt đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe, khí hậu nóng và ẩm. Do
đó, cây măng cụt chỉ phân bố ở các vùng có khí hậu ấm áp, không tiến xa ra vùng
khí hậu lạnh phía bắc mà chỉ dừng lại ở Huế.
Hình 1.1. Quả măng cụt.
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây măng cụt
Măng cụt thuộc loại thân gỗ vừa có chiều cao 12-25 m, thân có nhiều nhánh đối
chéo nhau và nằm ngang, nhựa cây màu vàng. Thân non màu xanh lục, thân già
màu nâu đen sẫm, sần sùi có nhiều rãnh nứt dọc, tiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối,
không có lá kèm. Phiến lá bóng, dày và dai, hình elip thuôn dài, gốc gần tròn, mũi
nhọn, màu xanh lục mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa nguyên, dài 19-22 cm, rộng
8-10 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở hai mặt, gân phụ dày đặc có
khoảng 40-50 cặp song song khít nhau. Cuống lá hình trụ phẳng ở mặt trên và hơi
phình ở đáy, có nhiều sọc ngang lồi lõm, màu xanh, dài 2-2,5 cm. Hoa mọc riêng rẽ
hay 2-3 hoa ở nách lá hay đầu cành. Hoa đều, lưỡng tính, có màu trắng hay hồng
nhạt. Cuống hoa ngắn hơi phình ở gốc, màu xanh, mặt ngoài có nhiều khía dọc, tiết
diện đa giác, dài 0,8-1 cm. Quả hình cầu có đường kính khoảng 4-7 cm, vỏ ngoài
màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá đài,
phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6-10 hạt, quanh hạt có áo ăn được. Măng
cụt thường ra hoa vào khoảng tháng hai đến tháng năm, tạo quả từ tháng năm cho
đến tháng tám. Cây lớn rất chậm, sau hai, ba năm cây chỉ cao đến đầu gối, chỉ bắt
đầu cho quả sau 10-15 năm.
1.2 Các hợp chất xanthone có trong vỏ quả măng cụt
Từ rất lâu, vỏ quả măng cụt được sử dụng làm thuốc trong y học Trung Quốc và
Ấn Độ. Vỏ quả măng cụt khô được dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ, chữa đau bụng,
làm khô vết thương, chống nhiễm trùng da [30], trị mụn trứng cá, chữa lở loét mãn
tính, nước sắc vỏ quả được dùng làm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng các hợp chất có trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng kìm hãm sự phát
triển khối u [40], chống oxi hóa [22], có khả năng kháng lại một số vi khuẩn như
Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, Shigella flexneri, Escherichia coli,
Vibrio cholerae. Theo một số nghiên cứu hóa sinh thực vật, trong vỏ quả măng cụt
có chứa một số hợp chất thứ sinh như tannin, chrysanthemin, resin, garcinone,
gartanin, vitamin B1, B2, C, các hợp chất có hoạt tính sinh học, và đặc biệt đáng
chú ý là các dẫn xuất của xanthone [38, 46].
1.2.1 Cấu trúc hợp chất xanthone
Xanthone là hợp chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh, thậm chí còn mạnh hơn
cả vitamin E và vitamin C. Xanthone có cấu trúc dạng mặt phẳng gồm các vòng
6 carbon nối với nhau bởi nhóm carbonyl và nguyên tử oxi tạo thành khung xương
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: tách chiết a mangostin
Last edited by a moderator: